24/05/2022 18:33 GMT+7

Công chức ở phường áp lực nhiều, chế độ không bao nhiêu!

Bài và ảnh: Q.LINH
Bài và ảnh: Q.LINH

TTO - Cán bộ, công chức ở phường đang chịu nhiều áp lực, phải xử lý khối lượng công việc lớn nhưng chế độ, chính sách cho họ không cao, nếu không muốn nói là thấp, khó đảm bảo đời sống.

Công chức ở phường áp lực nhiều, chế độ không bao nhiêu! - Ảnh 1.

Bí thư Đảng ủy phường 16 (quận 4, TP.HCM) Phan Toàn Thắng: "Cán bộ, công chức phường làm việc không có thời gian".

Nhận định này là điểm chung trong nhiều ý kiến tại diễn đàn kết nối công chức trẻ "Chuyện ở phường" do Đoàn khối Dân - Chính - Đảng TP.HCM phối hợp cùng Quận đoàn quận 4, Câu lạc bộ Cán bộ trẻ quận 4 tổ chức chiều 24-5.

Chị Dương Thị Ngọc Thương - chủ tịch UBND phường 3 (quận 4) - dẫn ra nhiều vướng mắc trong phối hợp giữa cấp phường với quận và thành phố hiện nay, chẳng hạn muốn sửa trụ sở công an phường phải chờ quyết định của thành phố chứ quận không quyết được. Chị Ngọc Thương đề xuất phân cấp quyền cho công an quận quyết định việc này thay vì chờ thành phố. 

Chị Ngọc Thương còn tâm tư khi giữa phường và quận thống nhất, đề xuất tận dụng phần dạ cầu được sửa chữa, đảm bảo vệ sinh chung để người dân có thể buôn bán, tránh việc lấn chiếm lòng lề đường vì họ đã sống ở đó lâu năm, từng bị ảnh hưởng vì việc giải tỏa mặt bằng xây dựng chính cây cầu ấy, nhưng gửi lên trên thì bị bác.

"Nếu bác thì cũng mong cấp cao hơn chia sẻ có giải pháp nào khả thi hơn không, điều này thể hiện sự quan tâm, chia sẻ của cấp trên với cơ sở", chị Thương nói.

Công chức ở phường áp lực nhiều, chế độ không bao nhiêu! - Ảnh 2.

Chủ tịch UBND phường 3 (quận 4) Dương Thị Ngọc Thương phát biểu tại diễn đàn.

Nhiều ý kiến băn khoăn về chế độ đãi ngộ, thu nhập của cán bộ, công chức phường hiện nay. Bí thư Đoàn phường 13 (quận 4) Nguyễn Thị Hồng Hạnh nói khoảng 60% cán bộ ở phường là không chuyên trách, phần lớn đều trẻ nhưng không thuộc diện được nâng lương theo niên hạn, và thu nhập chừng trên dưới 5 triệu đồng/tháng, khó đảm bảo đời sống.

Chia sẻ góc nhìn khác, bí thư Đảng ủy phường 1 (quận 4) Đỗ Chí Chinh nói quy định luân chuyển công tác với cán bộ phường trong 5 chức danh theo quy định cần tính đến những việc liên quan.

Đó là chuyện quy hoạch cán bộ, theo anh Chinh, khi chuyển qua đơn vị mới cần giữ nguyên quy hoạch cho cán bộ này từ đơn vị cũ, tránh "xóa hết làm lại", gây tâm lý hoang mang trong công tác.

Bí thư Đảng ủy phường 16 (quận 4) Phan Toàn Thắng nói cán bộ phường làm việc gần như không có thời gian. Dẫn chứng là dù đang ở đâu, làm gì nhưng khi trong phường có người mất, cán bộ tư pháp hộ tịch và cả lãnh đạo phường phụ trách cũng phải vào để hoàn tất hồ sơ, ký giấy tờ báo tử để người dân lo các thủ tục liên quan bất kể giờ nào!

Công chức ở phường áp lực nhiều, chế độ không bao nhiêu! - Ảnh 3.

Nguyên chủ tịch HĐND TP.HCM Phạm Phương Thảo: "Thực tiễn chứng minh phường là nơi sát dân, gần dân nhất".

Nhưng phường là nơi liên hệ, tiếp xúc với dân nhiều nhất. Rõ nhất qua đợt dịch COVID-19 vừa qua, nguyên chủ tịch HĐND TP.HCM Phạm Phương Thảo chỉ ra "mỗi phường chính là một pháo đài trong phòng chống dịch, sát dân, gần dân hơn bất kỳ cơ quan nào".

Bà Thảo nói không thể cào bằng số lượng cán bộ công chức như nhau giữa các phường. "Phải tùy đặc thù, quy mô, tính chất của phường để có số cán bộ phù hợp vì phường 10.000 dân yêu cầu và khối lượng công việc sẽ khác phường có 50.000 dân", bà Thảo nêu vấn đề.

Chủ tịch UBND quận 4 Lê Văn Chiến nói có những yêu cầu về báo cáo, nhất là trong đợt dịch vừa rồi là điển hình của áp lực với cán bộ phường, cho thấy yêu cầu cải cách hành chính còn rất lớn.

"Có nhiều quy định không thuộc thẩm quyền thành phố và mong muốn được nêu ra đây để kiến nghị với trung ương sửa đổi sao cho hợp lý", ông Chiến phát biểu.

Công chức ở phường áp lực nhiều, chế độ không bao nhiêu! - Ảnh 4.

Bí thư Đảng ủy phường 1 (quận 4) Đỗ Chí Chinh chia sẻ: "Luân chuyển cán bộ tránh gây tâm lý hoang mang ảnh hưởng công tác".

37 cán bộ cho phường cả trăm ngàn dân

Phó giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM Nguyễn Thị Hồng Thắm cho biết có nhiều vấn đề bất cập từ thực tiễn hoạt động được thành phố nhìn ra, đang tham mưu để kiến nghị trung ương sửa đổi.

"Nếu đúng quy định chỉ với 37 cán bộ, công chức phường, xã thì làm sao giải quyết hết nổi công việc của phường có cả trăm ngàn dân như tại quận Bình Tân hiện nay", bà Thắm nêu ý kiến.

Bà Thắm nói sẽ tổng hợp các ý kiến từ chính các bạn đang trực tiếp công tác tại diễn đàn để tham mưu với thành phố liên quan đến nhiều vấn đề: chế độ chính sách, tuyển dụng, thu nhập…

Tin sáng 21-5: Từ hôm nay đăng ký, nhận biển số xe máy ở công an phường, xã

TTO - 17 bộ, cơ quan trung ương chưa giải ngân kế hoạch vốn năm 2022; Lễ hội ẩm thực du lịch làng nghề đang diễn ra ở Hà Nội; Hà Nội còn 110 ca COVID-19 điều trị ở bệnh viện; Miền Bắc, miền Nam mưa rất to... là những tin đáng chú ý.

Bài và ảnh: Q.LINH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Văn minh ở cây xăng

Người ta vẫn nói chỉ cần quan sát những hành xử nhỏ trong các tình huống đời sống của một người, bạn sẽ phần nào cảm nhận được nền tảng văn hóa cũng như nhân cách của người đó. Chẳng hạn như chuyện bạn làm gì khi đợi mua xăng.

Văn minh ở cây xăng

Bát cháo tự tâm lan tỏa lòng nhân ái

Hơn 10 năm nay, cụ Chu Thị Lương (81 tuổi, ngụ thị trấn Cẩm Xuyên, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) cùng những người bạn trong nhóm thiện nguyện đã nấu hàng ngàn suất cháo, trao đến tay những người có hoàn cảnh khó khăn đang điều trị bệnh.

Bát cháo tự tâm lan tỏa lòng nhân ái

Tiếp sức cho Mùa thi hạnh phúc 2025

Chương trình Tiếp sức mùa thi 2025 chính thức khởi động với thông điệp 'Mùa thi hạnh phúc', mở rộng hoạt động trên 63 tỉnh thành cả nước.

Tiếp sức cho Mùa thi hạnh phúc 2025

Sẵn sàng là công dân thành phố 2045

Ngày 11-5, 150 đại biểu trẻ em là học sinh tiểu học và THCS tham gia kỳ họp Hội đồng Trẻ em TP.HCM đã thảo luận nhiều vấn đề, cũng để chuẩn bị cho chương trình lãnh đạo TP gặp gỡ, lắng nghe thiếu nhi sắp tới.

Sẵn sàng là công dân thành phố 2045

Một học sinh lớp 12 nhận điện thoại lừa ra khỏi nhà, yêu cầu gia đình chuyển 250 triệu

Công an Quảng Ninh đã ngăn chặn kịp thời vụ lừa đảo gia đình học sinh lớp 12 số tiền 250 triệu đồng.

Một học sinh lớp 12 nhận điện thoại lừa ra khỏi nhà, yêu cầu gia đình chuyển 250 triệu

Thanh niên mướt mồ hôi vớt 20 tấn rác dồn ứ trên kênh Hy Vọng

Sau cơn mưa lớn đầu mùa, đủ loại rác trôi theo dòng nước dồn ứ tại khu vực cống hộp trên kênh Hy Vọng, quận Tân Bình, TP.HCM. Ngày 11-5, các tình nguyện viên cùng với lực lượng chức năng đã dọn khoảng 20 tấn rác và gắn phao chắn rác ở khu vực trên.

Thanh niên mướt mồ hôi vớt 20 tấn rác dồn ứ trên kênh Hy Vọng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar