26/09/2019 10:02 GMT+7

Có tình trạng 'cát cứ quyền lực' trong xây dựng luật?

TRẦN MẠNH
TRẦN MẠNH

TTO - 'Một dự án bất động sản đang phải chịu sự tác động của 9 bộ luật, hơn 20 thông tư hướng dẫn thi hành, chưa kể nhiều thủ tục do các bộ ban hành với nhiều nội dung 'đá nhau'.

Có tình trạng cát cứ quyền lực trong xây dựng luật? - Ảnh 1.

Nhiều chuyên gia tham gia hội thảo cho rằng sự chồng chéo trong các quy định pháp luật không chỉ làm ảnh hưởng đến doanh nghiệp, gây méo mó thị trường mà còn tạo ra gánh nặng không đáng có cho người mua nhà - Ảnh: TR.MẠNH

Tại hội nghị "Lấy ý kiến - tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp" do Trung tâm Báo chí TP.HCM phối hợp với báo Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức ngày 25-9, nhiều chuyên gia cho rằng sự chồng chéo trong quy định pháp luật không chỉ gây khó khăn cho chủ đầu tư các dự án bất động sản (BĐS), người có nhu cầu mua nhà để ở mà còn gây ách tắc với thị trường BĐS.

Ông Đậu Anh Tuấn - trưởng ban pháp chế Phòng Thương mại và công nghiệp VN (VCCI) - cho biết một dự án BĐS đang phải chịu sự tác động của 9 bộ luật, hơn 20 thông tư hướng dẫn thi hành, chưa kể nhiều thủ tục do các bộ ban hành với nhiều nội dung "đá nhau". 

Trong khi đó, chỉ cần một thủ tục không rõ ràng, một khái niệm với nhiều cách hiểu khác nhau sẽ khiến quy trình đầu tư ách tắc lại, giá thành sản phẩm bị đẩy lên và người tiêu dùng bị lãnh đủ, chưa kể môi trường đầu tư bị méo mó.

Theo ông Lê Hoàng Châu - chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM (HOREA), trên địa bàn TP hiện đang có 170 dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư nhưng chưa thể triển khai do vướng mắc về quy định pháp luật, trong đó có 120 dự án vướng do liên quan đến đất hỗn hợp. 

"Để làm một dự án, doanh nghiệp mất 10 năm, trong đó 5 năm giải phóng mặt bằng, 3 năm chuẩn bị đầu tư và 2 năm thi công, khiến giá thành đội lên, người mua nhà lãnh đủ" - ông Châu nói.

Tuy nhiên, bà Hoàng Thị Vân Anh - vụ trưởng Vụ Chính sách và pháp chế, Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ TN-MT) - cho biết một số dự án bị ách tắc trong thời gian qua không phải ở luật, mà nằm ở khâu thực thi. 

Ví dụ một dự án BĐS có kênh rạch xen kẽ hoàn toàn thuộc thẩm quyền của địa phương giải quyết, nhưng các địa phương còn lo ngại quy định đất công (con rạch xen kẽ - PV) phải đấu giá, nên lại gửi văn bản lên bộ xin ý kiến chỉ đạo. 

"Với một chút kênh rạch xen kẽ, địa phương hoàn toàn có thể thu hồi giao cho nhà đầu tư được" - bà Vân Anh nói.

GS Đặng Hùng Võ - nguyên thứ trưởng Bộ TN-MT - cho rằng sự "chồng chéo" giữa các quy định pháp luật chủ yếu do việc xây dựng luật hiện nằm ở cấp tổng cục và cục, chứ không phải do các bộ xây dựng luật như trước, dẫn đến tình trạng "cát cứ quyền lực" của các tổng cục hay cục được giao nhiệm vụ xây dựng luật. 

"Để tháo gỡ vấn đề này, cần áp dụng nguyên tắc văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan có thẩm quyền cấp cao hơn ban hành có hiệu lực thực hiện cao hơn. 

Trong các văn bản quy phạm pháp luật do cùng cấp có thẩm quyền ban hành, văn bản ban hành sau phải có hiệu lực thực hiện cao hơn..." - ông Võ đề nghị.

Dự án bất động sản ách tắc, làm giảm nguồn cung

TTO - Bộ Xây dựng cảnh báo sự sụt giảm nguồn cung trên thị trường bất động sản cả nước trong nửa đầu năm 2019.

TRẦN MẠNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

9 dự án sẽ mang về cho TP.HCM khoản tiền sử dụng đất ‘khủng’ gần 52.600 tỉ đồng

TP.HCM dự kiến sẽ có khoản thu 52.599 tỉ đồng từ tiền sử dụng đất 9 dự án vừa được phê duyệt giá đất. Đây là mức thu tiền sử dụng đất 'khủng', khi các năm gần đây tiền sử dụng đất của cả TP chưa đạt 20.000 tỉ đồng cả năm.

9 dự án sẽ mang về cho TP.HCM khoản tiền sử dụng đất ‘khủng’ gần 52.600 tỉ đồng

Hà Nội miễn, giảm tiền thuê đất từ 15 - 30 năm đối với nhiều loại dự án

Các dự án thuộc lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường, dạy nghề sẽ được xem xét miễn, giảm tiền thuê đất.

Hà Nội miễn, giảm tiền thuê đất từ 15 - 30 năm đối với nhiều loại dự án

Vụ bao chiếm đất ở đặc khu Phú Quốc: Yêu cầu điều tra, xử lý nghiêm

Liên quan vụ bà N.K.H. ở Dương Đông, đặc khu Phú Quốc có hành vi bao chiếm đất Nhà nước quản lý, lãnh đạo UBND tỉnh An Giang yêu cầu lực lượng chức năng địa phương điều tra làm rõ và xử lý nghiêm nếu có vi phạm.

Vụ bao chiếm đất ở đặc khu Phú Quốc: Yêu cầu điều tra, xử lý nghiêm

TP.HCM vẫn dùng bảng giá đất của Bình Dương, Vũng Tàu tới hết 2025

Sau khi hợp nhất TP.HCM và Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, lãnh đạo UBND TP.HCM cho biết sẽ tiếp tục dùng bảng giá đất hiện hành của 3 địa phương tới hết năm 2025, sau đó sẽ ban hành bảng giá đất mới từ đầu năm 2026.

TP.HCM vẫn dùng bảng giá đất của Bình Dương, Vũng Tàu tới hết 2025

Một phường ở Đà Nẵng công bố 3 đường dây nóng về an ninh, đất đai, xây dựng, giải quyết hồ sơ

Phường Quảng Phú, TP Đà Nẵng đã công bố đường dây nóng các lĩnh vực: an ninh, trật tự; đất đai, xây dựng và giải quyết hồ sơ.

Một phường ở Đà Nẵng công bố 3 đường dây nóng về an ninh, đất đai, xây dựng, giải quyết hồ sơ

Sau 1 năm sống tạm bợ, người dân được cấp đất tái định cư nhưng vẫn chưa thể xây nhà

Đầu tháng 7, 6 hộ dân ở thôn An Lợi, xã Triệu Bình (Quảng Trị) đã nhận đất tái định cư sau hơn một năm sống tạm bợ trong trường học cũ do bị giải tỏa bởi dự án đường ven biển kết nối Hành lang kinh tế Đông - Tây.

Sau 1 năm sống tạm bợ, người dân được cấp đất tái định cư nhưng vẫn chưa thể xây nhà
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar