13/04/2025 09:12 GMT+7
Trở lại chủ đề

Còn đâu 'giấc mơ Mỹ' thời ông Trump

Kể từ khi nhậm chức vào tháng 1-2025, chính quyền Tổng thống Donald Trump đã nhanh chóng thực hiện một loạt thay đổi đáng kể trong chính sách nhập cư của Mỹ, tập trung vào việc hạn chế nhập cư và tăng cường thực thi pháp luật.

giấc mơ Mỹ - Ảnh 1.

Ông Trump cho biết tôn trọng phán quyết ngày 10-4 của Tòa án tối cao Mỹ về việc đưa trở về Kilmar Abrego Garcia, một người di cư El Salvador bị trục xuất nhầm vào tháng trước và bị giữ ở nhà tù khét tiếng ngay tại quê hương - Ảnh: AFP

Giấc mơ Mỹ là cụm từ quen thuộc thể hiện niềm khao khát của nhiều người mong muốn được đặt chân đến Mỹ để có được một cuộc sống tự do, bình đẳng và hạnh phúc.

Nay những thay đổi trong chính sách nhập cư thời ông Trump, được triển khai chủ yếu thông qua các lệnh hành pháp và hành động thực thi quyết liệt, không chỉ nhắm vào người nhập cư bất hợp pháp mà còn dần mở rộng phạm vi đến các nhóm như sinh viên quốc tế, công nhân và cả những người có thẻ xanh hợp pháp.

Mở rộng đối tượng

Đài CNN ngày 11-4 cho biết chính quyền Tổng thống Trump đang thực hiện một chiến dịch trục xuất mạnh mẽ đối với cộng đồng du học sinh tại Mỹ, với hơn 500 sinh viên, giảng viên và nhà nghiên cứu bị thu hồi thị thực trong năm nay. 

Các lý do thu hồi bao gồm những vi phạm nhỏ như lỗi khai báo sai thông tin, chưa thanh toán vé phạt giao thông, chạy xe quá tốc độ cho đến việc có liên quan phong trào ủng hộ Palestine hoặc không có lý do cụ thể nào được đưa ra.

giấc mơ Mỹ - Ảnh 2.

Một người phụ nữ cầm biển hiệu ủng hộ Mahmoud Khalil - người dẫn đầu các cuộc biểu tình ủng hộ Palestine trong khuôn viên trường đại học - tại Quảng trường Thời đại ngày 12-4

Anh Mahmoud Khalil, một sinh viên người Syria tại Đại học Columbia và là thường trú nhân hợp pháp tại Mỹ, đã bị chính quyền ông Trump bắt giữ hôm 8-3 vì tham gia các cuộc biểu tình ủng hộ Palestine tại các trường đại học. 

Sự kiện này đánh dấu vụ bắt giữ đầu tiên trong chiến dịch trấn áp sinh viên tham gia các cuộc biểu tình dưới thời chính quyền Trump 2.0. 

Anh Khalil bị chuyển ngay đến một trung tâm giam giữ di trú ở bang Louisiana, phải đối mặt với việc có thể bị trục xuất khỏi Mỹ với lý do hành động của anh gây ảnh hưởng xấu đến chính sách đối ngoại của Washington.

Ngay cả khi thừa nhận trục xuất nhầm người, như trường hợp của anh Kilmer Abrego Garcia - một người nhập cư gốc El Salvador đang sống tại bang Maryland và đã được tòa án bảo vệ khỏi trục xuất từ năm 2019, chính quyền ông Trump cũng chỉ dừng lại ở việc công nhận sai sót nhưng vẫn không thể đưa anh về nước ngay vì vướng mắc thủ tục ngoại giao.

Những trường hợp như vậy ngày càng nối dài trong thời gian gần đây, phơi bày mức độ khắc nghiệt và khó lường của chính sách trục xuất tại Mỹ. 

Chiến dịch của ông Trump đã vượt xa mục tiêu xử lý người nhập cư bất hợp pháp, lan rộng tới cả du học sinh, giảng viên, nhà nghiên cứu quốc tế, thậm chí những thường trú nhân hợp pháp - những người từng tin tưởng vào sự bảo vệ của pháp luật Mỹ.

Không còn đơn thuần là việc thực thi pháp luật, chiến dịch này đang dần biến thành một cuộc "thanh trừng" lạnh lùng, bất chấp hậu quả nhân đạo và pháp lý, thổi bùng lên những lo ngại sâu sắc về lạm quyền và sự suy giảm công lý trong hệ thống.

giấc mơ Mỹ - Ảnh 3.

Tổng thống Trump phát biểu sau khi ký hàng loạt sắc lệnh hành pháp tại Phòng Bầu dục ngày 9- 4 - Ảnh REUTERS

Ngày một khó đoán

Quan điểm cứng rắn của ông Trump đối với nhập cư đã trở thành điểm nhấn trong bản sắc chính trị của ông suốt nhiều năm qua. Từ những ngày tranh cử trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên, ông Trump cam kết sẽ "đưa người Mỹ lên hàng đầu" và bảo vệ nền kinh tế, an ninh quốc gia cũng như văn hóa của Mỹ bằng cách hạn chế dòng chảy nhập cư. 

Chính sách "America First" (nước Mỹ trước hết) của ông trở thành kim chỉ nam cho những chiến dịch cứng rắn, với mục tiêu không chỉ ngăn chặn người nhập cư trái phép mà còn thắt chặt kiểm soát người nhập cư hợp pháp.

Trong nhiệm kỳ đầu tiên, ông Trump đã cố gắng chấm dứt chương trình DACA (Deferred Action for Childhood Arrivals), bảo vệ những người nhập cư trẻ tuổi đến Mỹ bất hợp pháp khi còn nhỏ nhưng bị các tòa án ngăn chặn, theo NBC News. 

Song song đó, chính quyền của ông đã triển khai các chương trình như "Zero Tolerance" (Không dung túng) dẫn đến việc tách rời trẻ em khỏi gia đình khi cha mẹ của chúng bị bắt giữ vì vượt biên, càng làm nổi bật lập trường cứng rắn của vị tổng thống, dù cuối cùng nó đã bị hủy bỏ vào năm 2018 dưới áp lực công chúng.

Đáng chú ý, ngay sau khi nhậm chức vào tháng 1-2025, Tổng thống Trump đã ký một sắc lệnh hành pháp gây chấn động: tuyên bố trẻ em có cha mẹ là người nhập cư không có giấy tờ, được sinh ra trên đất Mỹ sau ngày 19-2 sẽ không được xem là công dân. 

Sắc lệnh này áp dụng cả với những trường hợp trẻ có cha không phải công dân Mỹ và mẹ là người nhập cảnh vào Mỹ hợp pháp nhưng ngắn hạn, ví dụ như du khách, du học sinh hoặc lao động thời vụ. 

Mặc dù sắc lệnh này chưa được áp dụng do bị nhiều tòa án liên bang chặn bằng các lệnh cấm tạm thời và sơ bộ, nó vẫn thấy rõ tham vọng "nước Mỹ trước hết" của ông Trump khi muốn kiểm soát chặt chẽ mọi dòng chảy nhập cư.

Song song với đó, chính quyền Washington còn sử dụng Đạo luật kẻ thù nước ngoài - một đạo luật hiếm khi được áp dụng kể từ năm 1798 - như một công cụ pháp lý để biện minh cho việc trục xuất người nhập cư chỉ dựa trên quốc tịch của họ. 

Dù việc áp dụng đạo luật này vẫn ở quy mô hạn chế nhưng nó lại cho thấy sự sẵn sàng của chính quyền trong việc sử dụng mọi công cụ có sẵn nhằm thắt chặt kiểm soát nhập cư.

giấc mơ Mỹ - Ảnh 4.

Các sinh viên biểu tình ở trung tâm thành phố Minneapolis vào ngày 29-3, sau khi sinh viên quốc tế tại Đại học Minnesota là Doğukan Günaydin bị các đặc vụ ICE (Cơ quan Thực thi di trú và Hải quan Mỹ) bắt giữ - Ảnh

Kể từ khi tái đắc cử, ông Trump đã đẩy mạnh lập trường cứng rắn đối với vấn đề nhập cư, biến đây trở thành một cuộc chiến không khoan nhượng với hàng loạt chính sách khắc nghiệt. Dù các biện pháp này nhằm bảo vệ an ninh quốc gia và ưu tiên lợi ích của người Mỹ nhưng chúng cũng kéo theo hậu quả nghiêm trọng về nhân quyền và sự công bằng pháp lý.

Chính sách "nước Mỹ trước hết" của vị tổng thống 78 tuổi khiến bức tranh về chính sách nhập cư ngày càng trở nên mơ hồ và đầy bất ổn, để lại dấu hỏi lớn về tương lai khi các biện pháp này có thể vượt qua giới hạn pháp lý và xã hội hiện hành.

Người Mỹ nghĩ gì?

Theo kết quả khảo sát do Hãng tin AP phối hợp với Trung tâm NORC for Public Affairs Research thực hiện vào tháng 3 với sự tham gia của 1.229 người trưởng thành, khoảng một nửa số người được hỏi bày tỏ sự ủng hộ đối với cách ông Trump xử lý vấn đề nhập cư.

Đây cũng là lĩnh vực mà vị tổng thống nhận được mức ủng hộ cao nhất so với các chính sách khác trong nhiệm kỳ của mình.

Đáng chú ý, ngay cả trong hàng ngũ cử tri Đảng Dân chủ - vốn thường xuyên phản đối các chính sách của ông Trump - vẫn có khoảng 20% đồng tình cách tiếp cận cứng rắn của ông đối với vấn đề nhập cư.

Không còn 'giấc mơ Mỹ' nhờ đẻ con?

Trả lời Đài NBC ngày 8-12 (giờ Mỹ), Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump cam kết sẽ cải tổ hệ thống nhập cư của nước Mỹ. Đáng chú ý, ông khẳng định sẽ tìm cách loại bỏ quyền có quốc tịch Mỹ ngay khi sinh (jus soli).

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Musk lại nói Starlink bị cấm tại Nam Phi do ông không phải người da đen

Ông Elon Musk cáo buộc Nam Phi cấm mạng Internet của Starlink phủ sóng vì ông “không phải người da đen”, trong khi cơ quan địa phương khẳng định chưa từng nhận hồ sơ xin cấp phép của SpaceX.

Ông Musk lại nói Starlink bị cấm tại Nam Phi do ông không phải người da đen

Du lịch Nhật Bản lao đao vì lời 'tiên tri' động đất tháng 7

Lời 'tiên tri' trong bộ truyện tranh xuất bản từ năm 1999 về trận động đất sẽ xảy ra vào tháng 7 năm nay đang khiến lượng khách du lịch đến Nhật Bản sụt giảm mạnh.

Du lịch Nhật Bản lao đao vì lời 'tiên tri' động đất tháng 7

'Con trăn khổng lồ' bơi trên sông Amazon là không có thật

Một video ghi lại cảnh con trăn khổng lồ bơi trong sông Amazon đã thu hút hàng triệu lượt xem trên mạng xã hội khắp các quốc gia - nhưng thực tế video này được tạo ra bằng trí tuệ nhân tạo (AI).

'Con trăn khổng lồ' bơi trên sông Amazon là không có thật

Mỹ yêu cầu phóng viên phải có người hộ tống khi tác nghiệp tại Bộ Quốc phòng

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth vừa ban hành quy định mới, yêu cầu các phóng viên phải có người hộ tống khi tác nghiệp tại các tòa nhà thuộc Bộ Quốc phòng, nhằm tăng cường bảo mật thông tin.

Mỹ yêu cầu phóng viên phải có người hộ tống khi tác nghiệp tại Bộ Quốc phòng

Boeing chi 1,1 tỉ USD để tránh bị truy tố vụ 737 MAX làm 346 người chết, dư luận phẫn nộ

Theo thỏa thuận, Boeing sẽ nộp phạt 1,1 tỉ USD để đổi lấy việc DOJ hủy bỏ cáo buộc hình sự đối với hãng.

Boeing chi 1,1 tỉ USD để tránh bị truy tố vụ 737 MAX làm 346 người chết, dư luận phẫn nộ

Truyền thông Trung Quốc: Harvard và Trung Quốc đang chung chiến hào

Truyền thông Trung Quốc phản ứng mạnh sau lệnh cấm tuyển sinh quốc tế với Harvard, khi sinh viên Trung Quốc là nhóm du học sinh đông nhất tại trường này.

Truyền thông Trung Quốc: Harvard và Trung Quốc đang chung chiến hào
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar