09/06/2015 15:33 GMT+7

Có nên quá lo ngại virút MERS?

NGUYỆT PHƯƠNG
NGUYỆT PHƯƠNG

TTO -  Các chuyên gia y tế quốc tế khuyến cáo người dân Hàn Quốc và cả các nước khu vực không nên quá lo lắng bởi virút MERS không dễ dây lan.

Thanh niên Hàn Quốc đeo khẩu trang đi xem biểu diễn âm nhạc ở Seoul - Ảnh: CNN

Theo CNN, một quan chức Hàn Quốc thừa nhận nước này đang phải chiến đấu chống MERS trên hai mặt trận. Thứ nhất là diễn biến dịch và thứ hai là sự hoảng loạn của công chúng.

Các chuyên gia quốc tế trả lời những câu hỏi cơ bản về nguy cơ của dịch MERS đối với Hàn Quốc và châu Á.

Tôi có nên lo ngại không?

Câu trả lời là không. Tiến sĩ Stanley Pearlman, một trong những chuyên gia hàng đầu về MERS, khẳng định: “Tôi hiểu sự lo lắng của mọi người nhưng đây là căn bệnh không dễ lây lan”. Ước tính ở Hàn Quốc, một bệnh nhân MERS chỉ lây nhiễm tối đa một người. So với dịch Ebola đang tàn phá Tây Phi, tốc độ lây lan của virút MERS thấp hơn nhiều.

MERS lây nhiễm như thế nào?

Một nghiên cứu từ năm 2014, đăng trên tạp chí khoa học uy tín New England Journal of Medicine, cho thấy trong số 280 người sống chung nhà với các bệnh nhân MERS ở Saudi Arabia, chỉ có 4% nhiễm bệnh. Bất cứ ai không bị cảm sốt trong một bệnh viện ở Hàn Quốc và chưa từng đến Saudi Arabia thì chẳng có lý do gì phải lo lắng.

Nhưng virút MERS có thể biến đổi gen không?

Virút MERS hoàn toàn có thể biến đổi gen để trở nên độc hơn và lây lan nhanh hơn. Nhưng đến nay chưa có bằng chứng nào cho thấy virút này đã biến đổi gen ở Hàn Quốc.

Tại sao số bệnh nhân MERS ở Hàn Quốc tăng nhanh?

Đây là một trong những vấn đề quan trọng nhất ở thời điểm này. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã cử một đoàn chuyên gia đến Hàn Quốc để điều tra. Các bác sĩ nổi tiếng nhận định Hàn Quốc có một hệ thống y tế hiện đại, do đó có khả năng liên lạc và kiểm tra cùng lúc rất nhiều người từng tiếp xúc với bệnh nhân MERS.

Vì vậy, Chính phủ Hàn Quốc liên tục thông báo các ca nhiễm mới. Ở những nước kém phát triển hơn, sẽ phải mất nhiều ngày để tìm ra và cô lập những người từng tiếp xúc với bệnh nhân MERS. Vẫn chưa rõ bao nhiêu người ở Hàn Quốc đã được kiểm tra.

Con số bệnh nhân MERS gia tăng có đáng lo ngại?

Số bệnh nhân MERS ở Hàn Quốc bao gồm những người mới chỉ phát ra những triệu chứng nhẹ. Số người chuyển sang thể nặng và qua đời khá thấp. Số bệnh nhân tăng không có nghĩa là tất cả bị nhiễm virút đều đang bệnh nặng và sắp chết. Trên thực tế, một số bệnh nhân đã bình phục hoàn toàn và hàng trăm người đã thoát khỏi cảnh phải sống cách ly.

MERS bùng lên ở Hàn Quốc như thế nào?

Bệnh nhân MERS đầu tiên ở Hàn Quốc đã từng đến bốn quốc gia Trung Đông. Sau khi ngã bệnh, ông ta đến khám ở bốn cơ sở y tế tại Hàn Quốc. Điều đó có nghĩa là ông ta truyền virút cho các bệnh nhân khác, người thân trong gia đình, nhân viên y tế... trước khi được xác định là nhiễm MERS.

Tiến sĩ Stanley Pearlman đánh giá ngành y tế Hàn Quốc đã xử lý bệnh nhân đầu tiên một cách khá kém cỏi. Đó là lý do các ca nhiễm MERS ở Hàn Quốc tăng cao.

Tại sao dịch MERS bùng lên ở các bệnh viện?

Phần lớn bệnh nhân nhiễm MERS tập trung ở Bệnh viện la St. Mary tại phía nam Seoul và Trung tâm Y tế Samsung ở quận Gangnam. Các phòng cấp cứu ở bệnh viện Hàn Quốc đều đông người khám bệnh chờ được chữa trị nên tiếp xúc rất gần với nhau.

Và ở Hàn Quốc, người thân gia đình thường ngủ đêm trong bệnh viện để chăm sóc cho bệnh nhân chứ không phải là y tá như tại các nước phương Tây. Như vậy, họ cũng tiếp xúc với virút và mắc bệnh trong bệnh viện.

MERS nguy hiểm cỡ nào?

Giống như nhiều virút khác, MERS rất nguy hiểm đối với những người đã mắc các bệnh khác sẵn. Một số bệnh nhân thiệt mạng ở Hàn Quốc trước đó đã bị ung thư hoặc tim mạch. Các bệnh nhân bị bệnh về phổi, khí thũng... cũng dễ chết nếu nhiễm MERS.

Tỉ lệ gây tử vong của MERS trên phạm vi toàn cầu là 30-40%. Nhưng ở Hàn Quốc, tỉ lệ bệnh nhân thiệt mạng chỉ là 10%. Các chuyên gia cho biết tỉ lệ tử vong ở Hàn Quốc có thể còn thấp hơn nếu chính phủ kịp thời cách ly và điều trị những bệnh nhân mới mắc bệnh.

Có cần đóng cửa các trường học không?

Các chuyên gia cho rằng biện pháp này là không cần thiết. Trong số gần 100 ca nhiễm MERS ở Hàn Quốc chỉ có một thiếu niên. Phần lớn bệnh nhân là người lớn tuổi. Không cần thiết phải đóng cửa các trường học bởi virút MERS không có khả năng lây lan nhanh.

NGUYỆT PHƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ra mắt thiết bị chống giật trọn đời hạn chế hơn 90% tình huống điện giật, rủi ro điện

Trước tình hình hàng loạt tai nạn điện thương tâm liên tục xảy ra, yêu cầu về 1 thiết bị chống giật an toàn cao, hiệu quả, ngăn ngừa tối đa các nguy cơ xảy ra tai nạn điện được đặt ra cấp bách.

Ra mắt thiết bị chống giật trọn đời hạn chế hơn 90% tình huống điện giật, rủi ro điện

Thanh niên 34 tuổi gãy dương vật vì thói quen bẻ ‘cậu nhỏ’ buổi sáng

Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nam bị gãy dương vật, do thói quen bẻ 'cậu nhỏ' vào buổi sáng khi thức dậy.

Thanh niên 34 tuổi gãy dương vật vì thói quen bẻ ‘cậu nhỏ’ buổi sáng

Siết chặt kê đơn thuốc ngoại trú: Sắp hết thời mua thuốc kháng sinh ‘dễ như mua rau’

Bộ Y tế vừa ban hành thông tư 26 quy định nhiều nội dung mới về việc kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú, hướng đến mục tiêu quản lý minh bạch, hiệu quả và bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người bệnh.

Siết chặt kê đơn thuốc ngoại trú: Sắp hết thời mua thuốc kháng sinh ‘dễ như mua rau’

Kịp thời cứu sống nam thanh niên nghi bị 'bạn gái ảo' lừa sang Campuchia

Một nam bệnh nhân tại TP.HCM nghi bị bạn gái quen qua mạng lừa đảo sang Campuchia, trên người có nhiều vết thương, dấu hiệu bị chích điện dẫn đến tổn thương đa cơ quan.

Kịp thời cứu sống nam thanh niên nghi bị 'bạn gái ảo' lừa sang Campuchia

Thói quen mút ngón tay ở trẻ em: Hiểu đúng để phòng ngừa và điều trị

Bạn đã bao giờ bắt gặp hình ảnh bé nhà mình đưa ngón tay cái hoặc thậm chí nhiều ngón tay vào miệng mút? Đừng quá lo lắng và hoang mang, nhưng nếu thói quen này duy trì lâu dài, tần suất liên tục có thể ảnh hưởng tới răng, hàm... của trẻ.

Thói quen mút ngón tay ở trẻ em: Hiểu đúng để phòng ngừa và điều trị

Người nhà mang di ảnh đến bệnh viện ‘trục vong’

Cho rằng bác sĩ thiếu quan tâm, người nhà một bệnh nhân tử vong đã mang di ảnh đến Trung tâm Y tế U Minh để “trục vong”. Lãnh đạo đơn vị tạm đình chỉ kíp trực, lập tổ xác minh toàn bộ vụ việc.

Người nhà mang di ảnh đến bệnh viện ‘trục vong’
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar