27/05/2025 13:05 GMT+7

Cộng đồng ASEAN là công thức mang lại sự ổn định

Các học giả Malaysia đánh giá cao đóng góp của Cộng đồng ASEAN trong 10 năm qua, nhận định hợp tác giáo dục tiếp tục là cầu nối giữa người dân các nước ASEAN.

Cộng đồng ASEAN là công thức mang lại sự ổn định - Ảnh 1.

Chuyên gia người Malaysia Amir Fareed đánh giá Cộng đồng ASEAN đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với tiến trình hội nhập khu vực từ khi thành lập năm 2015 đến nay - Ảnh: LINKEDIN/Amir Fareed Rahim

Chia sẻ với Tuổi Trẻ Online, các chuyên gia Malaysia nhấn mạnh tác động sâu rộng của Cộng đồng ASEAN trong 10 năm qua, đặc biệt là những đóng góp của hợp tác giáo dục đối với ngoại giao nhân dân.

Nhìn lại 10 năm Cộng đồng ASEAN

Chuyên gia Amir Fareed, giám đốc chiến lược của Tập đoàn KRA - đơn vị tư vấn chính sách công và rủi ro chính trị trong khu vực ASEAN, đánh giá trong 10 năm hình thành và phát triển (2015 - 2025), Cộng đồng ASEAN đã đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với tiến trình hội nhập khu vực trên cả trụ cột: chính trị, kinh tế và văn hóa - xã hội.

Ông Fareed cho rằng từ góc độ kinh tế, Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) đã góp phần tăng cường thương mại nội khối, giảm các hàng rào phi thuế quan và thúc đẩy kết nối chuỗi cung ứng vùng. Nhờ đó, ASEAN trở thành nền kinh tế đứng thứ 5 thế giới.

Những sáng kiến như Cơ chế một cửa ASEAN (ASW) cùng các thỏa thuận và nhận thức chung giúp việc trao đổi hàng hóa và chuyên gia xuyên biên giới dễ dàng hơn rất nhiều.

Chuyên gia người Malaysia cũng đánh giá cao việc ASEAN đã xây dựng thành công cơ chế xây dựng sự đồng thuận và quản trị xung đột. Nhờ đó vị thế của Đông Nam Á là khu vực hòa bình, ổn định được duy trì.

Chính sự đoàn kết giữa các nước đã phát huy giá trí quý báu trong những giai đoạn khó khăn toàn cầu như đại dịch COVID-19 và các căng thẳng địa chính trị thế giới.

Ông Fareed kết luận: "Cộng đồng ASEAN đã thúc đẩy một bản sắc tập thể cùng với những chuẩn mực chung. Điều đó giúp các nước ASEAN tránh được cảnh cạnh tranh chia rẽ, thậm chí còn thúc đẩy hợp tác giữa những hệ thống chính trị đa dạng. Cách làm này đã trở thành công thức mang lại sự ổn định được kiểm chứng".

Hợp tác giáo dục là nền tảng để ASEAN thấu hiểu nhau

Cộng đồng ASEAN - Ảnh 2.

Sinh viên tình nguyện Malaysia tham gia đứng lớp học tiếng Anh tại huyện Bình Chánh (TP.HCM) hè năm 2024. Các hoạt động giao lưu nhân dân là nền tảng quan trọng gắn kết cộng đồng ASEAN - Ảnh: BÌNH MINH

Nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế và chính trị học Enzo Sim Hong Jun đánh giá hợp tác giáo dục đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy quan hệ gần gũi giữa các nước ASEAN.

Chính nhờ các hoạt động hợp tác giáo dục mà mức độ thấu hiểu sâu sắc giữa người dân các nước trong khối luôn được duy trì.

Ông Enzo nhấn mạnh: "ASEAN là một trong những khu vực đa dạng nhất trên thế giới với nhiều ngôn ngữ, tôn giáo, nền ẩm thực, thể chế chính trị, sắc tộc cùng chung sống. Do đó giáo dục từ lâu đã luôn là nền tảng hiệu quả nhất trong việc thúc đẩy sự thấu hiểu chung trên toàn khu vực".

Các chương trình trao đổi sinh viên và học bổng của ASEAN như Chương trình trao đổi sinh viên quốc tế ASEAN (AIMS), Chương trình trao đổi giáo dục nghề nghiệp (SEAMEO), chuỗi chương trình trao đổi thanh niên ASEAN của Tổ chức thanh niên ASEAN đã tạo điều kiện cho nhiều lứa sinh viên từ các quốc gia thành viên được đến các nước ASEAN khác học tập trong khoảng thời gian nhất định.

Theo ông Enzo, đây là cơ hội quý báu để các sinh viên trải nghiệm và tìm hiểu văn hóa, lịch sử nước bạn thông qua việc trực tiếp sinh sống và chứng kiến đời sống thường nhật của người dân địa phương.

Để các nền tảng hợp tác giáo dục phát huy hiệu quả mạnh mẽ hơn, nhà nghiên cứu Enzo đề xuất tăng cường huy động các đại học quốc gia của ASEAN, thúc đẩy các bên thông qua các biên bản ghi nhớ (MoU).

Theo ông, những bước đi này sẽ mở rộng không gian hợp tác giữa các cơ sở giáo dục đại học và tổ chức thanh niên địa phương, qua đó hỗ trợ giao lưu nhân dân và các sáng kiến ngoại giao văn hóa trong khu vực.

Thủ tướng: Doanh nghiệp là trái tim của tăng trưởng ASEAN

Thủ tướng cam kết Việt Nam kiến tạo 'thể chế thông thoáng, hạ tầng thông suốt, quản trị thông minh' để cùng với các chính phủ và doanh nghiệp các nước thành viên đưa ASEAN trở thành một thực thể kinh tế năng động.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng đề nghị Mỹ có cách tiếp cận cân bằng hơn trong đàm phán thuế quan với Việt Nam

Chiều 28-5 tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp đoàn nghị sĩ lưỡng đảng Hạ viện Mỹ thăm và làm việc tại Việt Nam, do Hạ nghị sĩ John Moolenaar, thành viên Ủy ban Chuẩn chi Hạ viện Mỹ, làm trưởng đoàn.

Thủ tướng đề nghị Mỹ có cách tiếp cận cân bằng hơn trong đàm phán thuế quan với Việt Nam

Tổng Bí thư đề nghị Hungary đào tạo chuyên gia điện hạt nhân cho Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh hai dân tộc có quan hệ rất đặc biệt khi gặp Tổng thống Hungary Sulyok Tamas, đồng thời đề nghị tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực truyền thống.

Tổng Bí thư đề nghị Hungary đào tạo chuyên gia điện hạt nhân cho Việt Nam

Đức bắt tay với Ukraine sản xuất vũ khí tầm xa

Thủ tướng Đức tuyên bố Berlin sẽ hỗ trợ Kiev phát triển các loại vũ khí tầm xa mới có khả năng nhắm trúng các mục tiêu trên lãnh thổ Nga.

Đức bắt tay với Ukraine sản xuất vũ khí tầm xa

Elon Musk nói 'thất vọng' vì chính sách của ông Trump

Thông tin 'tỉ phú Elon Musk thất vọng với dự luật lớn và đẹp của ông Trump' đang gây chú ý trên truyền thông Mỹ.

Elon Musk nói 'thất vọng' vì chính sách của ông Trump

Bộ Quốc phòng Campuchia lên tiếng về vụ đấu súng với Thái Lan

Bộ Quốc phòng Campuchia xác nhận 1 binh sĩ nước này đã thiệt mạng, cho rằng Thái Lan là bên khai hỏa trước. Nhưng Thái Lan nói ngược lại.

Bộ Quốc phòng Campuchia lên tiếng về vụ đấu súng với Thái Lan

Điện Kremlin bác đề xuất của ông Zelensky về cuộc gặp ba bên Ukraine, Mỹ, Nga

Điện Kremlin đã bác lời kêu gọi của Ukraine về việc tổ chức cuộc gặp ba bên với sự tham gia của ông Trump và ông Putin nhằm chấm dứt chiến tranh.

Điện Kremlin bác đề xuất của ông Zelensky về cuộc gặp ba bên Ukraine, Mỹ, Nga
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar