TTCT - Loạt soạt một chiếc túi hoặc giỏ đồ nghề, trong đựng vài đôi lót giày, một chai cồn, hai hộp xi, bàn chải, dăm ba mảnh vải vụn, đôi khi thêm chiếc kẹp tóc, hộp kem chống nẻ và cả... vài miếng băng vệ sinh rẻ tiền, các cô bé đánh giày lang thang khắp Hà Nội để hành nghề. Phóng to Bé Hà đang đánh giày trên vỉa hè phố Lý Thường KiệtTTCT - Loạt soạt một chiếc túi hoặc giỏ đồ nghề, trong đựng vài đôi lót giày, một chai cồn, hai hộp xi, bàn chải, dăm ba mảnh vải vụn, đôi khi thêm chiếc kẹp tóc, hộp kem chống nẻ và cả... vài miếng băng vệ sinh rẻ tiền, các cô bé đánh giày lang thang khắp Hà Nội để hành nghề. Bốn cô bé mắt sáng lên trước đống giày được đổ ra từ chiếc túi của tôi. Nhanh nhẹn và ngoan ngoãn, Lan - cô bé lớn nhất nhóm - đặt trước mặt tôi tờ báo quảng cáo: “Cô ngồi tạm, hơi lâu đấy ạ. Bọn cháu mới vào nghề, đánh chậm nhưng cẩn thận hơn bọn con trai”. Vừa thoăn thoắt đánh giày, bốn cô bé liến thoắng kể chuyện. Đổi nghề mưu sinh “Bốn đứa bọn cháu, đứa nhà ít nhất cũng năm chị em, đông như nhà cái Hương đây thì bảy. Ở làng cháu (Hoàng Đạo, Hoằng Hóa, Thanh Hóa) học hết lớp 9 là nghỉ, gái trai gì cũng bỏ làng đi làm thuê hết, về làng bây giờ tìm một vài đứa tầm tuổi 15, 16 như bọn cháu cũng hiếm. Lúc đầu ra Hà Nội mỗi đứa một nghề, cái Hương thì rửa bát thuê, cái Hà đi bế em, còn cháu thì bán báo” - Lan kể. Những ngày đi bán báo với Lan là cả chuỗi ngày dầm mưa dãi nắng, ăn uống tạm bợ. Ngày kiếm được thì ăn bữa cơm bụi, bữa xôi, ngày mưa gió ế báo thì chỉ ăn gói cơm nắm và đủ tiền ngủ trọ qua đêm. Hương tiếp lời bạn: “Đi làm thuê khổ lắm, bị chủ mắng suốt lại không được tự do nên bọn cháu bỏ. Đi bán báo thì vất vả, phải đi nhiều mà chỉ ế mấy tờ là coi như chẳng được đồng lãi nào. Có đứa theo khách mời mua báo còn bị gom về đồn công an nên bọn cháu quyết định chuyển sang đánh giày, không cần vốn, không phụ thuộc vào ai. Chả thế mà bao nhiêu đứa bán báo chuyển sang đánh giày gần hết”. Không giống như các bạn, Chi (Vũ Thư, Thái Bình) lại bỏ nghề trông em vì: “Chú chủ nhà lúc nào cũng bắt cháu bóp chân tay”. Chi cho biết thêm: “Gần tháng trước thấy một bạn nữ đánh giày cho khách, cháu nghĩ con gái cũng đi đánh giày được, vậy là bỏ nhà chủ đi luôn. Mất gần tháng tiền công”. Với Thu Thảo (quê ở Thang Long, Nông Cống, Thanh Hóa) thì “đổi nghề” đơn giản chỉ vì “không muốn bố mẹ biết mình ở đâu”. Thảo nức nở khi kể chuyện hằng tháng bố mẹ nhắn ra nhà chủ bắt gửi tiền về. Chuyện đó cũng đồng nghĩa với việc Thảo không được phép nghỉ một ngày làm thuê nào bắt đầu từ 3 giờ sáng cho dù ốm đau. Rời khỏi nhà chủ, các cô bé tìm đến xóm trọ ở Cầu Giấy, nơi có đông các cô, các chị cùng quê, cùng đi bán báo, bán hoa quả rong đang ở xin tạm trú cùng. Tiền trọ được tính theo từng đêm. 5.000đ/đêm, ở đêm nào nộp tiền đêm ấy. Các cô bé lấy tiền dành dụm sắm đồ nghề, còn nghề thì được một chị đi trước dạy cho vài buổi, thế là “xuống đường”. 1 ngày = 10.000đ Không rời mắt khỏi đôi giày, Hà kể: “Mỗi ngày bọn cháu bắt đầu từ 6g sáng, đó là giờ khách uống cà phê, ăn sáng trước khi đi làm nên họ thường tranh thủ đánh giày. Hết “giờ cao điểm”, cả bọn lót dạ 1.000đ xôi rồi “hành quân” ra ga, bến xe. Ra đó thì đông khách nhưng dễ bị bọn con trai bụi đời đánh giày trấn tiền và xua đuổi nên phải đi thành nhóm. Gần 11g trưa lại về các quán cơm trưa văn phòng và quán cà phê giải khát. Buổi chiều, bọn cháu lại “tập kết” tại mấy chỗ chơi bida, cầu lông hay bóng bàn. Thường 19g là bọn cháu ăn tối và về nhà trọ”. Hương tính chi li: “Mỗi ngày trung bình một người đánh được năm đôi giày (15.000đ). Tiền ngủ tối 5.000đ, ăn sáng 1.000đ, trưa và chiều mỗi bữa 2.000đ. Như vậy cả ngày hết 10.000đ, để dành được 5.000đ”. Vì mỗi bữa ăn chỉ có 2.000đ nên chủ yếu các cô bé ăn xôi và bánh mì. Nhớ cơm thì mua gói cơm nắm cũng giá 2.000đ ăn cho đỡ nhớ nhà. Gặp hôm đông khách hơn thì sẽ tự “chiêu đãi” mình bữa cơm bình dân 5.000đ. Hà se sẽ nói: “Bây giờ đắt đỏ, vào hàng cơm phải ăn từ 5.000đ trở lên, mà thế thì hết sạch tiền, không để dành được nên bọn cháu không dám ăn cơm. Tiết kiệm thế một tháng mới có hơn trăm nghìn đồng gửi về quê. Đứa nào lớn tuổi hơn “đến tháng” còn phải tốn mấy nghìn mua băng vệ sinh”. Giọng Hà bất ngờ già nua: “Bọn cháu 16 rồi nhưng hầu hết chưa “thấy tháng”. Chắc tại ở quê ăn uống thiếu chất nên phát triển muộn. Thế càng đỡ...”. Vừa từ quê ra vốn đang ngày ba bữa cơm, nay ăn uống thiếu thốn nên các cô bé đều trông xanh xao và gầy, tóc dài vàng hoe buộc túm sau lưng. Khỏe mạnh còn đỡ, ngày mưa gió, rét mướt hay ốm đau không kiếm được tiền không dám mua thuốc uống, các cô bé vẫn co ro ra phố vạ vật cho hết ngày vì không muốn bị trả thêm tiền thuê nhà ban ngày. Thủy chia sẻ: “Cháu thì cứ ốm là muốn về quê, nếu nằm ở nhà trọ cả ngày mọi người đi hết không ai chăm sóc thì lại tốn tiền, nhưng mỗi lần về quê mất gần 40.000đ nên không dám về”. Hiểm họa rình rập Ăn uống tạm bợ, kiếm sống qua ngày là chuyện quen thuộc với các cô bé. Thế nhưng cuộc sống một thân một mình giữa phố phường Hà Nội lại không hề đơn giản chút nào. Kỷ niệm đầu tiên với Hà là lần lang thang gần bến xe Kim Mã, vừa đến gần một ông khách đang đợi xe, chưa kịp mời Hà đã bị hai thằng choai choai lôi xềnh xệch ra một góc và bắt nộp “lệ phí hành nghề”. Sợ quá, Hà không bao giờ dám quay lại đó. Hương kể: “Dạo đầu, mỗi đứa đi một đường, cháu thì bị một ông trên phố L.G gọi vào nhà đánh giày rồi giở trò mất dạy, may mà cháu kêu lên ông ấy bỏ ra”... Rút kinh nghiệm, từ đó cả bốn đứa đi chung. Một đôi giày cũng đánh chung rồi chia tiền làm bốn. Sau vài tháng “cọ xát” tích lũy kinh nghiệm, các cô bé khôn ngoan hơn và “bộ tứ” đã quyết định chọn địa bàn “cát cứ” là khu vực Phan Chu Trinh, Hai Bà Trưng. Thủy cho biết: “Khu này nhiều cửa hàng, công sở, quán ăn, lại đông người nên không sợ bị bắt nạt, bắt cóc hay quịt tiền. Hôm trước gặp một cô cứ lân la hỏi chuyện, rủ rê nên bọn cháu sợ lắm, không đứa nào dám đi riêng. Bọn cháu càng sợ hơn khi đọc báo Công An TP.HCM thấy có chị đi làm thuê ở Hà Nội rồi mất tích, gia đình đang đi tìm mà không thấy”. Ở Hà Nội hiện nay có nhiều bé gái hành nghề đánh giày như bốn cô bé mà tôi đã gặp. Việc tồn tại và kiếm sống không tạm trú, đeo bám khách du lịch, ngủ công viên gây mất mỹ quan đô thị của các em là vi phạm các qui định, tuy nhiên có một vấn đề lớn hơn đó là nguy cơ bị lạm dụng về thể xác, tinh thần luôn rình rập các em. Nói như bé Hà thì: “Chuyện đó có. Ở với nhà chủ cũng chưa chắc tránh khỏi nên tụi cháu không nghĩ đến”.
Mở chiếc rương di cảo của sử gia Trần Trọng Kim VIỆT ANH (VIỆN NGHIÊN CỨU HÁN NÔM) 02/07/2025 1990 từ
"Ba người vượt ngục Guyane": Để tin yêu - dù cuộc đời có những éo le lịch sử NGUYỄN THỊ NGỌC HẢI 01/07/2025 2011 từ
Tổng Bí thư: Có chính sách đãi ngộ đặc biệt thu hút ít nhất 100 chuyên gia hàng đầu về nước THÀNH CHUNG 06/07/2025 Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu xây dựng chính sách đãi ngộ đặc biệt (vượt khung lương, nhà ở, môi trường làm việc) để thu hút ít nhất 100 chuyên gia hàng đầu về nước làm việc.
Việt Nam xuất khẩu cá tra, ba sa và rô phi sang Brazil, hướng tới thương hiệu cà phê chung DUY LINH 06/07/2025 Việc xuất khẩu gạo sang Brazil giúp nước này đảm bảo an ninh lương thực. Hai bên cũng thúc đẩy liên minh cà phê, xây dựng thương hiệu chung.
Vì sao đường phố Đà Nẵng ngập chìm trong nước giữa mùa hè? ĐOÀN CƯỜNG 06/07/2025 Trận mưa như trút nước chiều tối 5-7 khiến nhiều người bất ngờ khi chứng kiến nhiều tuyến phố của Đà Nẵng chìm trong nước. Tiến sĩ Lê Hùng - Trường đại học Bách khoa Đà Nẵng đã có những chia sẻ về nguyên nhân và đề xuất, hiến kế các giải pháp.
Những bí mật bên trong 'sòng bạc' 2.600 tỉ tại King Club THÂN HOÀNG 06/07/2025 Trong vụ án đường dây đánh bạc 107 triệu USD, 136 bị can tham gia sát phạt tại "sòng bạc" King Club có đủ nghề nghiệp, địa vị khác nhau.