04/12/2022 08:21 GMT+7

Có nên tiếp tục dùng nước giếng khoan ở khu vực đô thị hóa?

BÌNH NGHI
BÌNH NGHI

TTO - Hàng chục năm qua, nhiều hộ gia đình ở phường Tân Chánh Hiệp, quận 12 (TP.HCM) dùng nước giếng khoan phục vụ cho tất cả mục đích sinh hoạt từ tắm rửa đến ăn uống.

Đô thị hóa, nhiều người lo ngại nguồn nước giếng khoan của họ bị ô nhiễm hay ngấm hóa chất, phân bón, thuốc trừ sâu từ những vùng ven trồng rau.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM cho biết, hiện một số quận, huyện ở TP.HCM, đặc biệt là các khu vực chưa có mạng lưới đường ống cấp nước, nên người dân vẫn còn dùng nước giếng khoan cho mục đích sinh hoạt.

Chất lượng nước giếng khoan không qua quá trình xử lý nên thường không đạt các chỉ tiêu an toàn về chất lượng. TP khuyến khích các hộ dân sử dụng nước máy trong ăn uống và sinh hoạt nhằm đảm bảo sức khỏe.

Hiện nay chất lượng nước giếng khoan tại các hộ dân tự khai thác thường không qua quá trình xử lý nên không đạt các chỉ tiêu hóa lý (pH thấp, không có clo dư, sắt, hàm lượng amoni...) và không đạt vi sinh (coliform tổng số, vi trùng E.coli).

Chất lượng nước giếng khoan tại các hộ dân tự khai thác thường không qua quá trình xử lý nên pH thấp (dao động pH khoảng từ 4 - 5,5). Việc sử dụng nước giếng khoan có pH thấp ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.

Nước giếng có độ pH thấp thì thường có vị chua, do đó người dùng có cảm giác khó uống. Đối với nguồn nước giếng có độ pH dưới 6,5 thì thường có nhiều ion gốc axit, gây ảnh hưởng đến men răng và tác động xấu đến dạ dày và đường tiêu hóa.

Tính axit trong nước có thể làm gia tăng các ion kim loại, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Trong trường hợp cho các bé nhỏ uống nước trực tiếp hay dùng trong thời gian dài thì có thể gây ảnh hưởng đến đường tiêu hóa.

Ngoài ra, nước giếng khoan pH thấp có khả năng ăn mòn kim loại đối với đường ống, các vật chứa nước bằng kim loại.

Về dấu hiệu cảm quan nhận biết pH thấp thường dễ thấy nhất là các vết mờ màu xanh rêu trên các vật chứa bằng đồng, các vết nâu đỏ trên các vật bằng sắt thép.

Dấu hiệu khó thấy hơn là sự ăn mòn của các vật dụng kim loại. Còn nguồn nước có độ pH cao thì khi đun sẽ có cặn dưới đáy bình đun.

HCDC cho biết thêm, để xác định pH trong nước, các phương pháp được sử dụng như: giấy quỳ tím, thiết bị đo pH...

Nước dùng cho mục đích sinh hoạt có độ pH thích hợp từ 6 - 8,5. Nếu pH nước nhỏ hơn 7 thì nước có tính axit. Nếu pH nước bằng 7 thì là trung tính. Nếu pH nước lớn hơn thì 7 nước có tính kiềm.

Bạn đọc có những thắc mắc về sức khỏe người lớn và trẻ em, dinh dưỡng, tiêm ngừa, chấn thương... mời gửi email đến hộp thư [email protected] (để chính xác nội dung, bạn đọc vui lòng gõ tiếng Việt có dấu). Chuyên mục Hỏi đáp cùng thầy thuốc sẽ chọn lọc và giúp bạn giải đáp.

Giám sát chất lượng: nước giếng, bồn chứa ở nhiều phường, xã TP.HCM không đạt

TTO - Theo kết quả giám sát chất lượng nước tại TP.HCM do Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP (HCDC) thực hiện, nhiều mẫu nước giếng, bồn chứa tại nhiều phường, xã không đạt một hoặc nhiều hơn về các chỉ tiêu: độ pH, clo dư, vi khuẩn E.Coli...


BÌNH NGHI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bắt nguyên cục trưởng Cục An toàn thực phẩm: Công ty được cấp phép bao giờ, sản xuất những gì?

Nguyên cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Nguyễn Thanh Phong cùng 4 người khác bị khởi tố với cáo buộc có hành vi sai phạm, liên quan đường dây sản xuất và buôn bán hàng trăm tấn thực phẩm chức năng giả.

Bắt nguyên cục trưởng Cục An toàn thực phẩm: Công ty được cấp phép bao giờ, sản xuất những gì?

Bắt tạm giam nguyên cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Bộ Y tế cùng 4 đồng phạm

Nguyên cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Nguyễn Thanh Phong cùng 4 người khác bị khởi tố với cáo buộc có hành vi sai phạm, liên quan đường dây sản xuất và buôn bán hàng trăm tấn thực phẩm chức năng giả.

Bắt tạm giam nguyên cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Bộ Y tế cùng 4 đồng phạm

An Khang thúc đẩy minh bạch thông tin dược phẩm tại Việt Nam

Nhà thuốc An Khang triển khai nhiều giải pháp nhằm tăng cường tính minh bạch và hỗ trợ khách hàng tra cứu thông tin sản phẩm, cả trực tiếp và trực tuyến.

An Khang thúc đẩy minh bạch thông tin dược phẩm tại Việt Nam

Cơ thể biến đổi ra sao chỉ sau 3 đêm thiếu ngủ?

Nghiên cứu do Đại học Uppsala dẫn đầu, được công bố trên tạp chí Biomarker Research cho thấy thiếu ngủ chỉ 3 đêm đủ gây hại cho cơ thể.

Cơ thể biến đổi ra sao chỉ sau 3 đêm thiếu ngủ?

Bác sĩ kể chuyện cứu cô gái co giật vì tai nạn giữa đêm và dòng chữ ‘lạ’ trên xe

Thấy cô gái nằm bất tỉnh, sùi bọt mép sau vụ tai nạn, bác sĩ Phạm Tiến Mạnh vội tấp xe vào lề để sơ cứu ngay cho nạn nhân. Nhờ xử trí kịp thời, cô gái thoát khỏi cơn nguy kịch.

Bác sĩ kể chuyện cứu cô gái co giật vì tai nạn giữa đêm và dòng chữ ‘lạ’ trên xe

Bất ngờ với 'ca sĩ' thể hiện bài hát cổ động Tôi yêu bóng bàn

Bài hát có tựa đề Tôi yêu bóng bàn được một cán bộ quân y đang công tác ở TP Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) thể hiện, đang nhận được nhiều tương tác trên mạng xã hội.

Bất ngờ với 'ca sĩ' thể hiện bài hát cổ động Tôi yêu bóng bàn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar