28/09/2016 08:23 GMT+7

Công bố phương án thi 2017: Thi theo tổ hợp, tăng trắc nghiệm

NGỌC HÀ thực hiện
NGỌC HÀ thực hiện

TTO - 16g ngày 28-9, Bộ GD-ĐT sẽ họp báo công bố phương án thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH, CĐ 2017. Tuổi Trẻ sẽ tường thuật trực tuyến cuộc họp này. Mời bạn đọc đón xem.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga - Ảnh: N.HÀ

Hôm nay 28-9, Bộ GD-ĐT chính thức công bố phương án thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH, CĐ 2017. Trao đổi với Tuổi Trẻ, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết:

- Để hoàn thiện phương án thi/tuyển sinh 2017, bộ đã tổ chức họp thảo luận với đại diện các sở GD-ĐT, đại diện các trường ĐH, CĐ, trường THPT, họp với chuyên gia các bộ môn thi, đồng thời tiếp nhận góp ý của Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ VN, các hội chuyên ngành và ý kiến rộng rãi của dư luận.

Bài thi theo tổ hợp

* Giải pháp nào đảm bảo công bằng giữa các thí sinh đăng ký xét tuyển ĐH theo các tổ hợp khác nhau, thưa ông?

- Lần đầu tiên chúng ta áp dụng bài thi theo hình thức tổ hợp - một bài thi có nhiều môn thành phần. Để đảm bảo công bằng, bộ sẽ có quy định để không có tình trạng thí sinh sử dụng thời gian dành cho ba môn thi của bài thi tổ hợp, để làm chỉ một môn thi phục vụ cho xét tuyển vào ĐH, CĐ.

Theo đó, mỗi môn thi thành phần sẽ có thời gian làm bài cố định, hết giờ làm bài môn này thì thí sinh phải nộp lại để chuyển sang làm bài thi môn khác.

Đồng thời, điểm liệt được quy định đối với từng môn thi thành phần của bài thi tổ hợp. Các trường cũng sẽ phải quy định chỉ tiêu xét tuyển cho từng tổ hợp và lấy điểm trúng tuyển từ cao xuống thấp.

Ngoài ra, bộ thấy cần tăng thêm số lượng các câu hỏi của mỗi môn thi thành phần, để tăng tính phân loại. Thời gian dành cho mỗi môn thi thành phần cũng sẽ tăng lên tương ứng với số câu hỏi, so với dự thảo phương án đã công bố. Tuy vậy, kỳ thi vẫn được giữ tổ chức trong hai ngày.

* Bộ có lo ngại phát sinh tình trạng luyện thi tràn lan như nhiều ý kiến cảnh báo, khi đa số bài thi đều theo hình thức trắc nghiệm?

- Kế hoạch thi trắc nghiệm đã được bộ đề ra từ năm 2007. Từ đó đến nay, nhiều năm liền việc triển khai thi trắc nghiệm đã được áp dụng cho bốn môn thi: ngoại ngữ, vật lý, hóa học và sinh học.

Năm 2010, bộ đã ban hành công văn hướng dẫn biên soạn đề kiểm tra, có hướng dẫn biên soạn đề trắc nghiệm khách quan (trong đó có môn toán).

Từ năm học 2010-2011 đến nay, trong văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học, bộ đều yêu cầu các sở GD-ĐT hướng dẫn giáo viên các trường THPT, khi ra đề kiểm tra cần kết hợp hình thức tự luận và hình thức trắc nghiệm.

Vì vậy, việc ra đề và thi, kiểm tra theo hình thức trắc nghiệm không phải là vấn đề mới đối với giáo viên và học sinh. Năm 2013, bộ đã giao cho ĐHQG Hà Nội thực hiện thi đánh giá năng lực, hoàn toàn bằng trắc nghiệm khách quan để tuyển sinh ĐH.

Ba năm nay, kỳ thi đã thu hút hàng trăm nghìn lượt thí sinh dự thi. Do đó, thí sinh đã có kinh nghiệm về làm bài thi trắc nghiệm.

Bộ cũng đã nhấn mạnh rất rõ trong phương án thi/tuyển sinh năm 2017 là nội dung kiến thức thi chỉ nằm trong chương trình lớp 12. Điều đó có nghĩa thí sinh chỉ cần ôn tập tốt nội dung chương trình đã học là có thể làm tốt bài thi, không cần phải học thêm, luyện thi.

Môn toán: thi trắc nghiệm hoàn toàn

* Hội Toán học VN đã kiến nghị tạm dừng thi trắc nghiệm môn toán. Còn một số chuyên gia lại đề xuất giải pháp dung hòa, kết hợp vừa tự luận, vừa trắc nghiệm... Vậy đâu là quyết định cuối cùng với hình thức thi môn toán?

- Mục đích của kỳ thi THPT quốc gia là vừa lấy kết quả để xét công nhận tốt nghiệp THPT, vừa làm căn cứ để tuyển sinh ĐH, CĐ.

Yêu cầu của kỳ thi là kiểm tra, đánh giá kiến thức tổng quát của thí sinh, khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn đơn giản, để phân loại tương đối thí sinh: tốt nghiệp hay không tốt nghiệp, đủ trình độ học ĐH hay không đủ trình độ học ĐH.

Đề thi vì thế sẽ được thiết kế gồm có phần cơ bản để thí sinh làm hết phần này có thể đỗ tốt nghiệp THPT và có phần phân hóa phục vụ xét tuyển vào ĐH, CĐ. Phần lớn các trường ĐH có thể dựa vào sự phân hóa này để tuyển sinh.

Riêng những trường có yêu cầu cao về một bộ môn nào đó, có thể tổ chức đánh giá năng lực đối với những thí sinh đã qua sơ tuyển bằng kết quả kỳ thi THPT quốc gia, nhằm lựa chọn được những thí sinh phù hợp nhất.

Vì đây không phải là kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt môn toán, mà tổ chức thi cho số đông, đồng thời để đơn giản hóa việc tổ chức và tăng độ tin cậy của kết quả thi, việc thiết kế bài thi môn toán hoàn toàn bằng trắc nghiệm là phù hợp.

Năm 2017, thí sinh sẽ đón nhận nhiều thay đổi khi tham dự kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH, CĐ so với các năm trước. Trong ảnh: học sinh lớp 12A6 Trường THPT Ernst Thalmann trong giờ học môn toán - Ảnh: N.H.

* Nhiều chuyên gia băn khoăn về việc năm trước bộ kết hợp thi trắc nghiệm và tự luận ở môn ngoại ngữ, nhưng năm 2017 lại đưa ngoại ngữ về thi theo hình thức trắc nghiệm. Bộ lý giải thế nào về điều này?

- Với môn ngoại ngữ, hình thức thi lý tưởng là làm sao kiểm tra tất cả các kỹ năng đọc, viết, nghe, nói trực tiếp. Tuy nhiên, việc tổ chức thi như vậy không khả thi với kỳ thi có đến hàng triệu thí sinh tham dự.

Ở đề thi trắc nghiệm, nếu được thiết kế tốt vẫn có thể kiểm tra gián tiếp các kỹ năng ngoại ngữ của thí sinh, chứ không chỉ kiểm tra kỹ năng đọc - hiểu. Ngoài ra, hình thức thi trắc nghiệm còn làm tăng tính khách quan và độ tin cậy của kết quả thi, do bài thi được chấm hoàn toàn bằng máy.

Thí sinh có trải qua hai kỳ thi?

* Do nhiều trường ĐH cần thêm một căn cứ khác, có độ phân hóa cao hơn để xét tuyển, nên để vào ĐH, thí sinh lại phải trải qua hai kỳ thi như trước kia. Vậy kỳ thi “hai trong một” mà bộ thực hiện hai năm qua không còn ý nghĩa?

- Theo phương án thi/tuyển sinh năm 2017, mỗi địa phương chỉ có một cụm thi do sở GD-ĐT chủ trì. Bộ điều động một số ít giảng viên ĐH về địa phương hỗ trợ công tác tổ chức thi.

Kèm theo đó, bộ sẽ sử dụng hàng rào kỹ thuật để tăng tính khách quan và độ tin cậy của kỳ thi: thi trắc nghiệm khách quan, mỗi thí sinh trong cùng một phòng thi có một mã đề riêng, kết quả làm bài được chấm bằng máy (trừ môn ngữ văn thi theo hình thức tự luận).

Theo đó, sẽ loại trừ được những tiêu cực có thể xảy ra trong quá trình coi thi, chấm thi, nâng cao độ tin cậy của kết quả thi.

Với cách tổ chức như vậy, chắc chắn phần lớn các trường ĐH, CĐ sẽ sử dụng kết quả này để xét tuyển và đa số thí sinh sẽ không cần phải dự thi thêm một kỳ thi tuyển sinh ĐH.

Tháng 10 công bố đề minh họa, cuối năm 2016 công bố quy chế thi

Theo kế hoạch của Bộ GD-ĐT, trên cơ sở các nội dung phương án thi/tuyển sinh chính thức, bộ sẽ bổ sung, sửa đổi quy chế thi, xét công nhận tốt nghiệp THPT và quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ 2017 để công bố vào cuối năm 2016.

Cũng trên cơ sở phương án chính thức này, trong khoảng đầu tháng 10 bộ sẽ công bố đề thi minh họa các bài thi/môn thi để giáo viên, học sinh tham khảo.

NGỌC HÀ thực hiện

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tỉ lệ chọi vào lớp 10 từng trường THPT ở TP.HCM

Theo Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM, Trường THCS-THPT Trần Đại Nghĩa, quận 1 có tỉ lệ chọi cao nhất mùa tuyển sinh lớp 10 năm nay.

Tỉ lệ chọi vào lớp 10 từng trường THPT ở TP.HCM

Trường THPT Mạc Đĩnh Chi có số thí sinh đăng ký vào lớp 10 cao nhất TP.HCM

Trường THPT Mạc Đĩnh Chi, quận 6 có số thí sinh đăng ký vào lớp 10 năm học 2025-2026 cao nhất TP.HCM.

Trường THPT Mạc Đĩnh Chi có số thí sinh đăng ký vào lớp 10 cao nhất TP.HCM

TP.HCM công bố số thí sinh đăng ký dự thi tuyển sinh lớp 10 công lập

Trưa 14-5, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã công bố số thí sinh đăng ký dự thi tuyển sinh lớp 10 công lập năm học 2025-2026.

TP.HCM công bố số thí sinh đăng ký dự thi tuyển sinh lớp 10 công lập

Nhiều trường đại học mở cổng tuyển sinh sớm

Nhiều trường đã công bố mở cổng tuyển sinh sớm để thí sinh nộp hồ sơ phục vụ xét tuyển đại học chính quy năm 2025.

Nhiều trường đại học mở cổng tuyển sinh sớm

Hà Nội công bố số lượng nguyện vọng thi vào lớp 10, Trường THPT Yên Hòa dẫn đầu tỉ lệ chọi

Chiều 13-5, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội công bố số lượng học sinh đăng ký dự tuyển vào lớp 10 THPT của các trường THPT công lập không chuyên và chuyên năm học 2025-2026.

Hà Nội công bố số lượng nguyện vọng thi vào lớp 10, Trường THPT Yên Hòa dẫn đầu tỉ lệ chọi

Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ rút ngắn bậc cử nhân xuống 2,5 - 3 năm, có thể liên thông thẳng tiến sĩ

Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ triển khai mô hình đào tạo cử nhân quốc tế rút gọn từ 4 năm xuống còn 3 năm, thậm chí 2,5 năm, tích hợp trí tuệ nhân tạo, công nghệ số và liên thông thẳng tiến sĩ.

Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ rút ngắn bậc cử nhân xuống 2,5 - 3 năm, có thể liên thông thẳng tiến sĩ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar