khu vực sạt lở
Cồn Nhất Trí (TP Nha Trang, Khánh Hòa) bị sạt lở nguy hiểm, hơn 21 năm trước Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận chủ trương đầu tư xây kè, đường, bố trí tái định cư cho dân nhưng tỉnh Khánh Hòa không thực hiện.

Mái ta luy dương trong một con hẻm ở trung tâm TP Pleiku (Gia Lai) bị sạt lở, đe dọa an toàn nhiều nhà dân.

Mưa lớn, lũ trên các sông tại Quảng Ngãi đang lên nhanh, miền núi sạt lở, vùng trũng ngập sâu dần, nhiều tuyến đường bị cô lập.

Điểm sạt lở dài 4,7km, làm sập hoàn toàn 4 căn nhà và ảnh hưởng trực tiếp đến 115 hộ dân, buộc Bến Tre phải công bố tình huống khẩn cấp.

Theo Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh, sạt lở nguy hiểm trên tuyến cao tốc La Sơn - Túy Loan (nối Huế - Đà Nẵng) là do địa hình phong hóa bất thường.

Kè ven sông tại khu dân cư dưới chân cầu Kinh Thanh Đa hư hơn 4 tháng nay chưa được sửa, triều cường lên khiến nhà dân ngập gần 1m.

Do mưa lớn nên ngày 9-10, hai thôn ở huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai bị lũ cô lập. Tối cùng ngày, địa phương phải cho ca nô vượt lũ đưa một sản phụ đến Trung tâm y tế huyện để sinh nở.

Tại bờ sông Sài Gòn (đoạn qua quận 12, TP.HCM) đã xảy ra vụ sạt lở nghiêm trọng. Khu vực sạt dài 40 mét, sâu vào bờ hơn 20 mét khiến người dân khu vực lo lắng.

Một đoạn cả trăm mét mái ta luy âm dọc đường tránh TP Gia Nghĩa (tỉnh Đắk Nông) sạt xuống suối Đắk R'tih, mặt đường nhựa khu vực này cũng xuất hiện nhiều vết nứt.

Các chuyên gia địa chất của Nhật Bản đã đến Đà Lạt theo lời mời của địa phương để tìm kiếm các giải pháp phòng chống sạt lở đất.

Bờ bắc kênh Mới tiếp tục sạt lở, đất ăn sâu vào đường giao thông nông thôn làm người dân khu vực An Phú, An Giang lo lắng nhiều ngày qua.
