15/01/2021 11:11 GMT+7
Trở lại chủ đề

Con mê sưu tầm, cha tặng chiêng gia truyền dặn con giữ như báu vật

TRẦN MAI
TRẦN MAI

TTO - Với mong muốn giữ gìn những hiện vật truyền thống của người Ca Dong để không bị thất truyền, chàng trai Đinh Văn Siêng (32 tuổi, xã Sơn Long, huyện Sơn Tây, Quảng Ngãi) đã miệt mài sưu tầm những 'biểu tượng' tinh thần của dân tộc mình.

Con mê sưu tầm, cha tặng chiêng gia truyền dặn con giữ như báu vật - Ảnh 1.

Đinh Văn Siêng bên “bảo tàng” Ca Dong nhỏ của mình - Ảnh: TRẦN MAI

Nhiều năm sưu tầm, chàng trai trẻ người Ca Dong đã có cho mình một bảo tàng nhỏ. Không gian ấm cúng là nơi tới lui của nhiều người muốn khám phá phong tục của tộc người sống ẩn mình trên dãy Trường Sơn.

Giữ lại bản sắc

Năm 2010 khi anh Siêng xuất ngũ về quê, cũng là lúc anh nhận ra nhiều nhạc cụ, vật dụng sinh hoạt vốn gắn liền với người Ca Dong đang dần bị thay thế bởi cuộc hội nhập quá nhanh từ miền xuôi. Rổ rá, gùi từ mây, tre nay đã hết thời khi dụng cụ bằng nhựa dần chiếm vị trí. 

Càng đau xót hơn khi những cồng chiêng bằng đồng vốn là linh hồn của chủ nhân vùng đất này đang bị bán đi, chỉ còn vài người già lưu luyến xưa cũ giữ lại. Họ cũng chính là những người cuối cùng còn hiểu cách chế tác, hay sử dụng cồng chiêng, nhạc cụ phục vụ lễ hội.

Anh Siêng nhớ lại, trước khi đi bộ đội, trong làng cồng chiêng còn rất nhiều. Thậm chí có những gia đình giữ hàng chục chiếc chiêng tuổi đời cả trăm năm. Mỗi lần sinh hoạt tập thể, các làng lại tổ chức đấu chiêng. Cuộc thi thố diễn ra trong không khí đầy sắc màu Ca Dong. 

Đó là chưa kể đến những lễ hội truyền thống chính thức của người Ca Dong như mừng lúa mới, lễ hội đâm trâu, lễ mừng năm mới, cúng Yàng... Những tiếng đàn krâu, chiêng hòa trong làn điệu dân ca Ra Nghé, Kaliêu, không gian truyền thống của chủ nhân miền tây Quảng Ngãi thu hút bao du khách. 

"Vậy mà chỉ hai năm sau, nhiều gia đình không còn chiêng, đàn. Lễ hội diễn ra mà thiếu đi âm sắc bao đời thật sự rất buồn. Người miền xuôi ghé đến chiêm ngưỡng lễ hội cũng hụt hẫng", anh Siêng tâm sự.

Hiện vật truyền thống bị "chảy máu" quá nhanh. Anh Siêng tìm hiểu mới hay nhiều người vào tận bản làng săn lùng mua chiêng. Cuộc sống vốn khó khăn, người dân thấy được giá nên bán lấy tiền. 

Anh Siêng bảo: "Cởi bỏ văn hóa, bản sắc là sẽ đói muôn đời. Mọi người tìm đến vùng đất này là vì những nét văn hóa độc đáo. Nếu không giữ, chẳng ai đến nữa. Lúc đó, có muốn bán một cọng rau cũng chẳng có ai mua, ngoài người làng với nhau". 

Thế là anh cất công đi sưu tầm. Nhiều bạn bè nghe tâm sự của anh Siêng đã trở thành kênh thông tin, nghe trong làng ai có ý định bán chiêng, nhạc cụ là gọi điện thoại để anh đến mua lại.

Lần đầu tiên anh mua 12 chiếc chiêng của một già làng với giá 15 triệu đồng. Số tiền ấy anh tích cóp từ khi còn trong quân ngũ. Lúc đó, vợ và mẹ anh Siêng cũng "bực bội", bởi ai cũng bán chiêng, trong khi anh Siêng mua về, chẳng biết để làm gì. 

Nhưng cha anh rất mừng. Lúc này ông mới lấy 6 chiếc chiêng trong nhà ra giao cho anh Siêng với lời dặn: "Hãy làm hết sức mình giữ lại những "báu vật" này. Rồi con sẽ có một di sản lớn". 

Hai thế hệ gặp nhau trong cùng một mong ước. "Tôi nghĩ đến giờ, cha tôi về với Yàng (trời) có thể mãn nguyện vì những gì tôi làm", anh Siêng tâm sự.

Bảo tàng nhỏ và mong ước lớn

Mùa này, huyện Sơn Tây trở thành điểm săn mây, nhiều nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp lẫn người chơi ảnh nghiệp dư nối nhau tìm về. Điểm đến ưa thích là ruộng bậc thang Mang Hin, đứng từ đỉnh Cà Rá "bắn máy" về cánh đồng lẩn dưới sương mờ đang vào mùa làm đồng, gieo mạ để tạo ra những bức ảnh đẹp. 

Đối diện cánh đồng bậc thang đẹp nhất Quảng Ngãi là nhà anh Siêng, nơi có "bộ sưu tập" hàng trăm hiện vật của người Ca Dong từ lâu đã thành điểm dừng chân của du khách. 

Mọi người đến để tìm hiểu văn hóa của người Ca Dong. Tay máy Đỗ Minh Hùng (TP Đà Nẵng) sau khi tham quan "bảo tàng" của anh Siêng trầm trồ: "Tôi nghe bạn bè nói nhiều về bộ sưu tập của Siêng, nay tận mắt chứng kiến quả thật khâm phục. Tôi nghĩ đây là vốn quý cần gìn giữ, và thật cảm ơn Siêng đã giữ lại và tạo một không gian quá thú vị".

"Bảo tàng" nhỏ của anh Siêng cũng rất kỳ công. Anh mất hai năm dùi đục từng thớ gỗ, rồi dỡ bỏ mái nhà cũ để tạo thành tầng 2 của ngôi nhà. Nơi ấy anh sắp xếp, bài trí không gian văn hóa Ca Dong mà anh mất một thập kỷ mới sưu tầm được. 

Mỗi lần có người ghé đến "bảo tàng" của mình để tìm hiểu văn hóa đồng bào mình, anh Siêng rất vui. "Tôi muốn có một nhà sàn riêng biệt, vừa trưng bày vừa bán cà phê để mọi người ghé đến tham quan và nghỉ ngơi. Đó cũng là nơi bà con mang nông sản ra bán cho du khách", anh Siêng nói.

Từ mong muốn giữ gìn bản sắc của đồng bào mình, đơn độc sưu tầm, thậm chí còn chịu lời dị nghị: "Thằng Siêng mua về bán kiếm lời", bây giờ anh Siêng trở thành nhà sưu tầm nổi tiếng trong cộng đồng Ca Dong. 

Nhiều cụ già có chiếc gùi, bộ nỏ, đàn đẹp cũng mang tặng anh Siêng thay vì bán. Anh cũng khơi dậy trong thế hệ mình mong muốn giữ gìn bản sắc. Nhiều người trẻ học đan gùi, đánh cồng chiêng, chơi đàn...

"10 năm trước, tôi từng sợ khi thế hệ của ba tôi mất đi sẽ không còn người biết đánh chiêng, chơi đàn, hát làn điệu của người Ca Dong, nhưng giờ thì không còn lo lắng nữa. 

Mấy năm trở lại đây, nhiều người trẻ trong huyện đến nhà tôi mượn chiêng để tham gia các lễ hội của đồng bào dân tộc thiếu số ở Quảng Ngãi và miền Trung - những lễ hội trước đây chỉ có những người già tâm huyết tham dự. Vậy là quá hạnh phúc rồi", anh Siêng nói.

"Siêng là một người nhiệt huyết và mong muốn giữ gìn truyền thống người Ca Dong đang ngày mai một dần. Có thể thấy từ nỗ lực cá nhân, đến nay Siêng đã tạo nên sức sống và tính kế thừa ở Sơn Tây.

Ông ĐINH QUANG VEN (chủ tịch UBND huyện Sơn Tây)

Ủng hộ Siêng hết mình

Anh Siêng đang là chủ tịch Hội cựu chiến binh xã Sơn Long, chàng trai trẻ tận dụng những buổi họp truyền vào thế hệ trẻ ý thức giữ gìn vốn quý của đồng bào mình. Mới đây, khi anh Siêng đưa ra ý tưởng mở quán cà phê, tạo điểm dừng chân và không gian Ca Dong, UBND xã đã hết lòng ủng hộ.

Hiện tại, nền móng của không gian ấy đang dần hình thành với sự tham gia của nhiều người trẻ khác. Những sản vật như ớt siêm rừng, sâm cau, chè dây, giảo cổ lam... nức tiếng thơm ngon cũng đã được những người trẻ đứng ra thu gom.

Khi không gian ấy hoàn thành sẽ trở thành nơi trưng bày, bán nông sản bản địa. Ông Đinh Quang Ven, chủ tịch UBND huyện Sơn Tây, cho biết: "Huyện sẽ luôn đồng hành cùng Siêng".

Chàng trai mê ong dú

TTO - Gần 10 năm gắn bó với ong dú, trải qua không biết bao nhiêu lần thất bại, giờ đây anh Huỳnh Văn Trưởng (34 tuổi, thôn Kỳ Tân, xã Tam Dân, huyện Phú Ninh, Quảng Nam) đã sở hữu hơn 200 tổ ong dú.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bác sĩ Trung Quốc gây sốt khi khuyên phụ nữ nên ngắm đàn ông cơ bắp để giảm stress

Một bác sĩ sản phụ khoa ở Trung Quốc khiến cộng đồng mạng thích thú khi khuyên phụ nữ nên ngắm đàn ông cơ bắp để giải tỏa căng thẳng, cải thiện tâm trạng và... bổ sung khí huyết.

Bác sĩ Trung Quốc gây sốt khi khuyên phụ nữ nên ngắm đàn ông cơ bắp để giảm stress

Huấn luyện viên phòng gym bất ngờ khi khách quen trở thành Giáo hoàng Leo XIV

Một huấn luyện viên thể hình tại Rome (Ý) bày tỏ sự kinh ngạc khi biết rằng khách hàng thân thiết của mình trong suốt hai năm qua vừa trở thành Giáo hoàng Leo XIV.

Huấn luyện viên phòng gym bất ngờ khi khách quen trở thành Giáo hoàng Leo XIV

Học Bác thầm lặng tận hiến cho đời

10 năm thực hiện chỉ thị 05 của Bộ Chính trị, TP.HCM đã xuất hiện nhiều tấm gương điển hình, mô hình hiệu quả, biến việc học Bác thành làm theo và thầm lặng cùng góp sức dựng xây TP, đất nước.

Học Bác thầm lặng tận hiến cho đời

Xem chiến sĩ đánh thuốc nổ, ném lựu đạn trên thao trường

Sau 3 tháng nhập ngũ, các chiến sĩ mới được kiểm tra bài '3 tiếng nổ', gồm bắn súng tiểu liên AK, ném lựu đạn, đánh thuốc nổ trên thao trường.

Xem chiến sĩ đánh thuốc nổ, ném lựu đạn trên thao trường

Doanh nhân trẻ kiến nghị chính sách để hiện thực hóa khát vọng phát triển

Sau khi nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân được ban hành, nhiều doanh nhân trẻ kiến nghị chính sách hỗ trợ nhằm hiện thực hóa khát vọng phát triển doanh nghiệp, đất nước.

Doanh nhân trẻ kiến nghị chính sách để hiện thực hóa khát vọng phát triển

Mặc đồ yoga nấu ăn cho khách, thu nhập 70 triệu đồng một tháng

A Lục biến sở thích nấu ăn thành nghề kiếm sống, phục vụ phụ nữ trẻ thành thị bận rộn, thu nhập gần 20.000 tệ/tháng (gần 70 triệu đồng/tháng). Nhưng cô cũng vướng phải tranh cãi về cách ăn mặc.

Mặc đồ yoga nấu ăn cho khách, thu nhập 70 triệu đồng một tháng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar