24/09/2024 16:01 GMT+7

Con muốn sắm điện thoại bằng bạn bằng bè, cha mẹ phải làm gì?

Con càng lớn, các bậc cha mẹ phải đương đầu, thậm chí căng thẳng vì con muốn sắm điện thoại bằng bạn bằng bè.

Năm nào cũng đổi cho con điện thoại xịn rồi than con đua đòi? - Ảnh 1.

Mua điện thoại đắt hay rẻ cho con ở độ tuổi học sinh là băn khoăn của nhiều bậc cha mẹ - Ảnh: MÂY TRẮNG

Người thì kiên định nói không với điện thoại xịn, cương quyết bắt con xài điện thoại cùi bắp. Người giao điện thoại cũ của ba mẹ cho con xài tạm. Người chiều con, sẵn sàng sắm chiếc điện thoại xịn sò.

Chiều con, đổi điện thoại xịn 

Từ hồi con trai học lớp 9 đến nay là lớp 12, mỗi năm chị Diễm Hạnh (39 tuổi, ngụ quận 12, TP.HCM) đều đổi cho con chiếc điện thoại đời mới nhất, giá vài chục triệu. 

Chị Hạnh kể có lúc con đem điện thoại vào lớp học, bị thầy cô bắt gặp nhưng vì cưng con, chị ít khi la rầy.

"Khi về nhà, con thường dán mắt vào màn hình điện thoại. Con lướt mạng, xem video, chơi game, chỉnh ảnh…", chị than.

Đang học lớp 7, con gái chị cũng xài chiếc điện thoại hơn 10 triệu đồng. Có đủ tài khoản Facebook, TikTok..., cô bé thường quay video "sống ảo" như lời em tự nhận.

Nhiều lúc bực bội vì con không nghe lời, cứ chăm chú vào điện thoại, chị la rầy. Sau đó con vẫn vậy. Khổ nỗi chị không nhận thấy vấn đề một phần xuất phát do mình luôn chiều con, và lớn tiếng mắng con: "Đồ cái thứ đua đòi!".

Trường hợp chị Hạnh không phải hiếm. Thậm chí nhiều bậc cha mẹ sẵn sàng sắm cho con điện thoại 20 - 30 triệu đồng để con "bằng bạn bằng bè".

Có con gái đang học lớp 11, chị Thu Hiền (38 tuổi, giáo viên mầm non ở huyện Hóc Môn) cho biết trước đây con xài điện thoại cũ của chị. Nhưng từ hè năm lớp 9, chị đã sắm cho con smartphone hơn 20 triệu đồng. 

"Mua một lần xài hoài nên thôi mua loại tốt cho rồi", chị lý giải.

Hè vừa rồi, con chị lại thỏ thẻ, nhõng nhẽo không được thì khóc lóc, đòi chị đổi điện thoại đời mới hơn. "Nó nói điện thoại đang xài bị chậm, đơ máy. Nhưng tôi thấy nó vẫn lướt mạng ngon ơ".

Tương tự, học lớp 9 con chị M. đã dùng chiếc iPhone 5 cũ của chị với lời hứa đậu lớp 10 trường tốt sẽ thưởng cho chiếc iPhone 12. Vậy nhưng lúc nào con cũng than "điện thoại cũ hay bị lag" và "bạn con không đứa nào còn xài loại này".

Vì thế, con vừa đậu một trường cấp 3 "có tiếng", chị mừng rơn sắm ngay điện thoại xịn như lời hứa. 

"Giờ cháu chỉ ôm điện thoại suốt ngày đêm và chơi game với bạn bè. Mỗi lần nói tới lại giận dữ, làm mình làm mẩy đòi nghỉ học. Thật sự giờ tôi rất hối hận", chị M. chia sẻ.

Cha mẹ đau đầu vì con muốn sắm điện thoại bằng bạn bằng bè - Ảnh 2.

Mua điện thoại đắt hay rẻ cho con là tùy điều kiện kinh tế, nhu cầu sử dụng. Không nên mua điện thoại xịn cho con chỉ vì chiều ý con - Ảnh: MÂY TRẮNG

Tùy độ tuổi con mà mua điện thoại

Chị Nguyễn Thị Tuyền (44 tuổi, ngụ quận Gò Vấp) cũng có con gái đang học lớp 11. Vợ chồng chị mua cho con chiếc điện thoại gần 5 triệu đồng để tiện liên lạc.

Vừa rồi, con nói muốn mua điện thoại xịn hơn nhưng chị giải thích cho con sau này lên đại học, nhu cầu nhiều hơn chị sẽ mua điện thoại mới cho.

Theo chị Tuyền, cha mẹ khi mua điện thoại cho con nên liệu cơm gắp mắm và định hướng cho con cách dùng đúng đắn. Cha mẹ nên thảo luận với con về thời gian sử dụng trong ngày và cần thiết thì yêu cầu con cam kết dùng đúng mục đích.

Có hai con đang học tiểu học và THPT, anh Minh Tâm (48 tuổi, ngụ quận Phú Nhuận) chia sẻ nên căn cứ độ tuổi, nhu cầu của con để mua điện thoại phù hợp.

Theo đó, lứa tuổi tiểu học chưa nên xài điện thoại. "Mấy bé tuổi này được người nhà đưa đón tận nơi, không có nhu cầu liên lạc với ai. Giáo viên nhắn gọi qua điện thoại cha mẹ là được", anh nói.

Theo anh Tâm, các bé độ tuổi này rất tò mò. Giao cho con chiếc điện thoại kết nối mạng sẽ có nguy cơ bé tìm tới thế giới trò chơi vô bổ, bạo lực…

Từ kinh nghiệm của mình, anh cho rằng mới lên THCS, con chỉ nên xài điện thoại với chức năng nghe, gọi là đủ. Mục đích cho con liên lạc với ba mẹ, trao đổi bài vở với bạn bè.

Tuy nhiên, những năm cuối THCS, các em có nhu cầu truy cập mạng tìm tài liệu học hành, thi chuyển cấp… nên chiếc điện thoại cùi bắp không còn phù hợp.

Chưa kể độ tuổi này có những thay đổi tâm sinh lý, thích khoe, thích thể hiện. Vì vậy, cha mẹ có thể tậu cho con chiếc điện thoại thông minh vừa tầm giá, đầy đủ chức năng, không nên lãng phí mua loại đắt tiền.

"Khi con qua THPT, bắt đầu trưởng thành, việc dùng điện thoại gì nên để con quyết định, ba mẹ chỉ góp ý. Sắm điện thoại xịn hay bình dân cho con còn phụ thuộc vào khả năng tài chính của ba mẹ. Cái chính là nhắc nhở, tránh các con lệ thuộc quá nhiều, xao nhãng chuyện học hành", anh Tâm nói.

Cấm học sinh dùng điện thoại trong lớp: Phụ huynh bất lực sao lại kỳ vọng giáo viên?

Cấm học sinh sử dụng điện thoại trong lớp là rất cần thiết, nhưng thực tế nhiều học sinh luôn tìm cách "lách luật".

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Dân bức xúc khi bí thư chi bộ thôn rào chắn đường đi chung

Nhiều hộ dân tại thôn văn hóa Bảo Vinh, xã Phước Vĩnh (huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) bức xúc khi đường đi chung bất ngờ bị bí thư chi bộ thôn rào chắn.

Dân bức xúc khi bí thư chi bộ thôn rào chắn đường đi chung

Mời bạn tham gia cuộc thi viết: Dấu ấn Tuổi Trẻ trong tôi

Ngày 2-9-2025 đánh dấu nửa thế kỷ báo Tuổi Trẻ đồng hành cùng bạn đọc. Nửa thế kỷ đó, Tuổi Trẻ đã xác định tôn chỉ của mình là phụng sự bạn đọc, vì bạn đọc và đã được bạn đọc yêu quý, tin tưởng.

Mời bạn tham gia cuộc thi viết: Dấu ấn Tuổi Trẻ trong tôi

Tìm cha mẹ của bé gái sơ sinh bị bỏ rơi ở cánh đồng

Trong lúc đi thả lưới bắt cá trên đồng, người dân phát hiện bé gái sơ sinh trong một chiếc bao tải nên vội trình báo với cơ quan chức năng.

Tìm cha mẹ của bé gái sơ sinh bị bỏ rơi ở cánh đồng

'Chốt' điều chỉnh giao thông trước nhà ga T3 để người dân đi lại thuận tiện hơn

Phương án phân luồng, tổ chức giao thông trước nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất nhằm giảm xung đột giao thông, giúp người dân đi lại thuận tiện hơn.

'Chốt' điều chỉnh giao thông trước nhà ga T3 để người dân đi lại thuận tiện hơn

Khói lại bủa vây quốc lộ 1 do đốt rơm rạ sau thu hoạch lúa

Sau khi thu hoạch lúa, người dân không thu gom rơm rạ về nhà mà đốt ngay trên đồng khiến khói bay khắp nơi, bủa vây nhiều đoạn trên quốc lộ 1.

Khói lại bủa vây quốc lộ 1 do đốt rơm rạ sau thu hoạch lúa

Từ vụ phạt gần 120 tỉ đồng, nhiều ban quản trị chung cư lúng túng với chuyện xuất hóa đơn

Đối với chung cư, thu, chi một đồng cũng phải có hóa đơn, kê khai thuế. Nhưng thực tế ở nhiều chung cư hiện như thế nào?

Từ vụ phạt gần 120 tỉ đồng, nhiều ban quản trị chung cư lúng túng với chuyện xuất hóa đơn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar