20/09/2011 07:30 GMT+7

Con tàu chở đá đã ra khơi

BÙI THANH
BÙI THANH

TT - Khi tờ báo này đến tay bạn đọc, con tàu Trường Sa 21 thuộc lữ đoàn 125 hải quân đã thẳng hướng Đá Tây, mang theo gần 1.000 tấn đá.

Hơn 20 năm vận chuyển vật liệu xây Trường Sa, những hậu duệ của “đoàn tàu không số” huyền thoại nay đang bắt đầu những chuyến hải trình đặc biệt: chở những viên đá ra khơi cho một công trình được xây bằng lòng người và tình yêu nước.

Chiều hôm qua, trên bến cảng 129 Vũng Tàu, nhiều bạn đọc Tuổi Trẻ đã ký tên và ghi những dòng chữ thân thương Trường Sa vào những viên đá ấy. Những viên đá được góp lại từ những tin nhắn “Góp đá xây Trường Sa” khắp mọi miền, từ một ngày lương nhân viên, tiền lời của những tấm vé số, tiền tiết kiệm của những cụ già đến tiền tỉ của nhiều doanh nghiệp.

Những người lính công binh trung đoàn 131 hải quân cùng các bạn trẻ đến từ TP.HCM, Vũng Tàu đã trân trọng bê những viên đá mang nhiều chữ ký và tình cảm gửi gắm ấy lên tàu, rồi ngày kia chúng sẽ được thả xuống biển, tạo nền cho một hòn đảo nhỏ giữa mênh mông Trường Sa.

Công binh hải quân! Biết bao nhiêu đảo chìm đã nổi từ công sức của họ gần 30 năm qua. Rất thầm lặng. Còn quá ít những trang báo, trang sách, thước phim về họ. Nhưng, một thời “vác đá xây Trường Sa” ấy luôn dữ dội trong ký ức đồng đội. Ký ức về những người lính công binh hải quân mãi mãi không về từ bãi san hô Gạc-ma 1988 để tạo thành một huyền thoại “vòng tròn bất tử”.

Ký ức về những công trình giữa biển khơi được xây bằng những giọt mồ hôi không kịp khô, là thịt da nắng rát, là tóc cháy vàng hoe, là bàn tay bốc đá rỉ máu...

Lần này cũng vậy, nhiều người vừa trở về từ Trường Sa thì nhận được lệnh mới từ quân chủng. Gần 60 cán bộ chiến sĩ công binh hải quân 131, trong đó có những tân binh trẻ măng, đã hành quân gấp vào Vũng Tàu, kịp ra khơi và thi công khẩn trương công trình “Góp đá xây Trường Sa” giữa mùa dông bão.

Toàn đội sẽ ở đó suốt sáu tháng. Nghĩa là họ sẽ đón năm mới ở Đá Tây và không thể vui tết cùng gia đình. Nhưng ai cũng xúc động vì hiểu được những gì mình làm. Người tâm sự và quán triệt cho anh em trước giờ lên đường là chính ủy trung đoàn công binh 131 Nguyễn Viết Nhất. “Vừa rồi, tôi đã dự buổi lễ công bố công trình “Góp đá xây Trường Sa” tại Cam Ranh.

Tôi xúc động mạnh vì thấy được tình cảm của các tầng lớp nhân dân, các cơ quan đoàn thể, doanh nghiệp đối với chiến dịch này và đối với Trường Sa. Vì vậy tôi muốn anh em cũng thấu hiểu được điều ấy và thấy được trách nhiệm của mình”.

Đứng giữa bến cảng 129, thấy bao nhiêu là đá. Sẽ còn nhiều chuyến tàu nữa mới có thể đưa hơn 9.000 tấn đá ra Đá Tây, làm nền cho công trình đầu tiên mang tên “Góp đá xây Trường Sa”. Có công trình đầu tiên, rồi sẽ có công trình tiếp theo. Không chỉ là thêm ngôi nhà vững chắc cho lính hải quân và ngư dân ta mà còn những trạm xá, thiết bị y tế, thuốc men, nước sạch, nước ngọt cho Trường Sa, nhà giàn DK1 và những công trình khác tiếp tục khẳng định chủ quyền Việt Nam ở biển Đông...

Tất cả đang chờ sự chung tay của mỗi người dân, cơ quan đơn vị và doanh nghiệp khắp mọi miền. Một tin nhắn qua điện thoại di động, một ngày lương, một chút lợi nhuận. Tất cả sẽ như những viên đá nhỏ góp phần xây đắp nên một thành trì lớn cho một miền Tổ quốc nơi đầu sóng ngọn gió.

Phóng to
BÙI THANH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nhân rộng tinh thần của anh Trần Văn Nghĩa

Hai ngày nay, cộng đồng mạng cứ trầm trồ ngợi khen anh Trần Văn Nghĩa đã nhanh trí, dũng cảm sử dụng drone phun thuốc trừ sâu để giải cứu hai em nhỏ mắc kẹt giữa dòng nước sông Ba đang chảy xiết.

Nhân rộng tinh thần của anh Trần Văn Nghĩa

Cơ hội để Việt Nam tái cấu trúc kinh tế

Trong cuộc điện đàm tối 2-7, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định với Tổng Bí thư Tô Lâm việc Mỹ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa của Việt Nam, tiếp tục hợp tác giải quyết các vướng mắc trong quan hệ hai nước.

Cơ hội để Việt Nam tái cấu trúc kinh tế

Người dân hài lòng, bắt đầu từ cán bộ phường

Bộ máy chính quyền địa phương hai cấp đã vận hành với gần 94% thủ tục hành chính được giải quyết ngay tại cấp phường, xã.

Người dân hài lòng, bắt đầu từ cán bộ phường

Chính quyền gần dân

Sáp nhập tỉnh thành, thực hiện chính quyền địa phương hai cấp là sự thay đổi mang tính chiến lược với đích đến cuối cùng là nhằm tạo ra một chính quyền gần dân hơn, đất nước phát triển hơn.

Chính quyền gần dân

Thời khắc lịch sử

Từ ngày 1-7-2025, nước ta chính thức chuyển sang một giai đoạn phát triển mới khi cả nước còn 34 tỉnh, thành.

Thời khắc lịch sử

Lan tỏa giao thông công cộng văn minh

Tôi đã gắn với nghề "cầm vô lăng" suốt nhiều năm qua từ lái xe taxi, xe công nghệ... rồi đến xe buýt.

Lan tỏa giao thông công cộng văn minh
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar