10/04/2015 17:55 GMT+7

Coi tính mạng con em rẻ hơn tiền mua mũ bảo hiểm?

TTO tổng hợp
TTO tổng hợp

TTO - Vẫn có nhiều người coi tính mạng con em họ rẻ hơn tiền mua cái nón bảo hiểm. Không làm gương để dạy dỗ con em mình thì ai có thể dạy các em.

Chở 3, người chở và người ngồi là trẻ em cùng không đội mũ bảo hiểm. Ảnh chụp trước trước tiểu học Phan Văn Trị (Q. Bình Thạnh) trưa 10-4. - Ảnh tư liệu

Đó là bình luận của bạn đọc Tran Quoc Tuan (mibathip@...) cho bản tin:  (Tuổi Trẻ Online 10-4)

Bạn đọc Chương (tqthu56@...) đặt một câu hỏi gay gắt không kém: "Bận quá nên chưa thu xếp được thời gian để đi mua mũ cho con? Đợi tới lúc gặp tai nạn, cháu bị thương nặng ở đầu do không có mũ để đội, thì bố mẹ còn "bận" chuyện gì nữa? 

Bạn đọc KYT-2013 (foodtechtrang@...) kể lại một câu chuyện: Một ngày, tôi muốn chở con gái 8 tuổi đến trường (vì thường ngày có người trông trẻ chở). Tôi bảo con tôi không đội mũ bảo hiểm vì lúc về người rước trẻ sẽ lấy nón cho con. Con bé không dám cãi lời mẹ, lên xe để mẹ chở. Đến trường, con tôi nói rằng: Mẹ ơi con nói mẹ nghe điều này nhe mẹ. Và tôi gật đầu lắng nghe. Con bé nói: Mai mốt mẹ chở con đi ra đường phải đội mũ bảo hiểm cho con nhe, đó là lời cô giáo dạy trong trường. Trời đất ơi, tôi nghe mà xấu hổ với con hết biết. Còn nhỏ mà ý thức an toàn giao thông, ai như bà mẹ này đã biết luật còn phạm luật. Tôi gật đầu đồng ý hai tay. Vì an toàn cho con cái của chúng ta, tôi khuyên các bậc phụ huynh nên đội mũ bảo hiểm cho con khi ra đường. 

Bạn đọc Thinhsake (lequangthinh75@...) chia sẻ: Tôi đội nón bảo hiểm cho con từ khi con 2 tuổi; bây giờ là thói quen khi bé ra đường. Mọi người nên đội nón cho bé để được an toàn. 

Bạn đọc Nguyễn Trường Giang (ntruonggiang007@...) cùng quan điểm: Tôi cũng như bạn thinhsake, đội mũ bảo hiểm cho con từ khi còn nhỏ đến bây gờ bé đã 8 tuổi rồi. Vì đó là để bảo vệ cho con mình chứ có phải bảo vệ người khác đâu? Nhất là tình hình giao thông như hiện nay. Người lớn phải làm gương cho con noi theo chứ! 

Lý giải về việc cần phải cho con đội mũ bảo hiểm, bạn đọc Nguyễn Việt Hải (nguyenviethaitravel@..) viết: Nói chung là rất nên cho trẻ em đội nón bảo hiểm khi đi với người lớn trên đường vì hai lý do chính. Một là trong các sự cố trên đường (va chạm, té xe, tai nạn...), trẻ em dễ bị té xuống đường trong khi khả năng tự bảo vệ mình lại kém. Thứ hai là bộ phận đầu của trẻ em còn mềm, rất dễ bị tổn thương khi bị va chạm...

Bạn đọc Hương Trà bổ sung: Không phải vì chuyện bị phạt, mà vì an toàn của con em mình trong tình hình tai nạn giao thông rất khủng khiếp hiện nay, bậc cha mẹ nên đội mũ bảo hiểm cho con mình. Và là mũ xịn chứ không phải mũ kém chất lượng đội kiểu đối phó.      

Những ông bố bà mẹ chỉ sợ công an phạt tiền chứ không phải vì an toàn cho người con.

Tuan Nguyen

 

Bạn đọc Lê Dung Anh bình luận: Thương con thì nên đội mũ bảo hiểm cho con khi ra đường. Đây không chỉ là bảo vệ an toàn cho con mà còn là tập cho con ý thức bảo vệ tính mạng mình. Việc đội mũ bảo hiểm cho con, được nhiều hơn mất.

Bạn đọc Nguyễn Khắc Quang chia sẻ: Tôi tập cho con tôi đội mũ bảo hiểm từ khi cháu lên 2. Bây giờ chỉ cần ngồi lên xe không biết là đi đâu cháu cũng đòi đội nón. Thiết nghĩ không biết là khi đưa các cháu đi học dù là gần thì cũng phải đội mũ bảo hiểm cho các cháu.

"Thứ nhất, ra đến ngoài đường là có biết bao nhiêu là hiểm hoạ luôn luôn chực chờ bất kể trẻ em hay người lớn. Thứ hai, đội mũ bảo hiểm cho con nghĩa là mình giáo dục cho con mình ý thức bảo vệ sức khoẻ, tính mạng và ý thức chấp hành luật lệ giao thông" - bạn đọc Khắc Quang phân tích.

Mong rằng tất cả phụ huynh đều ý thức được những điều mà nó là cần thiết cho mình và gia đình mình.       

Bạn đọc Phạm Thị Dung còn chỉ ra thêm một vấn đề khác: Nhìn hình ảnh thì thấy nhiều em học sinh THCS, THPT - là độ tuổi đã có ý thức hơn, nhưng vẫn có đội mũ bảo hiểm đâu. Từ nhắc nhở nên tiến tới xử phạt để các em có ý thức hơn.

Một học sinh không đội mũ bảo hiểm khi thấy lực lượng CSGT đã vội vàng lấy mũ đội vào để đối phó. - Ảnh tư liệu

Và đây cũng là vấn đề bạn đọc Vĩnh Anh lưu ý: Học sinh THCS, THPT đã có ý thức mà vẫn không đội mũ bảo hiểm - đây là điều nhà trường cần phải chú trọng nhắc nhở. Đây cũng là lúc mà đoàn thanh niên nên tham gia hưởng ứng, tận tình nhắc nhở các bạn. Thậm chí, tại sao tổ chức Đoàn không nhân dịp này gây quỹ hoạt động thông qua việc mua- bán mũ bảo hiểm cho các bạn đoàn viên của mình.    

Thông báo đã lâu và có đủ thời hạn để đi mua mũ bảo hiểm. Vấn đề là còn một số người quá xem thường luật và tính mạng con em mình. Thiết nghĩ: nên phạt thẳng chứ không nhắc nhở cảnh cáo nữa.

anh tra 

TTO tổng hợp

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lần đầu tiên Công an Thanh Hóa tổ chức sát hạch, cấp giấy phép lái xe

Ngày 19-5, Công an tỉnh Thanh Hóa tổ chức sát hạch, cấp giấy phép lái xe ô tô. Đây là kỳ sát hạch đầu tiên do công an tỉnh này tổ chức kể từ khi công an tiếp nhận chức năng quản lý nhà nước về sát hạch, cấp giấy phép lái xe.

Lần đầu tiên Công an Thanh Hóa tổ chức sát hạch, cấp giấy phép lái xe

Đề xuất trích Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp để đào tạo nghề: Doanh nghiệp kỳ vọng gì?

Trước đề xuất trích Quỹ bảo hiểm thất nghiệp để hỗ trợ người lao động nâng cao kỹ năng, doanh nghiệp khẳng định đây là hướng đi đúng. Nhưng việc này cần làm như thế nào cho hợp lý và hiệu quả?

Đề xuất trích Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp để đào tạo nghề: Doanh nghiệp kỳ vọng gì?

Dẹp 'hổ báo' ở bệnh viện: Dễ hay khó?

Sau nhiều vụ y bác sĩ bị tấn công khi đang làm việc, ngành y tế vừa chỉ đạo tăng cường các biện pháp ngăn ngừa việc hành hung nhân viên y tế và bệnh nhân.

Dẹp 'hổ báo' ở bệnh viện: Dễ hay khó?

Cải tạo đường ống nước sinh hoạt, làm nước vàng đục

Sóc Trăng đang đầu tư, cải tạo nâng công suất nhà máy nước tại khu vực thành phố nên khả năng dẫn đến tình trạng nước sinh hoạt bị vàng, một số nơi nước còn bị đục.

Cải tạo đường ống nước sinh hoạt, làm nước vàng đục

Dân ở buôn H'Mông 15 năm 'bám rừng' chờ đất sản xuất

Có đất ở từ năm 2010 nhưng đến nay, hàng trăm hộ dân tại buôn H'Mông (xã Ea Kiết, huyện Cư M'gar, tỉnh Đắk Lắk) vẫn chưa được giao đất sản xuất, buộc phải quay về "bám rừng" sống tạm bợ.

Dân ở buôn H'Mông 15 năm 'bám rừng' chờ đất sản xuất

Nhiều cơ quan ở Cần Thơ thay đổi trụ sở làm việc sau sáp nhập

Trụ sở làm việc sau sáp nhập được ưu tiên bố trí tại trung tâm quận Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng thuộc TP Cần Thơ hiện tại, thuận tiện cho người dân liên hệ làm việc.

Nhiều cơ quan ở Cần Thơ thay đổi trụ sở làm việc sau sáp nhập
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar