Con có chút nào giống mẹ không?

Tôi tên là Margaux Veldeman, tôi sống ở Bỉ và có tên tiếng Việt là Lưu Thị Kim Xuân. 

Mẹ ruột của tôi sinh tôi ngày 22-5-1997 tại Bệnh viện phụ sản Từ Dũ ở TP.HCM và tôi được chuyển đến mái ấm Gò Vấp sau đó không lâu.

Theo giấy tờ, tên mẹ là Luu Thi Kim Cuc, 21 tuổi. Tôi đã và sẽ không bao giờ đặt câu hỏi về  việc mẹ đã bỏ con - là tôi - tại bệnh viện. Tôi nghĩ có lẽ đó đã là lựa chọn tốt nhất khi ấy của mẹ. Chắc chắn rằng mẹ đã rất muốn được nuôi dưỡng tôi nhưng không thể. 

Con có chút nào giống mẹ không? - Ảnh 1.

Bé Lưu Thị Kim Xuân khi được nhận nuôi 1997 - Ảnh: Tư liệu gia đình

Tháng 6-1997, cha mẹ nuôi tôi được báo cho biết rằng họ sẽ được nhận một đứa trẻ sau nhiều năm hy vọng và chờ đợi. Họ tiến hành rất nhiều thủ tục và đến Việt Nam gặp tôi. Ngày 27-9, chúng tôi cùng bay về Bỉ.

Tôi lớn lên trong gia đình ấy, nơi tôi được trao cho rất nhiều tình yêu thương và tất cả những gì tôi cần. Dù sau đó cha mẹ đã chia tay, nhưng tôi chưa bao giờ cảm thấy mình phải thiếu thốn điều gì. 

Tôi có hai em trai và một em gái, là con ruột của cha mẹ và chúng tôi luôn được đối xử công bằng như nhau. Là đứa con có câu chuyện đặc biệt của riêng mình, tôi có chút cảm giác khác biệt nhưng tôi tự hào về điều đó.

Ngay từ đầu, tôi đã có một mối quan hệ tuyệt vời với mẹ, người lúc nào cũng ở bên cạnh tôi, trò chuyện với tôi, cho tôi những hướng dẫn mỗi khi tôi tự hỏi bản thân mình đủ điều. 

May mắn cho tôi, bởi đằng sau vẻ ngoài là một cô gái vui vẻ, tò mò và hơi bốc đồng, tôi là một đứa khá nhạy cảm và giàu cảm xúc. 

Tôi phải thừa nhận rằng rất nhiều lần tôi thấy tức giận khi không thể tìm được câu trả lời cho những câu hỏi của mình. 

Con có chút nào giống mẹ không? - Ảnh 2.

Tôi tự hỏi rằng mẹ trông ra sao và cuộc sống của mẹ có tốt hay không. Tôi rất muốn được nói lời cảm ơn vì những gì mẹ đã làm. 

Tôi cho rằng sinh một đứa đứa con và cho nó đi trong điều kiện khó khăn (tôi đoán tình cảnh là vậy) với hy vọng nó sẽ có cuộc sống tốt hơn là hành động của tình yêu thương thật sự.

Cả đời tôi đã lớn lên bên người mẹ với vẻ ngoài tiêu biểu của người Ý, còn cha thì có mái tóc sáng màu, da trắng và mắt xanh. 

Tôi không dự kiến được mình sẽ phản ứng như thế nào nếu một ngày nào đó có thể gặp người mẹ sinh ra mình. Liệu tôi có giống mẹ không? Tôi đang dự liệu cho chuyến đi Việt Nam đầu tiên vào năm sau. 

Thật là hồi hộp. Tôi khao khát được khám phá đất nước nơi mình sinh ra, trở lại nơi mà mình đã ở trong những tháng đầu đời, và có thể sẽ tham gia một số hoạt động ở đó nữa. Tôi đang có rất nhiều dự định ở Việt Nam... 

Cuối cùng, tôi muốn nói với mẹ của tôi: hy vọng của mẹ đã thành sự thật. Con không quy lỗi cho mẹ vì những gì mẹ đã làm. 

Con thật sự hy vọng rằng ngoài nền giáo dục ở Bỉ và những giá trị mà cha mẹ nuôi đã nuôi dưỡng, con cũng đã được thừa kế gì đó từ tính cách của mẹ và gương mặt con có nét nào đó giống mẹ, dù chỉ một chút thôi cũng được. 

Năm nay, con đã bằng tuổi mẹ vào thời điểm mẹ quyết định cho con mình đi. Con đã có thể đặt mình vào hoàn cảnh của mẹ và hiểu rằng mẹ đã cầu mong con sẽ có được một cuộc sống tốt đẹp hơn so với việc giữ con lại. 

Và đúng như vậy, con đã có một cuộc sống tuyệt vời và vô cùng biết ơn mẹ.

Con có chút nào giống mẹ không? - Ảnh 3.
Con có chút nào giống mẹ không? - Ảnh 4.
MARGAUX VELDEMAN
TƯỜNG VY
BẢO SUZU
4/11/2018

Bình luận hay

Chia sẻ
Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 7: Bình Trị Thiên sau thời khói lửa

Trong các tỉnh lớn được hợp nhất từ các tỉnh nhỏ sau năm 1975 ở nước ta thì tỉnh Bình Trị Thiên là một hiện tượng có nhiều điểm khác biệt so với các địa phương...

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 7: Bình Trị Thiên sau thời khói lửa

Ký ức những lần tách nhập tỉnh - Kỳ 6: Quảng Nam, Đà Nẵng về lại một nhà sau 28 năm

Trong nhiều tỉnh thành cả nước, Đà Nẵng và Quảng Nam có mối lương duyên đặc biệt khi nhiều lần chia tách, tái hợp.

Ký ức những lần tách nhập tỉnh - Kỳ 6: Quảng Nam, Đà Nẵng về lại một nhà sau 28 năm

Lời cảm ơn từ trái tim của người thương binh Nghệ An

'Cảm ơn nghĩa tình, sự tận tụy của báo Tuổi Trẻ, bố tôi và gia đình cảm nhận được tình người ấm áp giữa thành phố đông đúc, xa lạ'.

Lời cảm ơn từ trái tim của người thương binh Nghệ An

'Ai bánh mì nóng giòn đây' ở Himalayas

'Thành công rồi!' - chị Võ Thị Kim Cương reo lên khi mẻ bánh mì làm tại Nepal được nướng thành công sau hàng chục lần thất bại trước đó. Lần đầu tiên bánh mì chuẩn Việt Nam đặc ruột thơm ngon xuất hiện tại xứ sở dãy Himalayas hùng vĩ.

'Ai bánh mì nóng giòn đây' ở Himalayas

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 5: Phú là giàu có, Khánh là mừng vui

Cái tên sao khéo đậm đà - Phú là giàu có, Khánh là mừng vui, hai câu thơ của nhà thơ Sóng Hồng - Trường Chinh khi ông là chủ tịch Hội đồng Nhà nước về thăm Phú Khánh, đã nhắc nhớ cho nhiều người về vẻ giàu đẹp một thời của tỉnh này.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 5: Phú là giàu có, Khánh là mừng vui

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 4: 'Miền đất hứa' giữa hai bờ Cửu Long

Tỉnh Cửu Long rộng lớn nằm giữa sông Tiền và sông Hậu một thời được những người tâm huyết với vùng đất gọi là 'miền đất hứa'.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 4: 'Miền đất hứa' giữa hai bờ Cửu Long
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng