21/11/2019 10:14 GMT+7
Trở lại chủ đề

Có tình trạng 'vừa thiết kế vừa thi công' trong xây dựng luật

LÊ KIÊN
LÊ KIÊN

TTO - Đại biểu Quốc hội phân tích những nguyên nhân khiến Quốc hội thường bị 'vỡ kế hoạch' xây dựng pháp luật và các luật có 'tuổi thọ' ngắn.

Có tình trạng vừa thiết kế vừa thi công trong xây dựng luật - Ảnh 1.

Ông Mai Hồng Hải chỉ ra một trong các tồn tại của xây dựng pháp luật là "vừa thiết kế vừa thi công" - Ảnh: Quochoi.vn

Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật đang được các đại biểu Quốc hội thảo luận trong sáng 21-11, nhằm hoàn thiện quy trình xây dựng luật, khắc phục những nhược điểm đang tồn tại.

"Đang có tình trạng luật mới ban hành 1-2 năm đã phải xem xét sửa đổi, bổ sung. Luật thường xuyên phải thay đổi như vậy là do cuộc sống thay đổi quá nhanh hay do chất lượng xây dựng luật?" - đại biểu Mai Hồng Hải (Hải Phòng) đặt vấn đề.

Ông Hải cũng chỉ ra tồn tại nữa là kế hoạch xây dựng luật hằng năm luôn bị phá vỡ, thường xuyên xảy ra tình trạng rút ra, đưa vào một số dự án luật trong mỗi kỳ họp. Hồ sơ, tài liệu các dự án luật thường gửi rất chậm, trong đó có những dự thảo luật gửi đến đoàn đại biểu Quốc hội khi đã sát kỳ họp, không thể lấy ý kiến nhân dân.

Về chất lượng dự án luật, đại biểu Hải cũng nêu tình trạng nhiều dự thảo luật khi thông qua đã rất khác so với nội dung trình ban đầu. 

Có luật lúc đầu chỉ sửa đổi, bổ sung một số điều nhưng sau đó lại thành luật sửa đổi. Có luật dự kiến thông qua 2 kỳ họp, sau đó phải kéo dài sang 3 kỳ… Ông gọi đây là tình trạng "vừa thiết kế, vừa thi công" trong lập pháp.

Phân tích nguyên nhân, vị đại biểu TP Hải Phòng cho rằng nó bắt nguồn từ công tác hoạch định chính sách và phân tích chính sách. Các dự thảo luật đều được Chính phủ thông qua chính sách trước khi trình Quốc hội, nhưng khi trình ra thì có thể các đại biểu Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội có quan điểm khác, ý kiến khác nên khi thông qua có thể nội dung khác lúc trình rất nhiều.

Để khắc phục, đại biểu Hải cho rằng cần có sự tham gia của các đại biểu Quốc hội, cơ quan thẩm tra của Quốc hội ngay từ giai đoạn đầu dự thảo luật. Đồng thời, cần sớm có sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học từ giai đoạn này. Những ý tưởng, khởi thảo một dự án luật cần sớm có tài liệu, hồ sơ công bố công khai để thu hút ý kiến đóng góp của nhân dân, đại biểu Quốc hội.

Chính phủ đề nghị giao cho cơ quan soạn thảo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự án trước khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình lên Quốc hội (thay vì để cho cơ quan thẩm tra chủ trì tiếp thu, chỉnh lý như hiện nay). Nhiều ý kiến phát biểu của đại biểu Quốc hội không đồng tình với phương án này.

Đại biểu Phan Thị Mỹ Dung (An Giang) đề nghị tiếp tục thực hiện quy định hiện nay là giao cơ quan thẩm tra tiếp thu, giải trình, chỉnh lý. Bà cho rằng nếu Chính phủ vừa đề xuất dự án luật, vừa chỉnh lý, hoàn thiện, lại vừa tổ chức thực hiện thì trái nguyên lý vì xảy ra tình trạng "vừa đá bóng vừa thổi còi".

Đây cũng là quan điểm của đại biểu Trần Thị Hằng (Bắc Ninh). Bà khẳng định quy trình như hiện nay đảm bảo tính chủ động của Quốc hội trong công tác lập pháp, nâng cao được trách nhiệm, quyền hạn của Quốc hội.

Đại biểu Hẳng đề nghị quy định các dự án luật trước khi đề nghị Quốc hội đưa vào chương trình thì cần được đánh giá tác động cụ thể, rõ ràng. Có như vậy mới nâng cao được chất lượng và đảm bảo tiến độ xây dựng pháp luật.

Ủng hộ quan điểm giao cho cơ quan soạn thảo được chủ trì tiếp thu, chỉnh lý trước khi trình Quốc hội xem xét, đại biểu Dương Xuân Hòa (Lạng Sơn) cho rằng quy trình này sẽ giúp nâng cao tính chủ động, theo đến cùng vấn đề mình đề xuất, kiến nghị của các chủ thể này. Đồng thời đảm bảo nguyên tắc một việc chỉ do một cơ quan, một chủ thể chịu trách nhiệm chính, đồng thời cũng đảm bảo trách nhiệm của cơ quan thẩm tra.

"Cơ chế thu hút trí tuệ của nhân dân vào các luật chưa đạt yêu cầu, phương pháp lấy ý kiến nhân dân chưa hiệu quả. Cần quy định rõ cơ chế, cách thức lấy ý kiến nhân dân, trách nhiệm trong tiếp thu, phản hồi ý kiến đóng góp của nhân dân vào các dự thảo luật" - đại biểu Tạ Minh Tâm (Tiền Giang).

Có tình trạng 'cát cứ quyền lực' trong xây dựng luật?

TTO - 'Một dự án bất động sản đang phải chịu sự tác động của 9 bộ luật, hơn 20 thông tư hướng dẫn thi hành, chưa kể nhiều thủ tục do các bộ ban hành với nhiều nội dung 'đá nhau'.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tin tức sáng 18-5: Việt Nam có tỉ lệ người nhiễm vi khuẩn HP cao trên thế giới

Tin tức đáng chú ý: Việt Nam có tỉ lệ người nhiễm vi khuẩn HP cao trên thế giới; TP.HCM 1.353 sản phẩm rau củ, trái cây tham gia chương trình kiểm soát chất lượng; Gia tăng số trẻ em dậy thì sớm...

Tin tức sáng 18-5: Việt Nam có tỉ lệ người nhiễm vi khuẩn HP cao trên thế giới

KPI cho công chức, tính sao cho hiệu quả?

Dự kiến công chức bị xếp loại "không hoàn thành nhiệm vụ" có thể bị bố trí vào vị trí việc làm có thứ bậc thấp hơn, hoặc bị cho thôi việc do không đáp ứng yêu cầu.

KPI cho công chức, tính sao cho hiệu quả?

Thời tiết hôm nay 18-5: Bắc Bộ vẫn mưa to, Trung Bộ nắng, Nam Bộ mưa chiều

Hôm nay 18-5, thời tiết Bắc Bộ tiếp tục mưa, đề phòng lũ quét, sạt lở vùng núi nguy hiểm. Nam Bộ ngày nắng, trưa về chiều tối có mưa..

Thời tiết hôm nay 18-5: Bắc Bộ vẫn mưa to, Trung Bộ nắng, Nam Bộ mưa chiều

'Xác định lộ trình miễn viện phí cho nhân dân sớm nhất có thể'

Theo Thủ tướng, việc miễn viện phí cho nhân dân được yêu cầu xác định lộ trình sớm nhất có thể.

'Xác định lộ trình miễn viện phí cho nhân dân sớm nhất có thể'

Xây dựng tổ chức chính quyền 2 cấp: Hơn 1.200 nhiệm vụ cần phân cấp, phân quyền

Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần phân cấp, phân quyền triệt để từ cấp trên xuống cấp dưới, đi đôi với phân bổ nguồn lực phù hợp, khi thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.

Xây dựng tổ chức chính quyền 2 cấp: Hơn 1.200 nhiệm vụ cần phân cấp, phân quyền

Nha Trang dôi dư hàng loạt trụ sở, các phường mới sẽ làm việc, tiếp dân ở đâu?

UBND TP Nha Trang vừa trình phương án bố trí trụ sở làm việc của các phường mới. Hàng loạt trụ sở cơ quan tại trung tâm TP sẽ dôi dư khi sắp xếp các đơn vị hành chính thành 4 phường mới.

Nha Trang dôi dư hàng loạt trụ sở, các phường mới sẽ làm việc, tiếp dân ở đâu?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar