11/04/2019 07:29 GMT+7

Cởi bỏ 'mặt nạ' vì nền giáo dục trung thực

NGUYỄN BÍCH LAN
NGUYỄN BÍCH LAN

TTO - Với việc phanh phui và xử lý vi phạm gian lận thi cử ở Hà Giang, Hòa Bình trong mấy ngày qua, suy cho cùng, việc đưa mảng tối trong giáo dục này ra ánh sáng cũng là một cơ hội để tất cả chúng ta nhìn thẳng vào thực trạng giáo dục.

Cởi bỏ mặt nạ vì nền giáo dục trung thực - Ảnh 1.

Hãy cởi bỏ mặt nạ thành tích, chấp nhận những điểm số trung thực để mở lối ra cho giáo dục - Ảnh: TTO

Để thừa nhận rằng sự trung thực là điều cốt lõi mà hiện nay hệ thống giáo dục của chúng ta đang rất thiếu và yếu.

Phải chăng đã đến lúc chúng ta, từ người lớn đến con trẻ, từ thầy cô đến học trò, từ bộ đến nhà trường, nên đồng lòng vứt bỏ những "chiếc mặt nạ" mà chúng ta đeo bấy lâu: mặt nạ của điểm thành tích, mặt nạ của các danh hiệu dạy giỏi, mặt nạ của những tấm bằng ma...

Phải chăng đã đến lúc tất cả chúng ta đồng lòng chấp nhận những điểm số nhỏ nhưng thực chất, nhìn thẳng vào nó để vạch ra một lộ trình cải thiện đầy kiên nhẫn và bền bỉ, không chệch ra ngoài sự trung thực?

Phải chăng đã đến lúc chúng ta gạt những bài văn mẫu sang một bên, để lấy chỗ cho những lời văn ngây ngô nhưng chân thực, và cho phép người viết ra những lời văn ấy cơ hội nhận ra thứ tiếng Việt lủng củng rất cần được cải thiện, cũng như sự hời hợt trong quan sát hoặc sự hạn chế trong biểu cảm của mình? Để từ một xuất phát điểm với hành trang là trung thực, người đó có thể xây dựng những bài văn có "chất" hơn và quan trọng nhất là của chính mình?

Phải chăng đã đến lúc thầy cô được cho phép buông bỏ nhu cầu lao vào các cuộc thi giáo viên giỏi, cấp trường, cấp quận huyện, cấp cao hơn nữa và hơn nữa, bắt cả bản thân mình lẫn học trò diễn vai hoàn hảo đến mệt nhoài trong vài tiếng đồng hồ để rồi trong suốt thời gian còn lại vật vã với thực trạng khác xa với hoàn hảo?

Phải chăng đã đến lúc các phụ huynh buông bỏ nhu cầu so sánh con mình với con người ta, nhu cầu khoe điểm, nhu cầu giữ sĩ diện, và tất cả các nhu cầu tạo áp lực và sự căng thẳng cho những đứa trẻ đi học, khiến chúng phải chớp lấy mọi cơ hội gian dối trong tầm tay ở học đường để đáp ứng?...

Nếu cái lõi trung thực của giáo dục không được củng cố thì, như một hệ quả tất yếu, chúng ta sẽ có đầy rẫy những sản phẩm giáo dục là những con người trưởng thành quen với sự giả dối, quen với việc đeo mặt nạ. 

Khi những người trưởng thành ấy làm cha mẹ, thói quen đó vẫn bám riết lấy họ, và trong sự giáo dục từ gia đình, họ sẽ tạo ý thức chấp nhận sự giả dối cho những đứa con. Và cứ thế, cái vòng luẩn quẩn sẽ tiếp diễn, không bao giờ hết.

Chấp nhận xây dựng cốt lõi giáo dục từ sự trung thực thì bạn và tôi sẽ không bật khóc vì buồn khi kết quả của một kỳ thi trong cả nước chỉ toàn những điểm trung bình hoặc thấp hơn, khi con chúng ta không được phát giấy khen hoặc phần thưởng. 

Chúng ta sẽ chấp nhận điều đó như một sự đánh đổi tất yếu cho việc không ai phải đeo mặt nạ thành tích để đến trường, để sự trung thực chỉ ra cho chúng ta những hướng đi mới trong quỹ đạo của nó.

Đã đến lúc trung thực nên được coi là lối ra cho giáo dục ở nước ta!

TTO - Trong hai phó giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Hà Giang vừa bị khởi tố, một người có con được sửa điểm thi, một người thì chuyển danh sách 13 thí sinh có sự 'nhờ vả' cho Phòng khảo thí xử lý.

NGUYỄN BÍCH LAN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thói quen đem tiền chôn bãi rác

Quy định "người gây ô nhiễm phải trả tiền" này đã được nhiều nước áp dụng để thúc đẩy phân loại rác và phát triển kinh tế tuần hoàn. Chúng ta cũng đang thúc đẩy hướng này, nhưng...

Thói quen đem tiền chôn bãi rác

Bài toán nhà ở cho công chức chuyển địa bàn làm việc

Bộ trưởng Bộ Xây dựng vừa trình Quốc hội dự thảo nghị quyết về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.

Bài toán nhà ở cho công chức chuyển địa bàn làm việc

Ba trụ cột để kinh tế tư nhân phát triển

Chỉ hai ngày sau khi nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân được ban hành, người giàu nhất Việt Nam đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.

Ba trụ cột để kinh tế tư nhân phát triển

Ngăn những chuyến học tập kinh nghiệm vô bổ

Hai huyện U Minh và Phú Tân (Cà Mau) cho các đại biểu HĐND và lãnh đạo chủ chốt ban, ngành huyện đi học tập kinh nghiệm ở Côn Đảo và Phú Quốc trước ngày giải thể cấp huyện.

Ngăn những chuyến học tập kinh nghiệm vô bổ

Những bước đi nhỏ cho một nền hòa bình lớn

Lịch sử cho thấy ngừng bắn dựa trên dàn xếp của các nước lớn mà bỏ qua lợi ích của những nước nhỏ chưa bao giờ là thỏa thuận bền vững.

Những bước đi nhỏ cho một nền hòa bình lớn

Buổi bình minh của công nghiệp giải trí Việt Nam

Để có một nền công nghiệp giải trí thực sự, chúng ta cần có một chiến lược bài bản về đào tạo con người cho nền công nghiệp đặc thù này.

Buổi bình minh của công nghiệp giải trí Việt Nam
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar