26/08/2015 14:09 GMT+7

Chuyên gia kỹ năng sống nói về việc đi qua thủy tinh

KHOA NGUYỄN - AN NHIÊN
KHOA NGUYỄN - AN NHIÊN

TTO - Khi biểu diễn đi trên thảm thủy tinh trên truyền hình, nhà sản xuất chương trình chạy dòng khuyến cáo: "Đây là màn biểu diễn của các diễn viên chuyên nghiệp. Khán giả không nên thử tại nhà".

 


Nhiều người bày tỏ lo lắng với cách dạy trẻ lòng dũng cảm bằng bài học đi trên thủy tinh.

"Nếu trẻ đọc mà chưa hiểu thấu đáo, tự ý làm thử một mình khi ở nhà, hoặc rủ bạn bè cùng làm, thách đố nhau, liệu có an toàn được hay không?”, chị Thu Thảo, một giáo viên tiểu học nói.

Anh Bình Đặng, có hai con trai bày tỏ quan điểm: mạnh mẽ là trong suy nghĩ chứ không phải liều lĩnh, lì lợm.

Một bạn đọc khác thì cho biết không bao giờ cho con học lớp 1 đi trên mảnh thủy tinh để biến thành “đại bàng”.

Khi biểu diễn đi trên thảm thủy tinh trên truyền hình, nhà sản xuất chương trình chạy dòng khuyến cáo: "Đây là màn biểu diễn của các diễn viên chuyên nghiệp. Khán giả không nên thử tại nhà".

Không đạt được mục đích bài học

Ông Đỗ Linh, chuyên gia huấn luyện kỹ năng sống - Công ty Skill Up - cho biết ông phản đối việc dạy trẻ nhỏ lòng dũng cảm bằng cách đi trên thảm thủy tinh.

Theo ông Linh, việc đi trên thảm thủy tinh xuất phát từ mục đích thể hiện sự trưởng thành của một người trên 18 tuổi chứ không phải những trẻ ở lứa tuổi cấp 1.

“Dùng một thử thách được áp dụng cho người lớn và bắt trẻ con thực hành để chứng minh lòng dũng cảm thì trước tiên là sai nguyên tắc, sai thiết kế và sai cả mục đích của việc huấn luyện này. ”, ông Linh bày tỏ.

Đồng tình, anh Huỳnh Văn Toàn, trưởng khoa huấn luyện Kỹ Năng (Trường Đoàn Lý Tự Trọng), tổng trưởng Tổng đoàn Sao Bắc Đẩu, cho rằng trò chơi đi trên mảnh thủy tinh không phải là dũng cảm mà là liều mạng và ngông cuồng, độ nguy hiểm cao.

“Để khuyến khích cho trẻ lớp 1 thì có nhiều cách khác, chẳng hạn như dũng cảm nói chuyện trước tập thể, trình bày ý kiến của mình trước ba mẹ, dám đi cùng bạn bè mình để thực hiện ước mơ, trao đổi, dám nhận lỗi về mình, dám vượt qua thử thách trong một môn học nào đó…”, anh Toàn nhận định.

Một vấn đề khác là những thảm thủy tinh này phải được chuẩn bị rất kỹ càng chứ không phải cứ “đập bừa các mảnh thủy tinh rồi đi lên là được”, ông Đỗ Linh nói.

“Ở nước ngoài, những thảm thủy tinh này được đặt hàng, gia công riêng, chỉ dành để áp dụng cho những bài học vượt qua nỗi sợ hãi bằng cách đi trên thảm. Chúng tôi cũng từng làm một bộ giáo cụ này và phải rất cẩn thận từ khâu chọn thủy tinh dày, mài nhẵn những cạnh sắt, nhọn đến việc khử trùng kỹ lưỡng trước khi đưa vào sử dụng”, ông Linh chia sẻ thêm.

Tiến sĩ (TS) Ngô Thị Tuyên, phó giám đốc thứ nhất Trung tâm Công nghệ giáo dục (Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam) cho rằng nếu giải thích “việc đi trên thủy tinh không có gì nguy hiểm cả” thì mục đích của bài học đã không đạt được.

“Ở đây không phải là biểu hiện của lòng dũng cảm, đó là sự hiểu biết, khi hiểu biết rằng không nguy hiểm thì người ta sẽ tự tin bước đi”, TS Tuyên nói.

Hơn nữa, theo TS Tuyên, nếu việc đi trên thủy tinh làm nguy hại đến trẻ và lấy những điều nguy hại đó để dạy về lòng dũng cảm thì lại càng không được.

“Nếu đi trên thủy tinh và gặp nguy hiểm chỉ vì muốn thể hiện lòng dũng cảm thì đừng nói gì trẻ lớp 1, ngay cả với người lớn cũng không được”, TS Tuyên khẳng định.

Tác dụng ngược

Ông Đỗ Linh cho rằng người lớn và trẻ em có những nỗi sợ khác nhau, việc dạy trẻ lòng dũng cảm bằng thử thách bước qua thảm thủy tinh đôi khi còn tạo ra “tác dụng ngược là khuyến khích sự liều lĩnh ở trẻ em”.

“Chúng tôi đã huấn luyện cho các bạn học sinh, các bạn thanh niên công nhân đi qua mảnh chai rồi. Ở bài tập này có nguy hiểm thì người làm phải chuẩn bị vật dụng sao cho tốt, không phải đồ giả mà là đồ thiệt, dĩ nhiên là khi làm không thể cứ rải mảnh vỡ thủy tinh ra rồi đạp lên sẽ không sao. Có sự sắp xếp hợp lý thì khi đi sẽ bình thường”, anh Nguyễn Tiến Danh, trưởng phòng TDTT và KNTHXH, Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM cho biết.

Ông Đỗ Linh cho rằng học sinh lớp 1 có nhiều bài tập kỹ năng, chưa cần thiết phải làm bài tập quá khó như vậy. Nhiều khi một số em vượt qua được cái đó sẽ ngộ nhận những nguy hiểm hơn sẽ rất bình thường, sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe, nhiều cái khác nữa.

"Thử tượng tượng nếu việc này phổ biến, các em về bàn nhau đập vỡ những mảnh thủy tinh, thách nhau ai dũng cảm bước qua thì sẽ nguy hiểm ra sao? Chưa kể các loại thủy tinh còn chưa qua sát trùng, có thể gây bệnh cho trẻ nếu chẳng may cứa vào chân”, ông Linh thể hiện sự lo lắng.

“Một số chương trình truyền hình như Người bí ẩn có chiếu cảnh ăn mảnh chai, đi qua mảnh chai. Nhưng trong phần đó luôn có khuyến cáo rất rõ: Đây là phần biểu diễn của các nhà chuyên nghiệp, không khuyến khích trẻ em và người lớn làm theo”. Sách cũng vậy, nếu phổ biến đại trà mà không khuyến cáo thì chắc chắn có tác dụng ngược”, anh Huỳnh Văn Toàn nói.

KHOA NGUYỄN - AN NHIÊN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sở GD-ĐT Hà Nội phải chịu trách nhiệm trước pháp luật trong việc lựa chọn sách giáo khoa

UBND TP Hà Nội đã ủy quyền cho Sở Giáo dục và Đào tạo phê duyệt danh mục lựa chọn sách giáo khoa của các cơ sở giáo dục trên địa bàn thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND TP, từ nay đến hết ngày 31-12-2027.

Sở GD-ĐT Hà Nội phải chịu trách nhiệm trước pháp luật trong việc lựa chọn sách giáo khoa

129 điểm đánh giá năng lực HSA tương đương 29,27 điểm thi tốt nghiệp năm 2024 khối A00

Đây là mức quy đổi điểm trúng tuyển theo kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội, về điểm trúng tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

129 điểm đánh giá năng lực HSA tương đương 29,27 điểm thi tốt nghiệp năm 2024 khối A00

Harvard đâm đơn kiện chính quyền Trump vì lệnh cấm tuyển sinh quốc tế

Đại học Harvard cho rằng động thái cấm trường này tuyển sinh quốc tế là 'vi phạm trắng trợn' Hiến pháp Mỹ và cáo buộc chính phủ đã tìm cách "xóa sổ" 1/4 số sinh viên của trường.

Harvard đâm đơn kiện chính quyền Trump vì lệnh cấm tuyển sinh quốc tế

Ngành kinh tế đất đai lần đầu tiên được đào tạo tại Việt Nam

Năm 2025, Trường đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia TP.HCM) chính thức tuyển sinh và đào tạo ngành kinh tế đất đai - ngành lần đầu tiên được đào tạo tại Việt Nam.

Ngành kinh tế đất đai lần đầu tiên được đào tạo tại Việt Nam

Sinh viên quốc tế ở Harvard lo đứt gánh giữa đường

Với nhiều sinh viên quốc tế, quyết định theo học hay tốt nghiệp tại Harvard đang trở thành một giấc mơ chông chênh hơn bao giờ hết.

Sinh viên quốc tế ở Harvard lo đứt gánh giữa đường

Doanh nghiệp sẵn sàng chi tiền để sử dụng AI, sinh viên phải chuẩn bị để cạnh tranh

Trí tuệ nhân tạo (AI) không chỉ là công cụ, mà sẽ trở thành đồng nghiệp của các thầy cô và sinh viên ngành kinh tế trong tương lai. Do đó cần phải 'bình dân học vụ' AI ngay từ bây giờ, để làm chủ những công cụ trí tuệ nhân tạo.

Doanh nghiệp sẵn sàng chi tiền để sử dụng AI, sinh viên phải chuẩn bị để cạnh tranh
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar