27/08/2015 11:44 GMT+7

Có nên cho trẻ tập đi trên thủy tinh?

 NGUYỄN NGỌC THUẦN (nguyenngocthuan@tuoitre.com.vn)
NGUYỄN NGỌC THUẦN ([email protected])

TT - Nhân vụ cho trẻ tập đi trên thủy tinh để xây dựng lòng can đảm, câu hỏi đặt ra cho mỗi phụ huynh vẫn là liệu con cái họ có cần những kiểu giáo dục “mạnh mẽ” như thế?

Trang sách dạy về lòng can đảm, "vượt qua nỗi sợ" bằng cách đi trên thảm thủy tinh - Ảnh: Mỹ Dung

Có bao nhiêu cách giáo dục để một đứa trẻ xác quyết lòng can đảm?

Công tâm mà nói thì giáo dục luôn cần tìm kiếm những hướng đi mới, thậm chí táo bạo, biết phủ nhận những gì đang được cho là tốt, như mô hình Trường Thực nghiệm của GS Hồ Ngọc Đại.

Nhưng cái gì cũng có giới hạn. Nhất là con người, những thử nghiệm đều chỉ nên nằm trong một phạm vi nghiên cứu có chọn lọc. Nó cần được làm rõ, chúng ta “làm điều đó để làm gì?”, có thật sự ích lợi không trước khi đem ra thực nghiệm đại trà hoặc in thành sách.

Để dạy một đứa trẻ can đảm, chúng ta có nhiều cách thử thách chúng mà không cần thiết phải đi qua thủy tinh, chắc chắn là vậy.

Để dạy trẻ can đảm nên gắn liền với vài kỹ năng có lợi, ví dụ hướng dẫn trẻ cách vượt qua một chướng ngại vật chẳng hạn, vì ít ra khi vào đời chúng sẽ vận dụng những điều đó vào thực tiễn, trong những tình huống thực tế. Trong khi đi qua thủy tinh chẳng để làm gì cho cuộc sống của chúng sau này, ngoại trừ có tính biểu diễn.

Thay vì vậy, chúng ta nên dạy trẻ cách xử lý tình huống đó, bọc vải vào chân, mang vớ hay cái gì đó... để chúng vẫn có thể thực hiện được việc đi qua thủy tinh một cách can đảm, khôn ngoan, không chùn bước trước khó khăn, lại biết động não hơn.

Xây dựng lòng can đảm cho trẻ không có nghĩa là chúng ta tách riêng phần nhận định, phân tích có tính chất lý trí của chúng. Và thuần túy biến sự can đảm đồng nghĩa với việc làm những điều quái dị, lạ thường.

Chưa kể, thảm thủy tinh trong bài hướng dẫn đã có sự chuẩn bị, ngoài thực tế hiếm có chuyện này xảy ra, bài học sẽ trở nên vô giá trị.

Ngoài thực tế sẽ là những mảnh vỡ của cái ly, bình hoa... chúng hoàn toàn có thể gây đổ máu. Huấn luyện mà không đúng với mọi trường hợp ngoài thực tế thì chắc chắn cực kỳ nguy hiểm.

Trong võ thuật, người ta cũng hay có kiểu thực nghiệm dạng này. Dùng tay chặt gạch, đá, dùng đầu đập vào vật cứng, càng ngày càng tăng độ khó lên. Kiểu tập luyện đó vẫn có thể tạo nên những tài năng, tạo nên những màn công phá thần kỳ kiểu như Thiếu Lâm Tự là có thật.

Nhưng đó là những kiểu giáo dục rèn luyện có tính chuyên biệt, khổ luyện, nó không dành cho những khóa học ngắn ngày, cưỡi ngựa xem hoa. Lại phải có thầy truyền thụ trực tiếp, lại càng không thể in thành sách để mỗi phụ huynh mua về nhà rồi thực nghiệm trực tiếp với con cái mình.

Mọi sự đổi mới, mọi cách nhìn mới về giáo dục luôn cần được khuyến khích, trân trọng, ngay cả trong trường hợp này, chúng ta cũng đừng nên phủ nhận sạch trơn hoặc tẩy chay những dạng giáo án vượt ra ngoài khuôn khổ thông thường.

Vấn đề vẫn là những người biên soạn phải cực kỳ thận trọng. Lắng nghe và cầu thị bao giờ cũng là điều tốt nhất để dựng nên một nền giáo dục tiên tiến. Đừng nên bao biện, đừng nên cho rằng việc đó không gây tổn thương ai thì đồng nghĩa nó là việc tốt.

Thu hồi sách có bài “Vượt qua nỗi sợ”

Ngày 26-8, Bộ GD-ĐT có văn bản yêu cầu Nhà xuất bản (NXB) Giáo Dục thu hồi cuốn sách Thực hành kỹ năng sống dành cho học sinh lớp 1 có bài học tựa đề “Vượt qua nỗi sợ”, xuất bản năm 2014.

Liên quan tới sự việc này, Bộ GD-ĐT yêu cầu NXB Giáo Dục tổ chức kiểm điểm trách nhiệm các cá nhân và tập thể có liên quan trong việc liên kết xuất bản cuốn sách trên, và xử lý theo thẩm quyền của NXB Giáo Dục; rà soát lại các quy định, quy trình về liên kết xuất bản sách với các tác giả để bảo đảm sự chặt chẽ, tránh sai sót trong công tác biên tập, xuất bản loại sách này.

Trước đó, việc một trường học ở Hà Nội phối hợp với trung tâm kỹ năng sống Tâm Việt cho học sinh thực hành bài học theo nội dung cuốn sách trên: đi lên mảnh thủy tinh để “vượt qua nỗi sợ hãi” đã gây bức xúc dư luận.

Giải trình về nội dung cuốn sách này, đại diện NXB Giáo Dục cho biết sau khi cuốn sách xuất bản, tiếp thu góp ý của phụ huynh, giáo viên, NXB Giáo Dục đã điều chỉnh, cắt bỏ nội dung bài học không phù hợp nói trên khi tái bản cuốn sách năm 2015.

Tuy nhiên, nhiều cuốn sách xuất bản năm 2014 có nội dung bài học trên vẫn được lưu hành.

VĨNH HÀ

NGUYỄN NGỌC THUẦN ([email protected])

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sớm miễn học phí từ mầm non tới phổ thông

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết hiện cả nước có 10 tỉnh, thành phố thực hiện miễn học phí. Đối với các địa phương chưa tự cân đối được, ngân sách trung ương sẽ cấp bù, hỗ trợ.

Sớm miễn học phí từ mầm non tới phổ thông

Ngày mai, TP.HCM bắt đầu tuyển sinh lớp 1, lớp 6 các trường 'nóng', cha mẹ học sinh cần làm gì?

Bắt đầu từ ngày 24-5 đến 17h ngày 29-5, các trường đặc thù, các trường "nóng" ở TP.HCM sẽ nhận hồ sơ xét tuyển.

Ngày mai, TP.HCM bắt đầu tuyển sinh lớp 1, lớp 6 các trường 'nóng', cha mẹ học sinh cần làm gì?

Thảo cầm viên tung loạt trải nghiệm hè cho trẻ rèn kỹ năng, tránh xa điện thoại

Hè này, Thảo cầm viên tổ chức hơn 20 hoạt động trải nghiệm giúp các em thiếu nhi rèn luyện kỹ năng trong môi trường thiên nhiên trong lành, hướng đến hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử như tivi, điện thoại.

Thảo cầm viên tung loạt trải nghiệm hè cho trẻ rèn kỹ năng, tránh xa điện thoại

Đại biểu lo tư tưởng 'tỉnh giàu, tỉnh nghèo' gây thiếu công bằng hỗ trợ miễn học phí

Nhiều đại biểu Quốc hội băn khoăn về chính sách miễn học phí được giao cho HĐND tỉnh thực hiện, sẽ gây thiếu công bằng khi tỉnh chi ít, tỉnh chi nhiều.

Đại biểu lo tư tưởng 'tỉnh giàu, tỉnh nghèo' gây thiếu công bằng hỗ trợ miễn học phí

Đừng để 'lạm phát' lễ tri ân và trưởng thành

Cần tránh việc tổ chức lễ tri ân và trưởng thành rình rang nhằm tạo danh tiếng cho một ngôi trường, hoặc là đẩy cuộc đua ngầm về lối sống ảo, so bì nhau.

Đừng để 'lạm phát' lễ tri ân và trưởng thành

UBND TP.HCM chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc về thành lập trường tư thục

UBND TP.HCM vừa có văn bản về việc tháo gỡ các vướng mắc liên quan điều kiện thành lập trường tư thục trên địa bàn TP.HCM.

UBND TP.HCM chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc về thành lập trường tư thục
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar