14/09/2013 15:13 GMT+7

Có thật người Việt hung hãn hay còn do đâu?

TUỔI TRẺ ONLINE
TUỔI TRẺ ONLINE

TTO - Từ câu chuyện "Sau va quẹt là đánh nhau", nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên đã đề cập vấn đề "người Việt hung hãn". Đồng tình với nhận định trên, một số bạn đọc cũng đã bổ sung những lý do hay choảng nhau này.

Tuổi Trẻ Online trích đăng các ý kiến:

Phóng to
Tài xế xe tải và tài xế taxi đánh nhau sau vụ va chạm ngày 10-9 gần sân bay Tân Sơn Nhất - Ảnh: Huỳnh Duy

"Tự ái có thừa, tự trọng rất kém"

* Thật buồn khi phải thừa nhận, nhưng đó đúng là sự thật hiện nay. Trong quá trình hội nhập quốc tế, người Việt càng ngày càng xuất hiện nhiều tính xấu với mức độ nghiêm trọng hơn. Càng đáng buồn hơn khi nhiều bạn trẻ hiện nay lệch lạc về nhận thức, thực dụng, thần tượng thái quá... Phải chăng đây là sản phẩm của một nền giáo dục còn mang nặng tư duy cũ?

Nguyễn Bửu Châu

* Tác giả bài “Người Việt hung hãn” nói rất đúng, có thể bổ sung rằng người Việt chúng ta tính tự ái có thừa nhưng tính tự trọng rất kém, tính cá nhân có dư nhưng tính tập thể cộng đồng lại quá thiếu, ấy vậy mà lại luôn vỗ ngực tự cho mình là người "văn minh". Bởi vậy nên văn hóa ứng xử chỉ ở mức giậm chân tại chỗ và ngày càng đi xuống.

Lê Thành

* Cách đây vài năm gặp lại bạn cũ, anh ta than phiền rằng ngày càng có nhiều người khi va chạm trên đường đã ứng xử hung hăng, thiếu văn hóa. Phải chăng lớp trẻ ngày nay chưa được quan tâm giáo dục nhân cách, đạo đức, ứng xử? Và đây có phải do lỗi từ ngành giáo dục chưa quan tâm đầy đủ đến việc giáo dục làm người?

Le Ngoc

* Tôi hoàn toàn đồng quan điểm với anh Nguyên về vấn đề này. Giao thông nói riêng và các vấn đề xã hội khác nói chung, tôi thấy mọi thứ đang ở trong tình trạng vô cùng hỗn loạn. Nguyên nhân chính có lẽ một phần do hệ thống pháp luật không nghiêm minh, phần lớn nữa là do nền tảng văn hóa của người Việt mình đã và đang xuống cấp không phanh.

Người đồng quan điểm

* Không chỉ va chạm giao thông rồi dẫn đến ẩu đả. Năm 2012 đọc báo hằng ngày tôi thu thập được 462 vụ giết người bởi những lý do không đâu: nhìn đểu - đâm, nói đùa - chém, ngứa mắt - giết và cả những vụ chém giết không vì lý do gì cả. Còn năm 2013, cho đến ngày 12-9, tôi thu thập được 311 vụ giết người với những lý do trên.

Bài viết “Người Việt hung hãn” nêu đúng những băn khoăn ray rứt của tác giả, của tôi và của những người Việt còn lương tri. Phải làm gì và ai làm để cải thiện tình hình trên? Câu hỏi đã được đặt ra từ rất lâu nhưng câu trả lời thì vẫn còn bỏ ngỏ. Thật đáng buồn!

Quy Nguyễn Đình

Do luật pháp chưa được thực thi nghiêm

* Người Việt hay dân tộc nào cũng vậy, cũng có người này người kia. Xung đột giao thông cũng như những xung đột khác là xung đột xã hội và cần thiết có luật pháp để giải quyết. Nếu luật pháp không nghiêm thì người dân sẽ không sợ và họ sẽ trở nên hung hãn. Trường hợp va chạm xe như vậy, bạn có gọi CSGT đến không? Có chắc họ đến không? Thủ tục giải quyết như thế nào? Có làm người dân hài lòng không? Hay là chỉ nghe câu "Thôi bị đụng tí, đôi bên tự thỏa thuận"? Mà ai cũng muốn mình đúng, có khi lợi dụng "bắt đền".

Tại sao người nước ngoài đội mũ bảo hiểm khi ở nước họ, nhưng đến Việt Nam thì không?

Khi nào luật pháp được thực thi một cách nghiêm minh thì sự hung hãn kia sẽ trở thành rất thiểu số. Đừng nói ý thức người dân kém, mà phải nói thực thi luật pháp phải nghiêm minh.

Sang Le

* Nếu nói người Việt chúng ta hung hãn thì tôi nghĩ thật sự chưa đúng! Bản thân tôi trước đây cũng là người rất nóng tính, nhưng đến bây giờ, gần 40 tuổi rồi, tính tình có bề hòa nhã hơn, không còn thích bon chen cãi cọ ngoài đường nữa.

Nhưng nói thật, khi chạy xe trên đường (mỗi ngày tôi đi làm việc phải chạy xe 60 km) thì tôi thật sự cảm thấy bức xúc. Bức xúc vì những hành động lái xe thiếu văn hóa của một số người, nhưng "lực bất tòng tâm" vì một mình không thể làm gì được cả.

Thật sự những người kia không phải là họ không biết luật mà chính họ đang xem thường pháp luật, họ luôn nghĩ rằng "mình cứ thể hiện đi, nếu có bị bắt thì chung chi vài trăm thì đâu lại vào đấy cả thôi", hay nói cách khác là pháp luật đối với họ chả là gì cả. Việc xem thường pháp luật này cũng có nguyên do của nó, nguyên do chính cũng là tham nhũng mà thôi. Thử hỏi lực lượng CSGT làm đúng chức trách của mình, sai là phạt thì có còn ai dám coi thường pháp luật nữa không?

Hằng ngày chạy xe trên đường tôi còn thấy nhiều chuyện khác cũng chướng tai gai mắt không kém, ví dụ nẹt pô, dùng còi vô tội vạ, thay đổi cấu thành xe... nhưng hầu như chưa thấy CSGT xử lý.

Trịnh Anh Tuấn

* Xã hội vốn phức tạp đúng như tên gọi của nó. Nhưng may thay, mỗi nước hay vùng lãnh thổ đều có luật pháp để điều chỉnh. Mọi người đều tin vào luật pháp, khi có sự cố tranh chấp như trong giao thông chẳng hạn thì người ta thường nhờ luật pháp phân xử. Nhưng tại sao ở Việt Nam khi va chạm người ta không nhờ đến luật pháp mà họ "tự xử"?

Theo tôi nghĩ người Việt Nam không hung hăng hay có vấn đề về văn hóa ứng xử gì cả mà chính do sự yếu kém của hệ thống pháp luật nên người ta không còn tin vào nó nữa, dẫn đến tâm lý tự giải quyết theo cách riêng của mình. Mà ai cũng biết khi một vấn đề không được giải quyết theo luật thì vô cùng nguy hiểm, kẻ mạnh sẽ thắng, kẻ yếu sẽ thua và không còn khái niệm phải - trái.

Hung

* Phải thẳng thắn thừa nhận thực trạng hạ tầng giao thông VN hiện nay còn yếu kém và văn hóa giao thông nói chung của chúng ta hiện nay còn thấp, nếu không muốn nói là quá tệ. Hằng ngày tham gia giao thông trên đường, không khó để chứng kiến cảnh giành đường, chen lấn, bất chấp tín hiệu giao thông, sẵn sàng lao vào choảng nhau khi xảy ra va quẹt nhẹ trên đường... Tuy vậy, tôi không đồng tình với quy kết rằng "người Việt hung hãn".

Theo tôi, tính thiện và tính ác luôn tồn tại trong bất kỳ cá nhân nào. Tùy điều kiện, hoàn cảnh mà tính thiện/ác trỗi dậy. Ngoài ra tùy vào bề dày văn hóa và vốn sống, bản tính con người mà tính xấu ác hay tính thiện nhiều hay ít. Trong bất kỳ xã hội nào cũng tồn tại những con người khác biệt, những hiện tượng khác biệt.

Tình trạng choảng nhau khi va chạm giao thông không chỉ có ở người Việt, ngay cả ở những xứ sở văn minh thỉnh thoảng cũng xảy ra. Không cần ra nước ngoài, chỉ cần lên mạng là có thể thấy rõ việc choảng nhau không chỉ vì va chạm giao thông xảy ra ở hầu hết các quốc gia, dân tộc trên thế giới!

KTS Lê Công Sĩ

TUỔI TRẺ ONLINE

--------------------------

Đọc thêm

"Chụp được hình ấn tượng, tôi nghĩ ngay đến Tuổi Trẻ"

TUỔI TRẺ ONLINE

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hàng me tây cổ thụ, điểm check-in nổi tiếng Quảng Ngãi bị lột vỏ do che ruộng lúa

Người dân cho rằng hàng me tây cổ thụ tỏa tán rộng che hết nắng ruộng lúa, giảm năng suất nên đã lột vỏ các nhánh lớn.

Hàng me tây cổ thụ, điểm check-in nổi tiếng Quảng Ngãi bị lột vỏ do che ruộng lúa

Thợ điện lạnh phá cửa kính cứu tài xế đột quỵ trong ô tô

Một người thợ sửa chữa điện tử, điện lạnh ở Nghệ An thấy chiếc xe trôi tự do đã nhanh trí phá cửa kính, đưa tài xế bị đột quỵ bên trong xe đi cấp cứu.

Thợ điện lạnh phá cửa kính cứu tài xế đột quỵ trong ô tô

Đình chỉ phòng khám Phượng Đạt sau vụ bị 'bóc phốt' chặt chém bệnh nhân

Ngày 9-7, Sở Y tế tỉnh Gia Lai đã có quyết định đình chỉ toàn bộ hoạt động chuyên môn đối với Phòng khám đa khoa Phượng Đạt sau vụ bị người nhà bệnh nhân 'bóc phốt' chặt chém trên mạng xã hội.

Đình chỉ phòng khám Phượng Đạt sau vụ bị 'bóc phốt' chặt chém bệnh nhân

Hàng chục xác heo trên kênh cấp nước, cơ quan chức năng vào cuộc

Hơn một tuần qua, cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa đã vớt, tiêu hủy hàng chục xác heo chết thả trôi trên nhiều tuyến kênh cung cấp nước sinh hoạt.

Hàng chục xác heo trên kênh cấp nước, cơ quan chức năng vào cuộc

Ông Lương Kim Sơn làm trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các KCN Quảng Ngãi

Ông Lương Kim Sơn - trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy - được tín nhiệm, bổ nhiệm giữ chức trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp Quảng Ngãi.

Ông Lương Kim Sơn làm trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các KCN Quảng Ngãi

Hơn 1.300 hồ sơ trong 7 ngày, Trung tâm hành chính xã Nhà Bè khởi đầu đầy sôi động

Từ ngày 1-7, Trung tâm phục vụ hành chính công xã Nhà Bè (TP.HCM) chính thức hoạt động. Chỉ trong 7 ngày đầu vận hành, trung tâm đã tiếp nhận tổng cộng 1.321 lượt người dân đến nộp hồ sơ thủ tục hành chính.

Hơn 1.300 hồ sơ trong 7 ngày, Trung tâm hành chính xã Nhà Bè khởi đầu đầy sôi động
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar