22/11/2014 09:38 GMT+7

Con trai ngây dại bán vé số nuôi mẹ già bệnh tật

MINH TÂM
MINH TÂM

TT - Lâu nay, người dân ấp Nhơn Thọ 2, xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền, TP Cần Thơ đã quen với hình ảnh anh La Hoàng Việt, khuôn mặt ngây dại đi bán vé số nuôi mẹ bệnh tật.

Phút giây đầm ấm của hai mẹ con anh La Hoàng Việt - Ảnh: Minh Tâm

Ngôi nhà tình thương của hai mẹ con bà Lê Thị Đèo nằm trên đường làng nhỏ hun hút sâu thuộc xã Nhơn Ái.

Bán vé số nuôi mẹ

7g, người con tên La Hoàng Việt quàng túi nhỏ qua vai, bước những bước chân khập khễnh chuẩn bị đi bán vé số.

Người mẹ dặn dò con đi đường cẩn thận. Sau đó, bà xuống bếp thổi lửa nấu cơm, thức ăn hôm nay là mấy con cá rô kho. Chỉ làm bấy nhiêu mà bà đã mệt bởi mới xuất viện. Bà lên giường nằm hướng ánh nhìn trông ngóng ra nơi cổng. 

12g trưa, anh Việt đi bán vé số về. Khi thấy bóng con liêu xiêu xuất hiện ở cửa, bà mừng rỡ ngồi dậy.

Giọng ngọng nghịu, đơ đớ, Việt phân trần: “Mẹ ơi! Hôm nay bán ế, con về trễ. Chiều con bán tiếp”. Người mẹ gật gù, kiểm lại: sáng lãnh 40 tờ, bán 34 tờ được 340.000 đồng, còn lại 6 tờ. Bằng giọng trìu mến, bà khen: “Con của mẹ quá giỏi. Hôm nay bán không có mất tiền”.

Việt nghe vậy, reo lên như đứa trẻ: “Vậy là hôm nay lời rồi, nhé mẹ”. Hóa ra, Việt không biết đếm tiền nên mỗi khi bán về mẹ kiểm lại mới biết lời hay lỗ. Rồi hai mẹ con ngồi vào bàn ăn.

Con vừa vẽ phần thịt ngon nhất gắp vào chén mẹ, vừa ân cần: “Mẹ ăn cá nhiều cho mau hết bệnh”. Phần mình, con ăn đầu cá xương xẩu...

Đến 2g chiều, nắng trời in xuống gay gắt. Việt lại quàng túi nhỏ qua vai, tay cầm 6 tờ vé số đi bán.

“Mẹ đừng chết”...

Ông Huỳnh Thanh Tiến, bí thư ấp Nhơn Thọ 2, xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền, TP Cần Thơ, cho biết:

“Tuy nghèo nhưng cả hai mẹ con sống đầm ấm. Đồng thời xóm giềng cũng giúp lon gạo, trái cà... trong những ngày mưa bão, Việt không đi bán vé số được. Chính quyền, ban ngành đoàn thể cũng hỗ trợ nhiều mặt để giúp gia đình bớt khó khăn”.

Bà Đèo kể năm 18 tuổi, bà lấy chồng cũng phận nghèo giống như bà.

Hai năm sau khi cưới, bà sinh con nhưng hạnh phúc mới bật ra thì người mẹ vô cùng đau đớn khi thấy con mình bị dị tật: ngón chân co quặp lại, và có lẽ điều khủng khiếp nhất là khi bác sĩ bảo trí não con không phát triển bình thường như bao đứa trẻ khác...

Rồi lớn lên với tâm trí “cà tửng”, Việt thường bỏ nhà đi lang thang có khi đến hàng chục cây số khiến hai vợ chồng bà cứ quáng quàng tìm kiếm. 

Ròng rã 27 năm trời, chồng làm thợ hồ, vợ suốt ngày giữ con. Những tưởng thử thách khắc nghiệt của cuộc sống sẽ dừng lại ở đây.

Nhưng không ngờ bệnh tật kéo đến vây bủa từng người: cha bị viêm gan, mẹ bị bệnh tim, lao phổi, con cũng bị viêm gan...

Bi kịch kiếp nghèo chồm lên bậc nữa khi bệnh tật không tiền chạy chữa, cộng thêm lao lực, người cha vĩnh viễn ra đi ở tuổi 50.

Để mưu sinh, bà Đèo đi bán vé số và dẫn con theo. Cuộc sống đắp đổi qua ngày, nhưng bệnh tình của người mẹ ngày càng nặng khiến bà vật vã với những cơn đau. Đó cũng là lý do khiến bà không thể lội bộ vừa bán vé số vừa giữ con được.

Và lúc này, kỳ diệu thay, Việt không đi lang thang nữa mà trở thành trụ cột gia đình khi tự đi bán vé số để lo cho mẹ và cho mình.

Bà Nguyễn Thị Đạm, hàng xóm, kể: “Thấy nó không tỉnh táo nên nhiều người thương tình mua giúp. Nó không biết đếm tiền. Khách tự mua, tự lấy tiền thối. Gặp khách tham bán lỗ hoài. Thậm chí nhiều khi gặp kẻ bất lương giật mất vé số, thằng nhỏ đứng giữa đường khóc nức nở. Bà con tội nghiệp góp mỗi người một ít, nó mới có vốn đi bán tiếp...”.

Cứ vậy, bước chân cà nhắc của Việt đi khắp các ngã vùng quê bán mỗi ngày 40 tờ vé số kiếm lời hơn 40.000 đồng. Bán được bao nhiêu Việt đưa hết cho mẹ để lo bữa ăn hằng ngày... Tuy trí não không bình thường nhưng Việt cư xử đúng đạo làm con với mẹ.

Xóm giềng đã nhiều lần chứng kiến rồi cảm động trước hình ảnh đứa con hôm nào bán đắt là mua bịch bún riêu hay bịch cà phê sữa về cho mẹ tẩm bổ... Trong bữa cơm, hôm nào có món ngon Việt dành phần nhiều cho mẹ, còn phần ít ỏi dành cho mình.

Việt kể với vẻ mặt ngây ngô rằng gần đây bệnh tình mẹ ngày càng nặng, vài ngày là bà lên cơn đau tim ngất xỉu nên Việt không dám đi bán xa. Quanh quẩn bán chợ xã vài cây số để kịp về trông chừng mẹ.

Mỗi khi về nhà thấy bà Đèo nằm im, Việt lay mẹ kêu: “Mẹ ơi! Mẹ hỡi!”. Không thấy trả lời là anh khóc ầm la cầu cứu mọi người: “Bà con ơi, cứu mẹ. Mẹ gần chết rồi, gần tắt thở rồi!”.

Chòm xóm nghe kêu, vội vã chạy đến đưa bà Đèo tới bệnh viện. Nhờ vậy mà rất nhiều lần mẹ ngất xỉu Việt đã nhờ bà con đưa đi cấp cứu kịp lúc.

Bà Đèo run rẩy: “Tôi thấy trong mình yếu lắm! Tôi sợ mình đi theo cha thằng Việt, bỏ nó ở lại bơ vơ một mình. Nghĩ tới đó đứt từng đoạn ruột”.

Người con trai 29 tuổi nghe thế gương mặt cứ mềm ra ngây ngây, mếu máo như đứa trẻ: “Mẹ đừng chết! Mẹ đợi con đi học về làm giám đốc công ty vé số, chừng đó có nhiều tiền chữa bệnh cho mẹ. Mẹ đừng chết nhe, mẹ chết rồi, con thành kẻ mồ côi”.

MINH TÂM

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sống lâu hơn nhờ gia đình hạnh phúc

Chất lượng hôn nhân và sức khỏe là hai yếu tố song hành trong tuổi thọ.

Sống lâu hơn nhờ gia đình hạnh phúc

Tạm biệt TP.HCM, chiến sĩ bưng tráp dạm ngõ 'hậu phương' sau khi hoàn thành lễ diễu binh 30-4

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ luyện tập và tham gia diễu binh, diễu hành trong lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP.HCM, chàng chiến sĩ đã bưng tráp sang dạm ngõ ‘hậu phương’.

Tạm biệt TP.HCM, chiến sĩ bưng tráp dạm ngõ 'hậu phương' sau khi hoàn thành lễ diễu binh 30-4

Chỉ cần nghe tiếng cười của em và con

Anh sợ một mai em buông tay, căn nhà này sẽ trống vắng không chỉ bởi thiếu đi tiếng cười.

Chỉ cần nghe tiếng cười của em và con

Khi gia đình mất kết nối

Một số gia đình đang bị mất kết nối khi vợ chồng chỉ còn là vỏ bọc bên ngoài, không thể nói chuyện cùng nhau. Ba mẹ với con cái cũng vậy.

Khi gia đình mất kết nối

Yêu hết mình, chia tay hết hồn!

Với không ít bạn trẻ, tiền bạc có thể không phải là thước đo tình yêu. Nhưng trong nhiều trường hợp, tài chính lại là phép thử cay đắng nhất.

Yêu hết mình, chia tay hết hồn!

Cô gái tặng hoa và chiến sĩ diễu binh: Vẫn giữ liên lạc, lời hứa hẹn chưa thể nói

Trong mùa đại lễ 30-4, khoảnh khắc cô gái tặng hoa cho chiến sĩ trong đoàn diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước bất ngờ gây sốt mạng xã hội.

Cô gái tặng hoa và chiến sĩ diễu binh: Vẫn giữ liên lạc, lời hứa hẹn chưa thể nói
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar