31/05/2013 11:21 GMT+7

Cổ vật từ tàu đắm: ai được hưởng?

LÊ TRUNG
LÊ TRUNG

TT - Sau thông tin “Phân chia cổ vật trục vớt ở Cù Lao Chàm” (Tuổi Trẻ ngày 30-5), nhiều bạn đọc thắc mắc tại sao đến bây giờ số hiện vật được trục vớt từ năm 2004-2007 mới được phân chia và vì sao phân chia theo tỉ lệ 3/7 cho hai đơn vị.

Phóng to
Buổi phân chia cổ vật được trục vớt từ tàu đắm trên biển Cù Lao Chàm - Ảnh: L.T.

Trưng bày và đấu giá

Về việc liệu có bán đấu giá những cổ vật có giá trị, ông Hồ Xuân Tịnh nói: “Sở chưa nghĩ đến chuyện bán đấu giá. Vì năm 1999-2000, chúng tôi đã có đợt bán đấu giá về những cổ vật thuộc dòng gốm Chu Đậu rồi, thế nhưng số lượng bán được rất ít”. Ông Phạm Văn Bính, phó giám đốc Bảo tàng Quảng Nam, cho biết thêm: “Trước tiên, chúng tôi dự kiến xử lý lại những cổ vật đã nhận được bằng việc tháo ra, ngâm nước để nhả nước mặn. Sau đó sẽ đánh số thứ tự, lập hồ sơ và đưa ra trưng bày, phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan của công chúng”.

Trong khi đó, bà Võ Thị Hạnh Dung - giám đốc Công ty TNHH Đoàn Ánh Dương - cho biết: “Vì chi phí mà công ty bỏ ra để phục vụ việc trục vớt, khai quật khá lớn - hơn 20 tỉ đồng, nên chúng tôi dự kiến bán đấu giá những cổ vật có giá trị để lấy lại vốn”.

Ngày 30-5, Tuổi Trẻ đã trao đổi với ông Hồ Xuân Tịnh - phó giám đốc Sở VH-TT&DL Quảng Nam, chủ tịch Hội đồng phân chia cổ vật - để làm rõ hơn vấn đề này.

Theo ông Tịnh, trước đây thủ tục pháp lý về việc phân chia cổ vật trục vớt được chưa có quy định nào cụ thể. Đến ngày 20-2-2013, Văn phòng Chính phủ mới có văn bản về việc phân chia cổ vật trục vớt tại tàu đắm ở vùng biển Cù Lao Chàm, tỉnh Quảng Nam. Văn bản nêu rõ: Xét đề nghị của Bộ VH-TT&DL (ngày 21-1-2013), ý kiến của Bộ Tài chính (ngày 10-3-2010) và UBND tỉnh Quảng Nam (ngày 24-12-2012) về việc phân chia số cổ vật trục vớt tại tàu đắm ở vùng biển Cù Lao Chàm, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã đồng ý với phương án phân chia số cổ vật trục vớt như đề nghị của Bộ VH-TT&DL, giao cho UBND tỉnh Quảng Nam chủ trì, phối hợp với bộ và các cơ quan liên quan thực hiện việc phân chia cổ vật theo đúng quy định hiện hành.

Ngoài ra, ngày 23-5-2013, UBND tỉnh Quảng Nam mới có quyết định về việc thành lập Hội đồng phân chia cổ vật trục vớt tại tàu đắm ở Cù Lao Chàm. Đó là lý do đến bây giờ phía Sở VH-TT&DL Quảng Nam và Công ty TNHH Đoàn Ánh Dương mới tổ chức bốc thăm phân chia cổ vật.

Ông Tịnh cho biết thêm: Việc phân chia 15.934 hiện vật theo tỉ lệ Sở VH-TT&DL Quảng Nam ba phần, Công ty TNHH Đoàn Ánh Dương bảy phần là hoàn toàn hợp lý. Bên phía Công ty Đoàn Ánh Dương chịu toàn bộ chi phí trục vớt, khai quật; UBND tỉnh chỉ cử người tham gia giám sát và nghiên cứu, nên UBND tỉnh đã thương thảo bên phía công ty, được sự đồng ý của Bộ VH-TT&DL, Bộ Tài chính nên chia theo tỉ lệ này.

“Trước khi diễn ra buổi bốc thăm, năm 2008 sở đã có mời Hội đồng giám định cổ vật quốc gia phân chia các phần cổ vật, mỗi phần có chủng loại tương đương nhau về giá trị văn hóa cũng như giá trị kinh tế. Một thùng cổ vật trong một phần được đánh số, ghi ký hiệu và niêm phong rất kỹ. Vấn đề an ninh được bảo vệ trong suốt quá trình giám định nên không có chuyện gian lận. Tất cả đều phân chia trên sự công bằng” - ông nói.

Phóng to
Chiếc bát bằng gốm Chu Đậu có niên đại từ thế kỷ 15 - Ảnh: L.T.

Theo Sở VH-TT&DL Quảng Nam, con tàu này dài 29,40m, được ngư dân vùng biển Hội An phát hiện từ năm 1990, đắm ở độ sâu hơn 70m, cách đảo Cù Lao Chàm khoảng 20km về phía đông. 240.000 hiện vật của tàu này từng được Công ty Saga (Malaysia) và Visal (Việt Nam) trục vớt từ tháng 5-1997 đến tháng 6-1999. Sau đó từ năm 2004-2007, Công ty Đoàn Ánh Dương đã ký hợp đồng với UBND tỉnh Quảng Nam trục vớt những hiện vật còn sót lại trên tàu.

Hiện số cổ vật thuộc quyền sở hữu của Công ty Đoàn Ánh Dương đã được công ty đưa về Bảo tàng Quảng Ngãi để trưng bày. Còn những lô cổ vật thuộc quyền sở hữu của UBND tỉnh sẽ được trưng bày ở Bảo tàng Quảng Nam. Bảo tàng sẽ xây các phòng chuyên đề, trong đó có một phòng về gốm sứ Chu Đậu. Theo Sở VH-TT&DL Quảng Nam, hiện vẫn chưa định giá số cổ vật trục vớt được.

LÊ TRUNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

UNESCO phê duyệt điều chỉnh ranh giới di sản gồm hai vườn quốc gia của Việt Nam và Lào

Ngày 13-7, UNESCO thông qua quyết định phê duyệt điều chỉnh ranh giới của Di sản Thiên nhiên Thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (tỉnh Quảng Trị, Việt Nam) mở rộng thêm cả Vườn quốc gia Hin Nam Nô (tỉnh Khăm Muộn, Lào).

UNESCO phê duyệt điều chỉnh ranh giới di sản gồm hai vườn quốc gia của Việt Nam và Lào

Truyện tranh gần 1 tỉ lượt xem bị khai tử vì y án đạo nhái manga/manhwa khác

Wind Breaker, một trong những manhwa thành công nhất Hàn Quốc một thập kỷ qua với hàng triệu độc giả bất ngờ tuyên bố dừng xuất bản do đạo nhái, tác giả cũng đã thú nhận hành vi của mình.

Truyện tranh gần 1 tỉ lượt xem bị khai tử vì y án đạo nhái manga/manhwa khác

AI dịch tiểu thuyết gây tranh cãi: Chất lượng không thua kém bản người dịch?

Một dịch vụ dịch thuật bằng trí tuệ nhân tạo (AI) dành riêng cho tiểu thuyết vừa ra mắt tại Anh đã nhanh chóng gây tranh cãi trong giới dịch giả và nhà văn. Nhiều ý kiến lo ngại công nghệ này đang đe dọa giá trị của dịch thuật văn học.

AI dịch tiểu thuyết gây tranh cãi: Chất lượng không thua kém bản người dịch?

Tranh đá 7.000 năm tuổi về săn cá voi của Hàn Quốc được công nhận là Di sản thế giới

Hai bức tranh khắc trên đá thời tiền sử có niên đại 7.000 năm ở mũi Đông Nam của Hàn Quốc đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.

Tranh đá 7.000 năm tuổi về săn cá voi của Hàn Quốc được công nhận là Di sản thế giới

Những cô đào xuất sắc đời thứ năm gia tộc Minh Tơ - Thanh Tòng

Năm 2025 kỷ niệm 100 năm gia tộc hát bội - cải lương tuồng cổ Vĩnh Xuân - bầu Thắng - Minh Tơ - Thanh Tòng theo nghề hát.

Những cô đào xuất sắc đời thứ năm gia tộc Minh Tơ - Thanh Tòng

Quần thể Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc trở thành Di sản văn hóa thế giới

Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc được công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào ngày 12-7, tại kỳ họp lần thứ 47 của UNESCO diễn ra từ ngày 6 đến 16-7 ở Paris, Pháp.

Quần thể Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc trở thành Di sản văn hóa thế giới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar