01/07/2017 12:51 GMT+7

Cảnh báo dịch viêm não Nhật Bản

T.LŨY - L.ANH
T.LŨY - L.ANH

TTO - Hằng năm, số trẻ mắc viêm não Nhật Bản thường gia tăng vào tháng 6-9 hằng năm ở khu vực phía Bắc.

Một bé 2 tuổi được điều trị tại Bệnh viện Nhi T.Ư - Ảnh: L.ANH

Tại Bệnh viện Nhi T.Ư, trẻ mắc viêm não tăng rất mạnh trong tháng 6, có 21 trẻ viêm não Nhật Bản đã vào viện điều trị từ đầu tháng 6 đến nay.

Trẻ mắc bệnh đến từ nhiều tỉnh thành phía Bắc với dấu hiệu chung trước khi vào viện là sốt cao, dùng thuốc hạ sốt không hiệu quả, trẻ hôn mê hoặc liệt, đa số các trẻ trên 5 tuổi.

Cẩn trọng trẻ bị liệt do viêm não Nhật Bản

Theo Văn phòng tiêm chủng mở rộng miền Bắc, từ đầu năm đến nay Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia đã triển khai chiến dịch tiêm vét và tiêm bổ sung văcxin ngừa viêm não Nhật Bản tại các tỉnh nguy cơ cao.

Viêm não Nhật Bản là bệnh có văcxin phòng, từ năm 2015 đã triển khai tiêm trong tiêm chủng thường xuyên tại xã phường, trước đó tiêm ngừa theo chiến dịch mà vì sao vẫn có trẻ mắc bệnh?

Một chuyên gia về tiêm chủng cho hay trước 2015 chỉ tiêm chủng kiểu "xôi đỗ", nghĩa là nơi có nơi không, nếu tỉ lệ tiêm chủng ở các vùng có triển khai tiêm ngừa đạt 80-90% thì số trẻ chưa có miễn dịch vẫn rất lớn, đặc biệt là nhóm trẻ trên 5 tuổi, thời điểm các cháu đến lịch tiêm chủng văcxin ngừa viêm não Nhật Bản thì văcxin này chưa được đưa vào tiêm chủng thường xuyên.

Bên cạnh viêm não Nhật Bản, một thể viêm não khác có tỉ lệ mắc khá cao là viêm não do virút, với 150 cháu mắc bệnh ghi nhận từ đầu 2017 riêng tại khu vực phía Bắc.

Nhưng theo ông Nguyễn Văn Lâm, trưởng khoa truyền nhiễm Bệnh viện Nhi T.Ư, viêm não Nhật Bản có tỉ lệ tử vong hoặc để lại di chứng cao hơn, tới 1/4 các cháu mắc bệnh, trong đó các di chứng thường gặp là liệt, rối loạn tâm thần...

Không được lơ là tiêm chủng, diệt muỗi

Thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ, gần đây bệnh viện cũng tiếp nhận cấp cứu, điều trị cho nhiều trẻ em mắc bệnh viêm não, số trẻ mắc bệnh tập trung từ 7-10 tuổi.

Trong đó hầu hết các trường hợp không tiêm văcxin phòng bệnh hoặc không tiêm nhắc mũi thứ 3.

Tính chung từ đầu năm 2017 đến nay, số ca viêm não nhập viện đã trên 30 trường hợp. Cao điểm mùa dịch viêm não hằng năm thường từ tháng 6-8. Đây là lúc thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều thuận lợi cho các loại virút gây bệnh phát triển.

Bác sĩ CK II Hà Anh Tuấn, trưởng khoa hồi sức tích cực - chống độc Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ, cho biết viêm não là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính hệ thần kinh trung ương chủ yếu do virút gây ra. Có 3 loại virút thường gây viêm não ở trẻ em là viêm não Nhật Bản, Enterovirus, Herpes simplex.

Bệnh có thể lây qua đường muỗi đốt (viêm não Nhật Bản), đường hô hấp (Herpes) hoặc đường tiêu hóa (Enterovirus).

Vì vậy biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất là phòng ngừa muỗi đốt và tiêm văcxin phòng bệnh viêm não (Nhật Bản B và não mô cầu). Tiêm ngừa viêm não phải tiêm đủ 3 mũi lúc trẻ 1 tuổi, sau 2 tuần và nhắc lại sau 5 năm. Nếu không tiêm nhắc lại thì xem như trẻ không có miễn dịch.

Riêng đối với viêm não Nhật Bản lây do muỗi đốt (muỗi gây bệnh khác với muỗi sốt xuất huyết) là loại muỗi sống bên ngoài ruộng, hoặc gần các khu vực chăn nuôi heo. Nên biện pháp phòng bệnh quan trọng là diệt muỗi, đề phòng muỗi đốt...

Người ta coi viêm não Nhật Bản là một căn bệnh đáng sợ, khi vào dịp hè nếu con bạn bị muỗi mang mầm bệnh đốt trong khi cháu chưa được tiêm ngừa và chưa có kháng thể phòng bệnh, cháu có thể liệt, không nói trở lại được hoặc nói ngọng, rối loạn về vận động, trí tuệ và thay đổi hoàn toàn về tương lai.

Tại Bệnh viện Nhi T.Ư, chúng tôi đã gặp cháu bé 10 tuổi bị viêm não Nhật Bản, cổ cháu yếu tới mức không đỡ được đầu, cháu không nói được dù rất muốn, tháng 5 vừa qua cháu vừa học xong lớp 4.

Hãy đưa con bạn đi tiêm chủng đúng lịch và hãy tiêm bổ sung nếu cháu chưa được tiêm đủ mũi, để phòng căn bệnh không mới nhưng rất đáng sợ này.

Theo bác sĩ CK II Hà Anh Tuấn, bệnh viêm não nói chung thường không có triệu chứng phân biệt, lúc mới phát bệnh, người bệnh thường sốt cao đột ngột, liên tục, đau đầu, buồn nôn, nôn ói... Cần đến bệnh viện ngay khi sốt liên tục ở ngày thứ 2.

Bệnh viêm não không có thuốc đặc trị, chỉ điều trị triệu chứng, người bệnh thường rơi vào tình trạng suy hô hấp, thở máy...

Việc xác định loại viêm não nào cũng khó khăn và mất thời gian (gửi mẫu lên Viện Pasteur)..., điều trị rất gian nan, bệnh có tỉ lệ tử vong cao, đồng thời để lại rất nhiều di chứng nặng nề.

T.LŨY - L.ANH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thời tiết nắng nóng và cảnh báo quan trọng cho người bệnh suy tim

Những người khỏe mạnh có khả năng chịu đựng tốt khi tiếp xúc với nắng nóng. Tuy nhiên, khả năng này bị suy giảm ở bệnh nhân tim mạch.

Thời tiết nắng nóng và cảnh báo quan trọng cho người bệnh suy tim

Yến sào 13.000 đồng/hũ của TikToker Quyền Leo Daily bán đang bị hoài nghi về chất lượng

Quảng cáo yến sào chứa 35% là tổ yến với mức giá chỉ hơn 13.000 đồng/hũ, TikToker Quyền Leo Daily thu được hàng loạt đơn hàng qua các phiên livestream trên TikTok. Tuy nhiên nhiều người tiêu dùng đặt nghi vấn về chất lượng thật sự của sản phẩm này.

Yến sào 13.000 đồng/hũ của TikToker Quyền Leo Daily bán đang bị hoài nghi về chất lượng

Uống thuốc nam phòng bệnh dại, bé trai nguy kịch sau 2 tháng bị chó cắn

Sau khi bị chó cắn, bé trai 13 tuổi được gia đình cho uống thuốc nam, không tiêm phòng hay theo dõi con chó. Hai tháng sau trẻ nhập viện trong tình trạng nguy kịch, nghi mắc bệnh dại.

Uống thuốc nam phòng bệnh dại, bé trai nguy kịch sau 2 tháng bị chó cắn

Ca COVID-19 tại TP.HCM tăng nhẹ, không ghi nhận ca bệnh nặng

Số ca mắc COVID-19 tại TP.HCM tăng nhẹ trong 4 tuần qua, không ghi nhận ca bệnh nặng từ đầu năm đến nay.

Ca COVID-19 tại TP.HCM tăng nhẹ, không ghi nhận ca bệnh nặng

Giảm thời gian chờ khám bệnh, sao không đặt lịch khám trực tuyến?

Nhiều bệnh viện đã triển khai đăng ký khám trực tuyến nhằm giảm tải thời gian chờ đợi cho người bệnh nhưng lượng bệnh nhân đăng ký khám khá ít.

Giảm thời gian chờ khám bệnh, sao không đặt lịch khám trực tuyến?

Mùa tắm biển, cẩn trọng với sứa lửa

Bị sứa lửa đốt khi tắm biển ngày hè, nếu không được xử lý, điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nguy hiểm cho sức khỏe.

Mùa tắm biển, cẩn trọng với sứa lửa
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar