29/04/2018 09:23 GMT+7

Con 'me' và hi vọng của Nay Khoen

THÁI BÁ DŨNG
THÁI BÁ DŨNG

TTO - Thầy Ninh Văn Dậu báo tin vui rằng Khoen vẫn học tốt, vẫn tiếp tục đến trường và từ ngày được nhận bò đến nay, ngày nào đi học về cũng tự tay cầm dây thừng đi ra đồng chăn cho bò béo.

Con me và hi vọng của Nay Khoen  - Ảnh 1.

Con bò cái đã sinh con “me” trong niềm vui rạng rỡ của cậu học trò Nay Khoen - Ảnh: NINH VĂN DẬU

Gần 1h sáng, tin nhắn điện thoại của tôi rung lên. Tôi cầm máy lên thì thấy những dòng chữ từ tài khoản Facebook cá nhân thầy giáo Ninh Văn Dậu: "Báo cho em một tin mừng, bò của Nay Khoen vừa sinh một con "me" (con bê) cái".

Thầy Dậu được nhiều bạn đọc báo Tuổi Trẻ biết đến với câu chuyện nhận nuôi những đứa học trò nghèo. Năm 2017, thầy Dậu cũng được nhiều người biết đến hơn với câu chuyện tìm mọi cách để "lấy" cậu học trò Ksor Gol về với lớp khi cậu học trò này vì nghèo mà bỏ học dang dở.

Những dòng tin nhắn về con "me" gợi lại cho chúng tôi hình ảnh về một cậu học trò Ja Rai Nay Khoen ở buôn Drai (xã Ia Dreh, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai). 

Năm 2015, thầy Dậu dạy học ở Trường THPT Đinh Tiên Hoàng, nơi mà đa số học trò của thầy là con em đồng bào Ja Rai đầu tóc khét nắng, trong đó có Nay Khoen - lúc đó đang học lớp 2 Trường tiểu học số 1 xã Ia Dreh. 

Hằng ngày thầy đến trường trong bộ quần áo sạch sẽ, trên chiếc xe máy mà Khoen lại "xển" tới rách đũng quần trên đường làng để .

"Mình thương nhưng biết tiền cho Khoen bao nhiêu cho đủ. Khoen tàn tật nhưng vẫn "xển" được, vẫn chăm lũ gà được mẹ cho để làm "kế hoạch nhỏ". Mình nghĩ giá như Khoen có một con bò giống, mọi thứ có lẽ sẽ có niềm hi vọng sáng sủa hơn" - thầy Dậu nói khi ấy. 

Câu chuyện của Khoen làm lay động nhiều bạn đọc Tuổi Trẻ. Một tuần sau, báo Tuổi Trẻ đã gửi số tiền đủ để thầy Dậu có thể thực hiện ước nguyện của mình: mua cho Khoen một con bò giống.

Chiều 28-4, thầy Dậu háo hức tới nhà gặp Khoen rồi chụp những tấm hình về con "me", con bò cái mà thầy đã mua ngày nào để gửi cho chúng tôi. Thầy báo tin vui rằng Khoen vẫn học tốt, vẫn tiếp tục đến trường và từ ngày được nhận bò đến nay, ngày nào đi học về cũng tự tay cầm dây thừng đi ra đồng chăn cho bò béo.

"Mình vui như con bò của mình đẻ con ấy. Mà thật, từ hồi được bạn đọc báo Tuổi Trẻ giao nhiệm vụ tặng bò đến bây giờ hầu như vài ngày mình lại qua coi con bò có còn không. Mình sợ họ túng quẫn rồi lại bán, hoặc lại mổ ăn. Nhưng thật vui, Khoen chắc chắn lại có thêm điều kiện đến trường".

THÁI BÁ DŨNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Các tổ hợp xét tuyển năm 2025 của Trường đại học CMC

Trường đại học CMC năm nay sẽ xét tuyển theo thang điểm 40, trong đó các tổ hợp có môn toán hoặc môn văn nhân hệ số 2.

Các tổ hợp xét tuyển năm 2025 của Trường đại học CMC

Luận án tiến sĩ đạo văn ở Huế: Trừ phần đạo văn, luận án vẫn có ý nghĩa khoa học

Kết luận của hội đồng đánh giá lại luận án tiến sĩ bị tố đạo văn ở Huế cho rằng loại trừ phần được xác định đạo văn, trùng lặp thì nội dung ở chương 2 và chương 3 của luận án vẫn có ý nghĩa khoa học.

Luận án tiến sĩ đạo văn ở Huế: Trừ phần đạo văn, luận án vẫn có ý nghĩa khoa học

Đề xuất tăng học phí đại học theo tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa đề xuất mức trần học phí đối với cơ sở giáo dục đại học công lập chưa tự đảm bảo chi thường xuyên từ năm học 2025-2026 trở đi.

Đề xuất tăng học phí đại học theo tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng

Vào lớp 10 một trường ở Nghệ An chỉ cần 2,5 điểm

Học sinh dự thi 3 môn nếu đạt 2,5 điểm (bao gồm cả điểm ưu tiên và khuyến khích nếu có) sẽ trúng tuyển vào lớp 10 Trường THPT Nam Đàn 2, Nghệ An.

Vào lớp 10 một trường ở Nghệ An chỉ cần 2,5 điểm

14 trường đào tạo y dược phía Bắc dự kiến học phí: Cao nhất 530 triệu/năm

Năm 2025, nhiều trường đại học đào tạo lĩnh vực khoa học sức khỏe ở phía Bắc đã công bố mức thu học phí dự kiến cho năm học 2025 - 2026, trong đó có trường tăng 10 - 13 triệu đồng/năm.

14 trường đào tạo y dược phía Bắc dự kiến học phí: Cao nhất 530 triệu/năm

TP.HCM bổ nhiệm hàng loạt cán bộ ngành giáo dục

Sáng 3-7, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã trao quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ các phòng ban sau sáp nhập.

TP.HCM bổ nhiệm hàng loạt cán bộ ngành giáo dục
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar