09/09/2024 11:15 GMT+7

Cấm học sinh dùng điện thoại trong lớp: Phụ huynh bất lực sao lại kỳ vọng giáo viên?

Cấm học sinh sử dụng điện thoại trong lớp là rất cần thiết, nhưng thực tế nhiều học sinh luôn tìm cách "lách luật".

Lệnh cấm sử dụng điện thoại và 'chiêu trò' của học sinh - Ảnh 1.

Theo nhà chức trách Hà Lan, điện thoại di động làm giảm hiệu suất học tập và tương tác xã hội - Ảnh minh họa: SkyNews

Tại lễ khai giảng năm học mới 2024-2025 của Trường phổ thông Năng khiếu TP.HCM sáng 5-9, phát biểu của PGS.TS Vũ Hải Quân (giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM) đừng để điện thoại âm thầm biến học sinh trở thành "tù binh" của mạng xã hội và game được rất nhiều người đồng tình.

Bạn đọc Anh Vũ đề nghị: "Tôi mong cơ quan chức năng nhanh chóng ra quyết định cấm học sinh sử dụng điện thoại ở mọi cấp học trên địa bàn TP.HCM".

Theo thăm dò của Tuổi Trẻ Online, có đến 74,2% bạn đọc biểu quyết: "Nên cấm tuyệt đối", 25,8% bạn đọc ý kiến "Chỉ cấm một phần".

Nhằm góp thêm góc nhìn, dưới đây là chia sẻ của bạn đọc Trần Thị Phương:

Cấm học sinh sử dụng điện thoại không đơn giản

Trong các buổi khai giảng và tư vấn tuyển sinh tại các trường học năm nay, một loạt câu hỏi tương tự từ phía phụ huynh liên tục được đặt ra: "Nhà trường có kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng điện thoại di động không? Học sinh có được phép mang điện thoại đến trường không?".

Những câu hỏi này phản ánh sự lo lắng của cha mẹ về việc con cái có thể bị nghiện điện thoại, dẫn đến ảnh hưởng xấu tới kết quả học tập và sức khỏe, đặc biệt là thị lực.

Rõ ràng vấn đề quản lý điện thoại di động trong nhà trường đang trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu của phụ huynh.

Điều lệ trường trung học ban hành kèm theo thông tư 32/2020 ngày 15-9-2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định "học sinh không được sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp mà không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép".

Điều này có nghĩa nguyên tắc chung là học sinh không được phép mang điện thoại vào lớp và quy định này được nhiều giáo viên cùng phụ huynh ủng hộ.

Nhưng vấn đề đặt ra với các bạn "thứ ba học trò" này là chuyện cấm không hề đơn giản: từ cách giấu điện thoại cho đến việc sử dụng thiết bị công nghệ mà không bị phát hiện, đã trở thành thử thách khó lường cho nhiều giáo viên và cả nhà trường.

Làm việc trong mảng giáo dục và tư vấn du học nhiều năm, tôi có cơ hội tiếp xúc và song hành với nhiều gia đình, xin đưa ra một số vấn đề mà các bậc cha mẹ thường quan tâm và cách học trò "nghịch ngợm" đối phó với quy định.

Phụ huynh bất lực, kỳ vọng vào giáo viên?

Một phụ huynh nhiều lần nghẹn ngào kể: "Để không ảnh hưởng đến việc học, ba mẹ cho con cái điện thoại di động với chức năng đơn giản nghe gọi, mà đâu có ngờ bạn cùng lớp đã cho bé mượn chiếc điện thoại thông minh cũ, nên bé chơi game, lướt mạng xã hội chat chit cả đêm.

Thế là tôi tắt WiFi, rồi con lại đăng nhập được Internet nhà hàng xóm, hôm sau tôi nhờ hàng xóm đổi mật khẩu nhưng con bé vẫn ra ban công để truy cập mạng net từ quán cà phê... Tôi thực sự bất lực rồi!".

Tương tự, ba của học sinh học trường quốc tế cũng kể khổ: "Có lần con tôi lén mua hàng trên mạng, bị giám thị tịch thu hai cái điện thoại di động. Tưởng lần này con sẽ sợ nhưng không ngờ nó xin bà nội 10 triệu để mua điện thoại khác. Tôi không đồng ý, ngày hôm sau nó bỏ ăn, đòi bỏ nhà đi, rồi hù chuyện sống chết làm áp lực người lớn".

Cần rèn luyện cho học sinh tính tự chủ

Trách nhiệm của gia đình và nhà trường là giới thiệu công nghệ, giúp học sinh hình thành kỹ năng tự quản lý, sử dụng các thiết bị điện tử một cách có trách nhiệm và khôn ngoan. Đây chính là bước đệm quan trọng để các em hòa nhập và gặt hái thành công trong tương lai.

Thay vì cấm đoán hoàn toàn, chương trình giáo dục có thể tập trung vào việc hướng dẫn học sinh cách sử dụng công nghệ hợp lý, cân đối giữa thời gian học tập, giải trí và nghỉ ngơi.

Nhà trường tích hợp bài học về quản lý thời gian, giới hạn việc sử dụng thiết bị điện tử trong các môn học như kỹ năng sống, giúp các em dần hình thành thói quen tự giác, biết chịu trách nhiệm với hành vi của mình.

Hơn nữa không thể bỏ qua vai trò của sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội.

Phụ huynh cần đồng hành với giáo viên trong việc giám sát và định hướng cho con em cách sử dụng công nghệ hiệu quả.

Sự nhất quán giữa xã hội, nhà trường và cha mẹ sẽ tạo nên môi trường giáo dục toàn diện, giúp học sinh phát triển toàn diện cả về kiến thức và kỹ năng sống cần thiết cho tương lai.

Thăm dò ý kiến

Ngày càng nhiều quốc gia cấm điện thoại di động ở trường học nhằm tăng độ tập trung và khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh, tăng tương tác xã hội... Theo bạn:

Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.

Bộ GD-ĐT: Sẽ có hướng dẫn học sinh sử dụng điện thoại trong lớp học

TTO - Sẽ có hướng dẫn học sinh sử dụng điện thoại trong lớp, siết việc quản lý sách tham khảo, ông Trần Quang Nam - chánh văn phòng Bộ GD-ĐT - cho biết tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ GD-ĐT ngày 30-9.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Dừng sử dụng vốn ODA của Ngân hàng Tái thiết Đức cho metro số 2

Quyết định phê duyệt dừng sử dụng vốn ODA là một bước quan trọng trong hành trình giải quyết các thủ tục, để chuyển sang thực hiện dự án metro số 2 bằng vốn ngân sách.

Dừng sử dụng vốn ODA của Ngân hàng Tái thiết Đức cho metro số 2

TP.HCM: Khởi công cầu mới thay thế cầu sắt Rạch Tôm vào ngày 10-7

TP.HCM sẽ chính thức khởi công xây dựng cầu Rạch Tôm mới từ ngày 10-7, thay thế cây cầu sắt cũ đã xuống cấp sau hơn nửa thế kỷ.

TP.HCM: Khởi công cầu mới thay thế cầu sắt Rạch Tôm vào ngày 10-7

Làm đường tạm 200m kết nối cầu Nhơn Trạch với cao tốc TP.HCM - Long Thành từ ngày 19-8

Các bên liên quan thống nhất làm đường tạm cho xe chạy 2 chiều, kết nối cầu Nhơn Trạch với cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây. Công trường dự kiến hoàn thành giai đoạn 1 ngày 19-8, giai đoạn 2 vào cuối tháng 9.

Làm đường tạm 200m kết nối cầu Nhơn Trạch với cao tốc TP.HCM - Long Thành từ ngày 19-8

Người dân và doanh nghiệp liên hệ cơ quan thuế Cần Thơ ở đâu sau sáp nhập?

TP Cần Thơ được thành lập trên cơ sở sáp nhập tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng và TP Cần Thơ cũ. Sau sáp nhập, người dân, doanh nghiệp liên hệ cơ quan thuế ở đâu?

Người dân và doanh nghiệp liên hệ cơ quan thuế Cần Thơ ở đâu sau sáp nhập?

Bộ Nội vụ hướng dẫn trình tự chuyển đổi, đổi tên thôn, tổ dân phố tại cấp xã mới

Bộ Nội vụ đã có hướng dẫn về trình tự chuyển đổi thôn, tổ dân phố và đổi tên thôn, tổ dân phố tại đơn vị cấp xã mới hình thành sau sắp xếp.

Bộ Nội vụ hướng dẫn trình tự chuyển đổi, đổi tên thôn, tổ dân phố tại cấp xã mới

Đường huyết mạch ở Đà Nẵng nham nhở, ‘sống trâu’, ‘rãnh cào’ chờ khắc phục

Sau khi Tuổi Trẻ Online có bài phản ánh Đường huyết mạch ở Đà Nẵng lồi lõm với "sống trâu", "rãnh cào", nhiều bạn đọc đã có phản hồi.

Đường huyết mạch ở Đà Nẵng nham nhở, ‘sống trâu’, ‘rãnh cào’ chờ khắc phục
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar