06/07/2018 13:05 GMT+7

Cống hiến cho nghề rồi bị hất hủi, ai hiểu cho giáo viên hợp đồng?

TRẦN ĐỨC TÍN (Cà Mau)
TRẦN ĐỨC TÍN (Cà Mau)

TTO - 'Chúng tôi dành cả thanh xuân, cuộc đời của mình cho nghề nhưng khi không còn giá trị sử dụng thì bị phủi một cách sạch trơn...'

Cống hiến cho nghề rồi bị hất hủi, ai hiểu cho giáo viên hợp đồng? - Ảnh 1.

Tôi là giáo viên dạy THPT ở một huyện nhỏ thuộc tỉnh Cà Mau. Về dạy từ năm 2014 đến nay, như thường lệ, số phận những chúng tôi luôn lo lắng mỗi khi hè đến.

Lo về biên chế lớp học của năm sau, không biết mình còn có cơ hội đứng lớp hay là nhận được quyết định cắt hợp đồng.

Đến nay đã bốn cái hè, bốn lần lo lắng, nhưng năm nay mọi chuyện trở nên khó khăn hơn vì tin tức cắt hợp đồng giáo viên của tỉnh Cà Mau.

Tôi không muốn cầu xin khi viết những dòng này, đơn giản chỉ muốn trải lòng. Bốn năm trôi qua, tôi đã có những thế hệ học trò khôn lớn, các em ra đi đến những khung trời mơ ước, còn chúng tôi ở lại đưa đò cho các thế hệ sau. Nhưng giờ sắp rời xa nghề, thấy sao "nghề đưa đò" lại bạc bẽo đến thế!

Thứ nhất vì lương thấp. Mỗi tháng tôi nhận được khoảng 3,5 triệu đồng. Phải thuê trọ, lo vợ con, các khoản chi phí khác với chỉ vỏn vẹn có bấy nhiêu tiền lương...

Người ngoài bảo giáo viên chúng tôi rất sung sướng, thu nhập cao vì dạy thêm. Nhưng nói theo quy tắc, có việc cấm dạy thêm. Tuy nhiên việc giáo viên vẫn dạy thêm là có nhưng họ phải nom nớp lo sợ: sợ thanh tra, sợ kỷ luật...

Bản thân tôi không dạy thêm, vì cũng sợ! Vậy nên với tất cả số tiền 3,5 triệu đồng phải chi tiêu đủ thứ, nếu may mắn không bệnh tật, dè sẻn vẫn không đủ sống.

Về thời gian của một giáo viên, nói thật, nghề của chúng tôi không lao động nặng, tuy nhiên cũng phải nhức đầu mỏi mắt với các hồ sơ, sổ sách, nào là kế hoạch giảng dạy, sổ sinh hoạt chuyên môn, sổ chủ nhiệm, sổ báo giảng, học bạ học sinh, sổ điểm cá nhân, sổ dự giờ...

Ngoài ra, mỗi năm phải có một sáng kiến kinh nghiệm. Tôi nghĩ nhà bác học, nhà khoa học cả đời họ chỉ cần một sáng kiến là đủ, còn giáo viên chúng tôi mỗi năm phải có một sáng kiến, thật phi lý. Lại bức xúc vì sáng kiến, tâm huyết của chúng tôi chỉ để nộp lên Sở GD-ĐT chẳng thấy áp dụng gì...

Bên cạnh đó, còn phải họp hành liên miên và phải tham gia đủ thứ phong trào của trường, ngành, của sở, bộ.

Thứ hai, trong thời gian công tác là thời gian chúng tôi cống hiến, đầu tư hi vọng, mơ ước, thời gian, công sức, kiến thức và cả tuổi trẻ, chúng tôi chấp nhận mức lương thấp chỉ vì muốn được yên thân.

Tuy nhiên khi tinh giản biên chế, cắt hợp đồng là ra đi tay trắng và lúc đó chúng tôi đã già hơn, đúng như câu nói "Lỡ thầy, lỡ thợ, lỡ công nhân", không còn sức lực đủ để bươn chải cho việc làm khác cũng chẳng biết phải đi đâu về đâu cho những tháng năm còn lại...

Tôi viết ra đây không để cầu xin, chỉ để trải lòng với nghề mà bấy lâu chúng tôi cống hiến, chúng tôi dành cả thanh xuân, cuộc đời của mình cho nghề nhưng khi không còn giá trị sử dụng thì bị phủi một cách sạch trơn...

Cái nghề mà người ta vẫn tung hô là cao quý nhất nhưng sao càng nghĩ tôi càng thấy cay cay từ sống mũi?

TTO - Đầu tháng 7-2018, nhiều giáo viên hợp đồng bị cắt tiền đứng lớp khiến tổng thu nhập vốn đã ít ỏi lại bị giảm nặng nề khiến họ rất lo lắng.

TRẦN ĐỨC TÍN (Cà Mau)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức thêm đợt thi đánh giá năng lực cho thí sinh bị sự cố

Đại học Quốc gia TP.HCM sẽ tổ chức thi đánh giá năng lực đợt bổ sung, dành cho thí sinh bị ảnh hưởng bởi sự cố trong kỳ thi đợt 2 năm 2025.

Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức thêm đợt thi đánh giá năng lực cho thí sinh bị sự cố

Đại học Quốc gia TP.HCM tiếp tục nhận hồ sơ ưu tiên xét tuyển đến 10-7

Đại học Quốc gia TP.HCM kéo dài thời gian nhận hồ sơ đăng ký ưu tiên xét tuyển vào học các trường đại học thành viên năm 2025.

Đại học Quốc gia TP.HCM tiếp tục nhận hồ sơ ưu tiên xét tuyển đến 10-7

Phụ huynh có con thi lớp 6 Trần Đại Nghĩa nghi ngờ toán có 2 đề thi, Sở Giáo dục nói gì?

Hôm nay 2-7, sau nhiều ngày diễn ra kỳ khảo sát vào lớp 6 Trần Đại Nghĩa, một số phụ huynh vẫn phản ánh đề thi có nhiều lỗi dẫn đến kết quả thi không minh bạch.

Phụ huynh có con thi lớp 6 Trần Đại Nghĩa nghi ngờ toán có 2 đề thi, Sở Giáo dục nói gì?

Mùa tuyển sinh 2025: HUTECH tặng học bổng 25% học phí toàn khóa

Ngay sau kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, nhiều thí sinh tranh thủ tìm hiểu môi trường đại học, chính sách học phí và học bổng - những yếu tố quan trọng cho việc chọn chặng đường phía trước.

Mùa tuyển sinh 2025: HUTECH tặng học bổng 25% học phí toàn khóa

Không gián đoạn chấm thi sau sáp nhập, đặt quyền lợi thí sinh lên hàng đầu

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng yêu cầu không để đứt gãy, gián đoạn việc chấm thi do sáp nhập đơn vị hành chính.

Không gián đoạn chấm thi sau sáp nhập, đặt quyền lợi thí sinh lên hàng đầu

Dạy trẻ kỹ năng gì để phòng rủi ro xâm hại?

Khi trẻ mầm non chưa đủ khả năng nhận diện nguy cơ, việc dạy con biết tôn trọng cơ thể, chuyên gia cho rằng hiểu về ranh giới riêng tư và nói 'không' với hành vi xâm hại là điều cha mẹ không thể chậm trễ.

Dạy trẻ kỹ năng gì để phòng rủi ro xâm hại?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar