19/08/2023 21:37 GMT+7
Trở lại chủ đề

Có nên xây đập để ‘hồi sinh’ những ‘dòng sông chết’ ở Hà Nội?

Có nên xây đập để đưa nước vào các "dòng sông chết" đang bị ô nhiễm trầm trọng ở Hà Nội nhằm tạo nguồn, xử lý ô nhiễm?...

Công nhân thoát nước làm việc bên bờ sông Tô Lịch - Ảnh: QUANG THẾ

Công nhân thoát nước làm việc bên bờ sông Tô Lịch - Ảnh: QUANG THẾ

Trả lời cử tri mới đây, UBND TP Hà Nội cho biết sẽ giao Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện "đề án phục hồi chất lượng môi trường và phát triển hệ thống 4 sông nội đô Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ, Sét".

Ngày 19-8, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Châu Trần Vĩnh - cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước (Bộ Tài nguyên và Môi trường) - cho biết trong quy hoạch tài nguyên nước quốc gia cũng đã nói rất rõ, phục hồi dòng sông là tạo nguồn, tạo dòng chảy, khi có dòng chảy thì dòng sông sẽ sạch.

Xây đập để hồi sinh những dòng sông chết ở Hà Nội, có khả thi?

Biến "dòng sông chết" thành nơi nên thơ hiền hòa 

"Chúng tôi đang đề xuất nên tính toán đến phương án xây đập ngăn trên sông Hồng và sông Đuống, vào mùa cạn khi nước dâng cao sẽ đủ chảy vào sông Đáy, sông Nhuệ… đang ô nhiễm nặng. Nguyên tắc mùa lũ đập sẽ mở để thoát nước. Ngoài ra khi triển khai thì cũng tính toán đường thủy, tàu bè qua lại ra sao khi vận hành đập", ông Vĩnh nói.

Theo ông Vĩnh, một số quốc gia ở châu Âu xây đập ngay tại thủ đô, biến đập ngăn sông thành công trình đập dâng kết hợp thủy điện, giao thông thủy, công trình kiến trúc, tạo nên cảnh quan sinh thái rất đẹp.

Sông Sét cũng đang bị ô nhiễm nghiêm trọng - Ảnh: DANH KHANG

Sông Sét cũng đang bị ô nhiễm nghiêm trọng - Ảnh: DANH KHANG

"Sông bẩn thì chẳng ai muốn ở nhưng sông sạch, môi trường trong sạch thì giá trị địa tô sẽ cao lên rất nhiều. Ngoài ra nếu các dòng sông hôi thối được cải thiện sử dụng cho trồng trọt, chăn nuôi... thì giá trị tài nguyên nước cũng sẽ nâng lên", ông Vĩnh cho hay.

"Theo quan điểm của tôi, cần xã hội hóa để xây đập, doanh nghiệp đầu tư thì được hưởng lợi ra sao... Để làm được cần sự vào cuộc của cả xã hội, việc làm đầu tiên là phải gom, xử lý được nước thải, đồng thời tạo nguồn, tạo dòng chảy bằng cách xây đập. 

Nếu xử lý ô nhiễm tốt nhưng không có dòng chảy thì con sông ấy mãi mãi vẫn sẽ là kênh nước thải, bản chất là nước thải sau khi xử lý", ông Vĩnh nói thêm.

"Dòng sông chết" ngày một trầm trọng hơn

Di dọc 4 con sông ở Hà Nội gồm Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ, Sét không khó để tận mắt chứng kiến những ống cống nước thải đen ngòm đổ thẳng ra sông. 

Dù "bất đắc dĩ" phải sống chung với mùi hôi thối cả hàng chục năm qua nhưng người dân được phỏng vấn cho biết vẫn luôn hy vọng môi trường của những "dòng sông chết" sẽ dần được cải thiện.

Nước thải, rác thải xả thẳng ra sông Sét - Ảnh: DANH KHANG

Nước thải, rác thải xả thẳng ra sông Sét - Ảnh: DANH KHANG

Ông Đặng Đình Thu (64 tuổi, quận Hoàng Mai) chia sẻ: "Tôi ngồi câu cho đỡ nhớ nghề thôi chứ hơn 10 năm nay sông Sét đã đen đặc, nồng mùi hôi thối rồi. Có câu cá về cũng chẳng dám ăn mà chỉ để làm thức ăn cho chó mèo thôi. 

Trước đây chưa bị ô nhiễm dân làng tôi còn ra sông tắm giặt, đánh bắt cá mỗi khi nước cạn. Giờ thì ngồi một lúc trên bờ thôi cũng nhức hết cả đầu".

"Hy vọng trong những năm tới chúng ta sẽ bắt tay vào cải thiện dòng sông để người dân sinh sống hai bên bờ được nhờ. Bao nhiêu năm qua sông hôi thối quá mà mãi vẫn chưa thấy có cải thiện rõ rệt về môi trường", ông Thu nói.

Sông Lừ cũng đang bị ô nhiễm nặng - Ảnh: DANH KHANG

Sông Lừ cũng đang bị ô nhiễm nặng - Ảnh: DANH KHANG

6 nhóm giải pháp, nhiệm vụ xử lý ô nhiễm môi trường hệ thống công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải

Nước thải chưa qua xử lý đổ thẳng xuống lênh thủy lợi Bắc Hưng Hải - Ảnh: QUANG THẾ

Nước thải chưa qua xử lý đổ thẳng ra kênh thủy lợi Bắc Hưng Hải - Ảnh: QUANG THẾ

Ngày 9-8, Văn phòng Chính phủ ban hành thông báo số 315 kết luận của Phó thủ tướng Trần Hồng Hà tại hội nghị về xử lý ô nhiễm môi trường hệ thống công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải.

Theo thông báo, hệ thống thủy lợi này chảy qua Bắc Ninh, Hà Nội, Hưng Yên và Hải Dương nhưng nhiều năm qua đã trở thành điểm "nóng" về ô nhiễm môi trường.

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu các cấp, các ngành từ trung ương đến các địa phương thực hiện 6 nhóm giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm gồm: quy hoạch; hoàn thiện cơ chế, chính sách; đầu tư, xây dựng hạ tầng kỹ thuật về bảo vệ môi trường;

Quản lý, kiểm soát, giám sát nguồn thải; thanh, kiểm tra và xử lý vi phạm về môi trường và tuyên truyền, truyền thông nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường.

Sông Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ, Sét sắp được 'giải cứu' ?

UBND TP Hà Nội sẽ giao Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện đề án "Phục hồi chất lượng môi trường và phát triển hệ thống 4 sông nội đô Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ, Sét", trong bối cảnh các con sông này đang trở nên ô nhiễm trầm trọng.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Công ty Đại Quang Minh và Tập đoàn Sơn Hải sẽ khởi công cao tốc Dầu Giây - Tân Phú vào 19-8

Cục Đường bộ Việt Nam vừa có báo cáo gửi Bộ Xây dựng về tình hình triển thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Dầu Giây - Tân Phú (giai đoạn 1).

Công ty Đại Quang Minh và Tập đoàn Sơn Hải sẽ khởi công cao tốc Dầu Giây - Tân Phú vào 19-8

Người bơi ra giữa sông tiết lộ lý do em nhỏ thứ 3 không được cứu bằng drone

Trong nhóm 3 đứa trẻ chăn bò bị kẹt lũ giữa sông Ba, có 2 em được cứu bằng drone, còn em thứ 3 vì sao phải chờ xuồng ứng cứu?

Người bơi ra giữa sông tiết lộ lý do em nhỏ thứ 3 không được cứu bằng drone

Kỷ niệm 214 năm ngày độc lập nước Cộng hòa Bolivar Venezuela tại Việt Nam

Bài ca 'Nguyễn Văn Trỗi - lời anh vọng mãi ngàn năm' vang lên mở đầu lễ kỷ niệm 214 năm Quốc khánh nước Cộng hòa Bolivar Venezuela (5-7-1811 - 5-7-2025).

Kỷ niệm 214 năm ngày độc lập nước Cộng hòa Bolivar Venezuela tại Việt Nam

Danh sách chánh án, địa chỉ trụ sở 14 tòa án khu vực của tỉnh Đồng Nai mới

Sau khi kiện toàn nhân sự các chánh án ở Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai, Tòa án nhân dân tối cao đã công bố danh sách địa chỉ đặt trụ sở chính của 14 tòa án khu vực tại tỉnh Đồng Nai sau sáp nhập.

Danh sách chánh án, địa chỉ trụ sở 14 tòa án khu vực của tỉnh Đồng Nai mới

Quy định mới của Bộ Chính trị: Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương có từ 7 đến 9 thành viên

Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú mới đây ký ban hành quy định 332 của Bộ Chính trị về tổ chức Đảng trong Quân đội nhân dân Việt Nam.

Quy định mới của Bộ Chính trị: Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương có từ 7 đến 9 thành viên

Đại tướng Phan Văn Giang tiếp Tư lệnh Lực lượng Quốc phòng Thái Lan

Sáng 5-7, Đại tướng Phan Văn Giang, bộ trưởng Bộ Quốc phòng, đã có buổi tiếp Đại tướng Songwit Noonpackdee, tư lệnh Lực lượng Quốc phòng Thái Lan.

Đại tướng Phan Văn Giang tiếp Tư lệnh Lực lượng Quốc phòng Thái Lan
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar