26/08/2022 08:06 GMT+7

Có tiền mà không tiêu được

HÀ QUÂN
HÀ QUÂN

TTO - 6.600 tỉ đồng là ngân sách Chính phủ quyết định chi hỗ trợ hơn 5 triệu người lao động tiền thuê nhà, nhằm giúp đỡ họ giảm bớt khó khăn sau đại dịch COVID-19, cũng là góp phần thúc đẩy phục hồi, tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội.

Chỉ còn ít ngày nữa là đến hạn chót kết thúc chính sách (30-8), nhưng rất ngạc nhiên là có những địa phương mới tiêu được hơn 10% số tiền. 

Có tiền mà không tiêu được - Ảnh 1.

Khu lưu trú công nhân ở quận 12, TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH

"Một miếng khi đói bằng một gói khi no", các chính sách xã hội có ý nghĩa nhất khi nó đến đúng thời điểm, đúng đối tượng. Với trung bình khoảng 1,5 triệu đồng nhận được, những khó khăn của một người công nhân sẽ vơi đi ít nhiều khi họ có thêm chút kinh phí để trang trải cuộc sống như mua thêm hộp sữa hay đóng học phí cho con...

Với ý nghĩa đó, Chính phủ đã ban hành chính sách này từ 28-3. Sau gần 150 ngày thực hiện, tiền thì đã có sẵn, nhưng đến 24-8 cơ quan chức năng của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội báo cáo vẫn còn nhiều tỉnh thành có mức giải ngân rất thấp, cá biệt có địa phương như Bắc Ninh, Phú Thọ đạt dưới 10%.

Điều đáng nói, đây là chính sách được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và lãnh đạo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội rất quan tâm. 

Lãnh đạo Chính phủ đã không dưới bốn lần có văn bản đốc thúc các địa phương thực hiện, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung thậm chí còn nhiều lần gọi điện thoại cho người đứng đầu các tỉnh thành để hối thúc triển khai thực hiện. 

Nhưng cho dù Thủ tướng và bộ trưởng có "sốt ruột" đến đâu thì đến cuối tháng 7 vẫn có 29 tỉnh "chưa giải ngân 1 xu nào", tiến độ chỉ được "nhích" lên khi có những đề nghị kỷ luật những người, những nơi làm chậm.

Nguyên nhân là gì? Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, khi ban hành chính sách này, Chính phủ đã quy định đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi để các đối tượng được hỗ trợ sớm nhất. 

Tuy vậy, một số địa phương lại "đẻ" thêm thủ tục với lý do phòng ngừa trục lợi chính sách, như quy định chủ trọ phải xuất trình giấy phép kinh doanh, rồi giấy đăng ký tạm vắng tạm trú của công nhân, thậm chí có nơi phải thông qua HĐND để duyệt danh sách đề nghị... 

Một phần nữa cũng do tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm, sợ bị kiểm điểm, thanh tra như sự việc chi trả "nhầm người" tại TP.HCM vừa qua dẫn tới người nhận được ở hai nơi, người có lương cũng nhận hỗ trợ...

Một số khó khăn khách quan dẫn đến giải ngân chậm tiền hỗ trợ thuê nhà cho công nhân là có thật. Nhưng nguyên nhân chủ quan là chính. Cùng một chính sách, nhưng hai địa phương ở cạnh nhau đã cho ra kết quả rất khác nhau: trong khi Bắc Giang tuyên bố hoàn tất việc chi trả, thì Bắc Ninh chỉ đạt dưới 10%. 

Kinh nghiệm ở Bắc Giang là lãnh đạo các cấp vào cuộc ngay từ đầu, thậm chí lập các nhóm online để trao đổi, xử lý công việc hằng ngày, hằng giờ. 

Hay như ở thủ đô Hà Nội, hồ sơ xong đến đâu là giải ngân đến đó để doanh nghiệp chi hỗ trợ kịp thời cho công nhân chứ không cần đợi, mặc dù đối tượng thụ hưởng chính sách của thành phố là khá lớn.

Từ sự việc nêu trên có thể thấy, khi hệ thống hành chính không sẵn sàng hành động, thiếu quyết liệt, thiếu sáng tạo và đặc biệt không loại trừ tình trạng thiếu trách nhiệm, thì tiền có sẵn cũng không tiêu được, như ai đó từng chua chát: "Lên tivi mà nhận hỗ trợ".

Chi tiền hỗ trợ thuê nhà: 17 tỉnh, thành đã hoàn thành; Bắc Ninh, Phú Thọ ‘đội sổ’

TTO - Có 17 địa phương đã hoàn thành chi trả tiền hỗ trợ thuê nhà cho người lao động theo quyết định 08 (gói 6.600 tỉ đồng). Tuy nhiên, tiến độ giải ngân ở Bắc Ninh, Phú Thọ vẫn "nhỏ giọt" dưới 10%.

HÀ QUÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bảo hiểm trả tiền khám dịch vụ, còn vướng gì?

Tin có thêm một bệnh viện quốc tế mở rộng áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế cho người bệnh đến khám chữa bệnh kể từ đầu tháng 7 gây chú ý, dù chuyện này không mới.

Bảo hiểm trả tiền khám dịch vụ, còn vướng gì?

Trở lại làm người Việt Nam

Thầy của tôi, một giáo sư tại Trường đại học Paris-Saclay, đến nay đã gần 80 tuổi nhưng vẫn đau đáu mong muốn được trở lại quốc tịch Việt Nam.

Trở lại làm người Việt Nam

Người lái drone cứu 2 trẻ bị kẹt lũ: Xin đừng gọi tôi là người hùng

Tôi không nghĩ hành động của mình lại gây nhiều chú ý trên báo chí và mạng xã hội mấy ngày qua như vậy. Mấy hôm nay tôi nhận được khá nhiều lời thăm hỏi, ngợi khen từ những người quen lẫn không quen trên mạng xã hội.

Người lái drone cứu 2 trẻ bị kẹt lũ: Xin đừng gọi tôi là người hùng

Nhân rộng tinh thần của anh Trần Văn Nghĩa

Hai ngày nay, cộng đồng mạng cứ trầm trồ ngợi khen anh Trần Văn Nghĩa đã nhanh trí, dũng cảm sử dụng drone phun thuốc trừ sâu để giải cứu hai em nhỏ mắc kẹt giữa dòng nước sông Ba đang chảy xiết.

Nhân rộng tinh thần của anh Trần Văn Nghĩa

Cơ hội để Việt Nam tái cấu trúc kinh tế

Trong cuộc điện đàm tối 2-7, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định với Tổng Bí thư Tô Lâm việc Mỹ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa của Việt Nam, tiếp tục hợp tác giải quyết các vướng mắc trong quan hệ hai nước.

Cơ hội để Việt Nam tái cấu trúc kinh tế

Người dân hài lòng, bắt đầu từ cán bộ phường

Bộ máy chính quyền địa phương hai cấp đã vận hành với gần 94% thủ tục hành chính được giải quyết ngay tại cấp phường, xã.

Người dân hài lòng, bắt đầu từ cán bộ phường
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar