25/05/2016 08:27 GMT+7

Con học giỏi 12 năm, sao lại trượt đại học?

CAO TUYẾT
CAO TUYẾT

TTO - Năm ngoái, con tôi bước vào kỳ thi THPT quốc gia với số điểm mỗi môn toàn trung bình và dưới trung bình, duy nhất chỉ một môn được 6, tôi giật mình tự hỏi sao 12 năm con là học sinh giỏi lại có thể dễ dàng trượt như thế?

Thú thật, nhìn điểm số bết bát của con, cả nhà tôi ngã ngửa người. Vợ tôi sốc đến mức bỏ ăn mấy ngày liền vì kết quả thi của con thấp không thể tưởng tượng được. Cái khó hiểu là ở chỗ con tôi vốn là học sinh giỏi 12 năm liền nên điểm thi của con khiến chúng tôi rất sốc và khó chấp nhận.

Ngồi vân vê cốc nước, tôi hỏi con: “Con học hành thế nào mà kết quả tệ quá vậy?”. Con tôi trả lời thế này: “Con cũng chẳng biết nữa ba ạ. Con học thế nào thì thi như thế ấy thôi”.

Nghe con trả lời mà tôi nóng cả mặt. Trong khi đó, ngay khi con bước vào lớp 11, tôi đã đi đăng ký cho con học mấy lớp luyện rồi học chính, học thêm đủ cả. Đóng tiền cho con học đầy đủ, bồi dưỡng thầy cô giáo, trang bị cho con từ máy vi tính cho đến sách vở chẳng thiếu thứ gì, ấy vậy mà giờ tôi thất vọng, đau đớn khi nhận được những điểm số trung bình và dưới trung bình khi con tham gia kỳ thi THPT quốc gia.

Tôi buồn vì con trượt một mà giật mình vì bấy lâu nay đã không nhìn ra đúng bản chất những tấm giấy khen của con mình đem về đều đặn hằng năm. Tôi từng nghĩ con mình giỏi lắm. Nếu không giỏi thì sao tổng kết hằng năm đều tám phẩy, chín phẩy? Tôi từng tự tin con thi sẽ đạt điểm cao, rằng gửi hồ sơ trường nào “ăn” trường ấy.

Nào ngờ những tấm giấy khen của con bây giờ đã bị “bóc mẽ” trần trụi thế này đây. Tôi nhục nhã mỗi khi ai đó hỏi con có đậu không. Hay “sao học sinh giỏi lại trượt được nhỉ?”. Không khí nhà tôi trở nên nặng nề như thế.

Tôi đem chuyện này nói với mấy đồng nghiệp thì nhận được câu trả lời rằng cũng tại tư duy của tôi quá lỗi thời. Có người còn khuyên: “Đừng tin vào điểm số”. Người khác lại nói: “Giấy khen bây giờ chỉ là hình thức”.

Ai có thể trả lời thay tôi câu hỏi tại sao con tôi 12 năm là học sinh giỏi với vô số điểm 9, điểm 10 lại có thể nhận điểm 3, điểm 4 thảm hại khi tham gia kỳ thi THPT quốc gia năm ngoái?

CAO TUYẾT

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sinh viên Đại học Duy Tân giành giải cao tại ngày hội Hàn Quốc

22 sinh viên khoa tiếng Hàn, Trường Ngôn ngữ và Xã hội nhân văn (LHSS) và câu lạc bộ (CLB) K-pop của Đại học (ĐH) Duy Tân đã giành 1 giải nhất, 1 giải nhì và giải trang phục Hanbok tái chế tại Ngày hội Ngôn ngữ và Văn hóa Hàn Quốc khu vực miền Trung.

Sinh viên Đại học Duy Tân giành giải cao tại ngày hội Hàn Quốc

'Em sợ trả lời sai bị phạt'

Dưới sân trường, cô giáo hỏi học sinh có thích đọc sách không. Kỳ lạ thay, không em nào trả lời. Hỏi nhỏ một em, em bảo: 'Em sợ trả lời sai bị phạt'.

'Em sợ trả lời sai bị phạt'

Làm rõ vụ nam sinh bị bạn đánh bằng mũ bảo hiểm, kêu cứu 'mình có làm gì mấy bạn đâu'

Học sinh lớp 8 ở Đồng Nai bị nhóm bạn cùng trường dùng mũ bảo hiểm, tay, chân đánh, đá liên tiếp khiến dư luận bức xúc.

Làm rõ vụ nam sinh bị bạn đánh bằng mũ bảo hiểm, kêu cứu 'mình có làm gì mấy bạn đâu'

Tranh luận có nên xóa bỏ hội đồng trường?

Tại tọa đàm Tham vấn chính sách xây dựng dự án Luật Giáo dục đại học (sửa đổi), các đại biểu đã chỉ ra những bất cập về hoạt động của hội đồng trường.

Tranh luận có nên xóa bỏ hội đồng trường?

Thi lệch nên học lệch

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, trong khi môn lịch sử, địa lý đều có trên 42% thí sinh đăng ký thì chỉ 21% chọn hóa học, 6,2% chọn sinh học...

Thi lệch nên học lệch

Bác Hồ với giáo dục: Học để làm người, học để phụng sự

Những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục như một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, học không bao giờ cùng, học để làm người, để phụng sự… được các nhà khoa học khẳng định vẫn là kim chỉ nam dẫn dắt nền giáo dục.

Bác Hồ với giáo dục: Học để làm người, học để phụng sự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar