27/10/2014 11:40 GMT+7

​“Con là hàng dễ vỡ”

MINH PHƯỢNG
MINH PHƯỢNG

TT - Câu nói ngô nghê ấy nghe qua sẽ khiến người lớn bật cười. Nhưng đối với hai đứa trẻ sinh đôi Minh Thanh, Minh Thư, đó là nỗi đau và sự chịu đựng suốt mười năm qua.

Hai đứa trẻ ngụ tại đường số 4, P.An Phú, thị xã Thuận An, Bình Dương.

Tại một hội thảo về điều trị bệnh xương thủy tinh, khi được “đẩy ra” và cổ vũ: “Đi cho cô chú coi đi con”. Minh Thanh, Minh Thư buông cổ mẹ, bước tới. Những bước chân khập khiễng nhưng đã rất nhanh nhẹn làm nhiều người ồ lên, nhẹ lòng.

Ai cũng mừng: Vậy là chúng có thể bước đi thật rồi..., bước đi bằng chính đôi chân bé nhỏ kia... Dù đôi chân ấy teo tóp, nhỏ bé với những vết sẹo lớn. Những vết sẹo nối nhau chạy dài từ đùi xuống tận mắt cá chân. Bên trong đôi chân ấy là những đoạn inox giúp xương thêm vững chắc.

Minh Thanh là chị Minh Thư. Cả hai đều đen nhẻm nhưng đôi mắt lại rất đẹp với hàng mi cong vút. Minh Thanh cao hơn Minh Thư chút ít, nhưng thoạt nhìn thì hai đứa bé ấy giống nhau như hai giọt nước.

Mới 9 ngày tuổi, Minh Thanh đã bị gãy xương đùi. Minh Thư cũng bị gãy xương khi vừa 21 ngày tuổi. Hai vợ chồng chị Kim Thị Hương Thảo đã khóc hết nước mắt khi bác sĩ thông báo con mắc bệnh xương thủy tinh. Từ đó, cơ thể “mong manh dễ vỡ” của hai cô bé Minh Thanh, Minh Thư trôi đi với điệp khúc: gãy xương - bó bột - gãy xương - bó bột...

“Mỗi bé đã bị gãy xương gần 40 lần. Mỗi lần bó bột là từ hông xuống cổ chân, lúc thì ngang ngực trở xuống. Nhìn hai đứa trắng toát, nhỏ xíu mà thương lắm - chị Thảo xót xa kể lại - Một tháng thì nửa tháng ở nhà, nửa tháng trong bệnh viện. Cứ hết đứa này thì đến đứa kia bị gãy”.

Cách đây hơn hai năm, gặp được một người đã giúp đỡ hai bé Minh Thanh, Minh Thư khiến trái tim chị Thảo vỡ òa. Đó là ông Tôn Thất Hưng - người đứng ra thành lập dự án chữa bệnh xương thủy tinh cho trẻ bằng dược phẩm chế biến từ cao xương cá sấu ở quận 12, TP.HCM.

Mỗi ngày, nhìn hai đôi chân cong cong, teo hẳn đi ấy bước những bước chân mạnh mẽ, nghe những tiếng í ới: “Đi được con giúp mẹ giặt đồ, nấu cơm, rửa chén... Con giúp mà sao mẹ không cho” đủ làm chộn rộn trái tim của người mẹ.

MINH PHƯỢNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chuyện lạ Kinh thành Huế - Kỳ 1: Đất thiêng giữa Kinh thành

Những người phương Tây khi đến Huế xưa đã ngỡ ngàng ngợi ca về một kinh đô tuyệt đẹp với biết bao câu chuyện thần thánh, thiêng liêng, diệu kỳ.

Chuyện lạ Kinh thành Huế - Kỳ 1: Đất thiêng giữa Kinh thành

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ cuối: Tôi hạnh phúc được là người dân TP.HCM

Tháng 8-1997, tôi nhận giấy báo trúng tuyển Trường ĐH Luật TP.HCM. Ngày tôi rời quê Quảng Ngãi để vào TP.HCM học, má rưng rưng nước mắt căn dặn: "Ở trỏng con gắng học hành thật tốt để má ở nhà an tâm buôn bán, tằn tiện lo cho con ăn học".

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ cuối: Tôi hạnh phúc được là người dân TP.HCM

Săn trăm ký cá từ đống chà khô hồ Dầu Tiếng

Làm nghề cá mà hổng cần đem nhiều ngư cụ, chỉ với đôi bao tay và mấy ống dây dài 30 - 40m, nhưng lượng cá mỗi ngày họ bắt được lên đến hàng trăm kg.

Săn trăm ký cá từ đống chà khô hồ Dầu Tiếng

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 5: Trả nghĩa thành phố bằng một đời thầy thuốc

Sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, bác sĩ Phan Bảo Khánh vào ngành y trong giai đoạn đất nước ở thời kỳ lịch sử đầy biến động.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 5: Trả nghĩa thành phố bằng một đời thầy thuốc

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Dang tay với những phận người khó khăn

TP.HCM dang rộng vòng tay với cả bao thân phận nghèo khó, những người khiếm khuyết, thiệt thòi cũng có thể mưu sinh thiện lương ở TP này.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Dang tay với những phận người khó khăn

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Từ gánh hàng rong đến cuộc sống đủ đầy

25 năm trước, khi bước chân lên chuyến xe rời TP hoa phượng đỏ Hải Phòng vào TP.HCM lập nghiệp, bà Vũ Thị Thoa (53 tuổi, hiện ngụ phường An Khánh, TP Thủ Đức) chỉ có vỏn vẹn vài bộ quần áo và một ít tiền phòng thân.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Từ gánh hàng rong đến cuộc sống đủ đầy
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar