03/05/2008 08:30 GMT+7

Cồn Hến, Huế của muôn năm cũ

Theo THÙY TRANG - Du Lịch
Theo THÙY TRANG - Du Lịch

Cồn Hến nằm ở hạ nguồn sông Hương thơ mộng, nổi tiếng với đặc sản cơm, bún hến của riêng Huế. Ở giữa kinh đô du lịch, cồn Hến là một nốt trầm xao xuyến trong trường khúc Huế nhiều xúc cảm.

Phóng to
Từ cồn Hến - Vĩ Dạ nhìn về thành phố Huế

Không mấy người thăm cồn Hến khi đến Huế, lại càng ít người xem nó như một địa chỉ du lịch. Tuy nhiên, cồn Hến vẫn là một điểm đến của những cảm nhận sâu lắng. Trong sự thay đổi nhanh chóng của Huế, cồn Hến vẫn luôn mang trong mình vẻ trầm mặc sâu lắng, vì vậy có người nói cồn Hến là Huế của muôn năm cũ.

Cồn Hến là làng thuộc xã Hương Lưu, phường Vĩ Dạ, cách trung tâm thành phố Huế chừng vài kilômet. Gọi là cồn bởi đây là bãi đất phù sa rộng nổi lên giữa sông Hương. Trong Dịch Lý của kiến trúc kinh thành Huế xưa, nơi này được đặt tên là "Tả Thanh Long". Còn người dân chỉ quen gọi nôm na là cồn Hến. Dòng sông Hương chảy qua nơi này nước trong vắt, ít phù sa và chất phèn.

Sáng sớm, cồn Hến nhạt nhòa sương trắng. Con đường nhỏ như một như một sóng dao cắt đôi làng, hai bên những hàng dâm bụt xanh ngắt, tĩnh mịch. Chạy thẳng một đoạn, uốn cong một đoạn rồi bị chặn ngang bởi sông Hương. Có người bảo con đường nhỏ bé ấy là tâm niệm về một sự trăn trở cội nguồn, con đường đưa cồn trở về với dòng Hương, con sông bồi đắp lên nó.

Cồn Hến không có gì ngoài hến, vỏ hến bao phủ hết toàn bộ cồn từ những con đường, những sân nhà. Mỗi lớp hến chồng lên mang một màu sắc khác nhau, lớp dưới cùng dần quyện tan vào đất. Bước trên con đường cồn Hến, xao lòng nghe tiếng vỏ hến lạo xạo vỡ tan dưới chân người để có cảm giác thời gian lắng đọng.

Ở cồn Hến, thời gian như ngừng chảy, ngày bắt đầu bằng tiếng máy cào hến xé tan không khí tĩnh mịch, tiếp nối bằng những làn khói trắng và mùi hến luộc và kết thúc trong những xóm nhỏ bên những tô cơm, bún hến thơm nức.

Hoàng hôn, mặt trời như một chiếc lồng đèn khổng lồ treo trên cồn Hến. Sắc đỏ mặt trời quyện vào màu xanh cồn rồi thả xuống sông Hương làm nên một bức tranh mê hoặc lòng người.

Phóng to
Đò đậu ở cồn Hến

Cồn Hến chỉ bao gồm bốn xóm nhỏ im ắng và trầm mặc. Qua cồn, ăn một tô bún hến nghe giọng nói như rót mật của con gái Huế là cách dễ nhất để cảm nhận vẻ đẹp sâu lắng của ngàn năm. Bởi vậy, Huế dù có thay đổi thì cồn Hến vẫn luôn giữ được nét xưa trong từng hơi thở.

Một chút với món cơm Hến nổi tiếng gồm 13 vị đặc trưng cho âm dương, ngũ hành. Ngày nay, cơm Hến có mặt ở khắp nơi, nhưng chỉ có cồn Hến là lưu giữ được bản sắc của món đặc sản này. Vậy nên ăn cơm hến, không nơi nào ngon bằng cồn Hến.

Cũng có thể bắt gặp một gánh hàng rong “đặc sản” của các o, các mệ trên cồn luôn dành tặng khách những nụ cười đầm ấm và một bát nước chè để ấm lòng sau khi ăn cơm hến, để lại ngỡ ngàng với nét duyên ngàn năm rất Huế.

Đến cồn Hến là một hành trình của cảm xúc, của hoài niệm về cái đẹp sâu lắng trường tồn qua gió bụi thời gian.

Theo THÙY TRANG - Du Lịch

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bắt trend ‘anh Long’ đón G-Dragon đến Việt Nam

Không chỉ bùng nổ, lan tỏa trên mạng xã hội, thông tin nam ca sĩ G-Dragon đến Việt Nam trong tháng 6 tới còn trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các thương hiệu F&B.

Bắt trend ‘anh Long’ đón G-Dragon đến Việt Nam

Tết Đoan ngọ mùng 5-5, AFN dạy làm bánh bá trạng Phúc Kiến

Một loại bánh không thể thiếu trong ngày Tết Đoan ngọ (5-5 âm lịch) với người Hoa là bánh bá trạng (còn gọi là bánh ú). Kênh ẩm thực AFN chia sẻ công thức làm bánh truyền thống bá trạng Phúc Kiến nổi tiếng.

Tết Đoan ngọ mùng 5-5, AFN dạy làm bánh bá trạng Phúc Kiến

Lên núi Cấm ăn bánh xèo rau rừng đầu mùa mưa

Thưởng thức bánh xèo rau rừng núi Cấm rất thú vị, đặc biệt vào thời điểm đầu mùa mưa, bởi lúc này rau rừng tươi non hơn sau khi được tắm tưới bởi vài cơn mưa.

Lên núi Cấm ăn bánh xèo rau rừng đầu mùa mưa

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Đầu tháng 5 hằng năm, khi những cơn mưa chuyển mùa lác đác đổ xuống, báo hiệu một mùa trâm nữa lại về. Những mùa trâm chín không chỉ gắn liền với tuổi thơ của bọn trẻ con ở miền Tây, mà còn là nguồn thu nhập lớn của người dân vùng Bảy Núi, An Giang.

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Tháng 5, khi những cơn mưa dông đầu mùa rải đều lên tán rừng rậm rạp miền Tây Quảng Nam, cũng là lúc núi rừng Trường Sơn như cựa mình thức dậy sau giấc ngủ dài mùa nắng.

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Còn đâu hương vị bánh khọt Vũng Tàu ngày xưa

Vũng Tàu có nhiều món đặc trưng như lẩu cá đuối, cá khoai, gỏi cá mai… Nhưng một số du khách đến nơi đây hài hước nói rằng trong sự lựa chọn của họ, bánh khọt mà đứng vị trí số 2 thì không có số 1.

Còn đâu hương vị bánh khọt Vũng Tàu ngày xưa
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar