10/12/2024 09:52 GMT+7

Không còn 'giấc mơ Mỹ' nhờ đẻ con?

Trả lời Đài NBC ngày 8-12 (giờ Mỹ), Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump cam kết sẽ cải tổ hệ thống nhập cư của nước Mỹ. Đáng chú ý, ông khẳng định sẽ tìm cách loại bỏ quyền có quốc tịch Mỹ ngay khi sinh (jus soli).

Không còn 'giấc mơ Mỹ' nhờ đẻ con? - Ảnh 1.

Em bé vẫy cờ Mỹ tại lễ tuyên thệ nhập tịch Mỹ dành cho các công dân mới ở thủ đô Washington D.C - Ảnh: REUTERS

"Jus soli" là một quyền xuất phát từ Tu chính án thứ 14 của Mỹ, đề cập đến việc đảm bảo quyền công dân cho bất kỳ ai được sinh ra trên đất Mỹ, bất chấp tình trạng nhập cư của cha mẹ họ.

Ông Trump quyết tâm chấm dứt 'sinh ra ở Mỹ là công dân Mỹ'

Khi ông Trump được nhà báo Kristen Welker của Đài NBC hỏi có kế hoạch chấm dứt quyền "sinh ra ở Mỹ là công dân Mỹ" hay không, Tổng thống đắc cử Mỹ trả lời dứt khoát: "Có, tuyệt đối có".

Theo kế hoạch của ông Trump, để một đứa trẻ sinh ra tại Mỹ có quyền công dân, các cơ quan liên bang cần yêu cầu ít nhất một người, hoặc cha hoặc mẹ của các em, là công dân hoặc là thường trú nhân Mỹ hợp pháp.

Lệnh hành pháp của ông Trump cũng sẽ từ chối các lợi ích liên quan như hộ chiếu, số an sinh xã hội và phúc lợi do người đóng thuế tài trợ cho những đứa trẻ không thỏa được điều kiện trên.

Quyền "jus soli" cũng là một trong những nguyên nhân hình thành các hộ gia đình có tình trạng nhập cư "hỗn hợp" tại Mỹ - nghĩa là một gia đình có ít nhất một người nhập cư bất hợp pháp, nhưng cũng lại có ít nhất một công dân hoặc một thường trú nhân ở Mỹ hợp pháp.

Theo Trung tâm Nghiên cứu di cư, ước tính có 4,7 triệu hộ gia đình ở Mỹ có tình trạng nhập cư "hỗn hợp". Trong 2,8 triệu hộ gia đình có ít nhất một người nhập cư bất hợp pháp, có 48% hộ có ít nhất một đứa trẻ sinh ra tại Mỹ.

Quyền "jus soli" là đầu mối cho vấn nạn "du lịch sinh con", khi nhiều đường dây lợi dụng thị thực tổ chức cho các bà mẹ đang mang bầu đến và sinh con tại Mỹ để đứa trẻ ngay lập tức là công dân Mỹ.

Trong trường hợp của cộng đồng Ấn Độ tại Mỹ, nếu lệnh hành pháp chống lại quyền "jus soli" của ông Trump được ban hành thành công thì đây sẽ là một rào cản lớn.

Theo phân tích từ số liệu điều tra dân số Mỹ năm 2022 của Pew Research, Mỹ là quê hương của khoảng 4,8 triệu người Mỹ gốc Ấn, trong đó có 34% hay 1,6 triệu người sinh ra ở Mỹ.

Theo đó, nhiều người Ấn Độ hiện đang làm việc tại Mỹ theo thị thực lao động không định cư H-1B, với giới hạn chung cho thời gian ở Mỹ là 6 năm. Như vậy, nếu lệnh hành pháp của ông Trump được ban hành, con cái của các cặp vợ chồng đang ở Mỹ theo diện H-1B sẽ không còn đủ điều kiện để được cấp quyền công dân tự động.

Rào cản pháp lý

Theo thông tin từ Immigration Impact, việc ông Trump loại bỏ quyền "jus soli" không phải là việc dễ dàng. Điều này đòi hỏi việc thông qua một Tu chính án mới trong Hiến pháp Mỹ, và chỉ có thể thực hiện khi đạt được 2/3 số phiếu bầu tại cả Hạ viện và Thượng viện cùng với sự phê chuẩn của 3/4 các tiểu bang.

Trong cuộc trao đổi với Đài NBC, ông Trump vẫn giữ nguyên quan điểm rằng nước Mỹ sẽ phải chấm dứt quyền này.

Năm 2018, ông Trump đề ra khả năng ông có thể thực hiện ý định trên bằng một lệnh hành pháp. Tuy nhiên trong nhiều năm qua các chuyên gia pháp lý và nhiều chính trị gia, bao gồm một số người từ Đảng Cộng hòa, đã bày tỏ sự nghi ngờ về tuyên bố trên của ông Trump.

"Bạn không thể chấm dứt quyền công dân theo nơi sinh bằng một sắc lệnh hành pháp" - ông Paul Ryan, cựu chủ tịch Hạ viện thuộc Đảng Cộng hòa, trả lời trên một đài phát thanh vào năm 2018.

Trong một tài liệu vào năm 2011 của Hội đồng Di trú Mỹ, việc loại bỏ quyền công dân theo nơi sinh sẽ gây ảnh hưởng lớn đến tất cả mọi người. Theo đó, tất cả phụ huynh tại Mỹ sẽ phải trải qua một quá trình khó khăn và tốn kém để chứng minh quyền công dân cho con mình.

"Giấy khai sinh là bằng chứng về quyền công dân. Nếu quyền công dân theo nơi sinh bị xóa bỏ, công dân Mỹ sẽ không còn có thể sử dụng giấy khai sinh để làm bằng chứng về quyền công dân nữa" - tài liệu này phân tích.

Theo phân tích từ một nghiên cứu năm 2010 của Viện Chính sách di cư và Đại học bang Pennsylvania, việc chấm dứt quyền "jus soli" đối với trẻ em có cả cha và mẹ là người nhập cư bất hợp pháp sẽ làm tăng số "dân số trái phép" tại Mỹ lên 4,7 triệu người vào năm 2050.

"Gửi toàn bộ gia đình về nước"

Nhắc đến chính sách trục xuất "không khoan nhượng" khiến nhiều gia đình bị chia cắt ngay tại biên giới Mỹ trong nhiệm kỳ trước, ông Trump cho biết ông sẽ chấm dứt chính sách này nhưng bằng cách "gửi toàn bộ gia đình về nước".

"Chúng ta không cần phải chia cắt các gia đình - ông Trump nói - Chúng ta sẽ gửi toàn bộ gia đình trở về đất nước nơi họ đến một cách rất nhân đạo".

Trong trường hợp cố hương của những người nhập cư không chấp nhận họ, chính quyền sắp tới của ông Trump được cho là có kế hoạch gửi những người này đến những nước thứ ba như Bahamas, quần đảo Turks và Caicos, Panama hay Grenada.

Tuy nhiên, Bahamas vào hôm 5-12 đã bác bỏ đề xuất quốc gia này sẽ tiếp nhận những người nhập cư đến từ nhiều quốc gia do Mỹ trục xuất.

Ông Trump hứa nhập cư vào Mỹ sẽ dễ dàng hơn, trừ 'tội phạm'

Ông Trump nói sẽ trục xuất tất cả người nhập cư trái phép, có thể bao gồm cả công dân Mỹ, nhưng hứa tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người nhập cư hợp pháp.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nông dân Hàn Quốc ‘than trời’ vì thiếu lao động nước ngoài

Nông dân Hàn Quốc đang vật lộn với tình trạng thiếu nhân công nghiêm trọng, đặc biệt khi chính phủ tăng cường kiểm soát lao động nhập cư bất hợp pháp.

Nông dân Hàn Quốc ‘than trời’ vì thiếu lao động nước ngoài

Harvard đâm đơn kiện chính quyền Trump vì lệnh cấm tuyển sinh quốc tế

Đại học Harvard cho rằng động thái cấm trường này tuyển sinh quốc tế là 'vi phạm trắng trợn' Hiến pháp Mỹ và cáo buộc chính phủ đã tìm cách "xóa sổ" 1/4 số sinh viên của trường.

Harvard đâm đơn kiện chính quyền Trump vì lệnh cấm tuyển sinh quốc tế

Ông Trump dọa áp thuế 50% lên EU, 25% với iPhone không sản xuất ở Mỹ

Thị trường ngay lập tức chao đảo sau khi ông Trump dọa áp thuế 50% lên hàng hóa đến từ Liên minh châu Âu (EU), và 25% với iPhone bán ra ở Mỹ nhưng không sản xuất nội địa.

Ông Trump dọa áp thuế 50% lên EU, 25% với iPhone không sản xuất ở Mỹ

Thủ tướng thăm Malaysia, dự Hội nghị cấp cao ASEAN từ ngày 24-5

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân thăm chính thức Malaysia, dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 46 và các hội nghị cấp cao liên quan tại Kuala Lumpur từ ngày 24 đến 28-5.

Thủ tướng thăm Malaysia, dự Hội nghị cấp cao ASEAN từ ngày 24-5

Harvard bị cấm tuyển sinh quốc tế, Trung Quốc kêu gọi Mỹ không chính trị hóa hợp tác giáo dục

Trung Quốc cho rằng việc Mỹ cấm Đại học Harvard tuyển sinh quốc tế sẽ làm tổn hại đến hình ảnh và uy tín quốc tế của chính nước này.

Harvard bị cấm tuyển sinh quốc tế, Trung Quốc kêu gọi Mỹ không chính trị hóa hợp tác giáo dục

Ông Trump: Nga và Ukraine sẽ sớm trao đổi tù binh quy mô lớn

Ông Trump chúc mừng và thông báo Nga và Ukraine đã hoàn tất thỏa thuận trao đổi tù binh, khẳng định việc này sẽ sớm được thực hiện.

Ông Trump: Nga và Ukraine sẽ sớm trao đổi tù binh quy mô lớn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar