07/12/2023 07:20 GMT+7

Có một người Mỹ 43 lần đến di tích Nhà tù Hỏa Lò

Có một người Mỹ coi di tích Nhà tù Hỏa Lò như nhà của mình, đến thăm thường xuyên. Ông đã đến đây 43 lần trong 9 năm qua.

Ông Thomas Eugene Wilber (trái) kể câu chuyện bức thư của cha ông tại góc trưng bày bức thư này ở di tích Nhà tù Hỏa Lò - Ảnh: T.ĐIỂU

Ông Thomas Eugene Wilber (trái) kể câu chuyện bức thư của cha ông tại góc trưng bày bức thư này ở di tích Nhà tù Hỏa Lò - Ảnh: T.ĐIỂU

Đó là ông Thomas Eugene Wilber - con trai cố trung tá hải quân Mỹ Walter Eugene Wilber từng tham chiến ở Việt Nam và từng bị giam giữ ở nhà tù Hỏa Lò.

Câu chuyện được ông Thomas xúc động kể khi tham dự khai mạc trưng bày chuyên đề Thang âm cuộc chiến do ban quản lý di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức ngày 6-12.

Một người Mỹ coi di tích Nhà tù Hỏa Lò là ngôi nhà thứ hai

Đứng bên góc trưng bày câu chuyện về cha minh, ông Thomas bồi hồi nhớ về người cha của mình, đặc biệt là quãng thời gian cha ông ở nhà tù Hỏa Lò hơn 50 năm trước.

Ngày 16-6-1968, trung tá hải quân Walter Eugene Wilber bắt đầu tham chiến tại Đông Nam Á, cùng đồng nghiệp lái máy bay F4J Phantom II ném bom bắn phá miền Bắc Việt Nam.

Chiếc máy bay bị phi công Đinh Tôn, lái máy bay MiG21 bắn rơi tại Đô Lương (tỉnh Nghệ An). Người đồng đội của Walter Eugene Wilber tử nạn, còn ông nhảy dù, rơi xuống cánh đồng xã Thanh Tiên, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.

Trưng bày thu hút các bạn trẻ Việt Nam lẫn quốc tế - Ảnh: T.ĐIỂU

Trưng bày thu hút các bạn trẻ Việt Nam lẫn quốc tế - Ảnh: T.ĐIỂU

Ông bị bắt và chuyển về trại giam Hỏa Lò. Ngày 12-2-1973, ông được trao trả tại sân bay Gia Lâm, Hà Nội.

Trong 5 năm bị tạm giam tại đây, ông Walter đã nhận được sự đối xử nhân đạo, khoan dung. Điều này đã khiến gia đình ông rất cảm kích và từ đó có những thiện cảm sâu sắc dành cho Việt Nam.

Và trong thời gian đó, ông viết nhiều thư về cho gia đình mình. Một trong những bức thư ấy là thư gửi cho con trai cả của ông khi cậu tròn 17 tuổi vào mùa Giáng sinh năm 1970.

Bức thư vẫn còn được lưu giữ ở di tích Nhà tù Hỏa Lò (do các bức thư này không được gửi mà sẽ được các cựu binh đọc, thu âm và phát trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam phát sóng quốc tế), lần này được mang ra trưng bày phiên bản phục chế.

Góc trải nghiệm lớp học thời chiến cho khách tham quan trưng bày - Ảnh: T.ĐIỂU

Góc trải nghiệm lớp học thời chiến cho khách tham quan trưng bày - Ảnh: T.ĐIỂU

Ông Thomas còn nhớ ông và cả gia đình mình đã xúc động thế nào khi nghe được giọng đọc thư của cha trên sóng phát thanh được phát sóng trên toàn thế giới. Đã hai năm ông không nghe thấy tiếng của cha. Nên khi nghe được giọng nói ấm áp, đầy nghị lực của cha, biết cha vẫn khỏe, ông rất hạnh phúc.

Gia đình hoàn toàn yên tâm khi biết người thân của mình được chăm sóc tốt dù là tù binh. Họ cầu mong chiến tranh sớm kết thúc để gia đình được đoàn tụ. Ngày đó cũng đến vào hơn hai năm sau, mùa xuân năm 1973.

Ông Thomas còn nhớ sinh thời cha mình rất mong muốn được trở lại Việt Nam, thăm lại trại giam Hỏa Lò nhưng ông không kịp thực hiện.

Thomas đã nỗ lực thực hiện tâm nguyện này thay cha. Ông đã đến Việt Nam lần đầu tiên vào năm 2014, và tất nhiên phải tìm đến trại giam Hỏa Lò nay đã thành di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò.

Đại úy không quân Anderson John Wesley xin… chiếc điếu cày dùng trong thời gian ở trại giam Hỏa Lò làm quà kỷ niệm trước khi được trao trả - Ảnh: T.ĐIỂU chụp lại

Đại úy không quân Anderson John Wesley xin… chiếc điếu cày dùng trong thời gian ở trại giam Hỏa Lò làm quà kỷ niệm trước khi được trao trả - Ảnh: T.ĐIỂU chụp lại

Ông đến đây không chỉ như một vị khách thông thường, mà còn kết nối, trở thành một người bạn của ban quản lý di tích này, tặng lại nhiều hiện vật của cha liên quan tới thời kỳ ông sinh sống ở đây cho di tích.

Kể từ những bước chân đầu tiên trên di tích Hòa Lò, ông Thomas đã cảm thấy rất thân thuộc. Mỗi bước chân của ông ở đây đều khiến ông rất hạnh phúc bởi ý nghĩ được kết nối với những bước chân của cha mình hơn nửa thế kỷ trước.

Nên lần sau ông đến Việt Nam ông cũng tới thăm nơi này, như người ta trở về nhà mình.

Khi phi công Mỹ xin... điếu cày làm quà kỷ niệm

Ngoài góc trưng bày những lá thư của cựu binh Mỹ gửi về cho gia đình từ trại giam Hỏa Lò, trưng bày còn mang tới nhiều câu chuyện thú vị, xúc động.

Như chuyện trung sĩ William Andrew Robinson xin lãnh đạo trại giam Hỏa Lò bức ảnh chụp ông bị O du kích Nguyễn Thị Kim Lai dẫn giải tại Hà Tĩnh làm kỷ niệm, trước ngày được trao trả 12-2-1973.

Đại úy không quân Anderson John Wesley thì xin… chiếc điếu cày dùng trong thời gian ở trại giam Hỏa Lò làm quà kỷ niệm trước khi được trao trả.

Hình ảnh trung sĩ William Andrew Robinson xin lãnh đạo trại giam Hỏa Lò bức ảnh chụp ông bị O du kích Nguyễn Thị Kim Lai dẫn giải tại Hà Tĩnh làm kỷ niệm được trưng bày - Ảnh: T.ĐIỂU chụp lại

Hình ảnh trung sĩ William Andrew Robinson xin lãnh đạo trại giam Hỏa Lò bức ảnh chụp ông bị O du kích Nguyễn Thị Kim Lai dẫn giải tại Hà Tĩnh làm kỷ niệm được trưng bày - Ảnh: T.ĐIỂU chụp lại

Trưng bày còn có nhiều câu chuyện xúc động khác, được kể trong ba nội dung: Khúc ca chiến thắng, Dòng ký ứcChung tay hàn gắn.

Trưng bày giúp công chúng hiểu hơn sự khốc liệt của những cuộc tập kích chiến lược bằng không quân và hải quân của quân đội Mỹ khi leo thang phá hoại miền Bắc; tái hiện cuộc sống sinh hoạt, lao động của quân, dân Hà Nội (cuối năm 1972).

Bên cạnh đó là cuộc sống của các phi công Mỹ trong trại tạm giam Hỏa Lò được đối xử nhân văn, về niềm hạnh phúc của họ trong ngày trao trả phi công Mỹ cách đây 50 năm (1973).

Những nỗ lực chung của Chính phủ Việt Nam và Hoa Kỳ cũng như các tổ chức, cá nhân nhằm hàn gắn vết thương chiến tranh.

Trưng bày diễn ra đến ngày 30-6-2024.

Hai ngôi sao Hollywood Matthew McConaughey và Woody Harrelson thăm trưng bày tại Nhà tù Hỏa Lò

Hai ngôi sao Hollywood là Matthew McConaughey (tượng vàng Oscar và Quả cầu vàng với vai Ron Woodroof trong phim Dallas Buyers Club) và Woody Harrelson (phim Now you see me) vừa thăm trưng bày Phút hồi sinh tại Di tích Nhà tù Hỏa Lò chiều 10-3.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Sách 'Hồi ức đến tương lai' của giáo sư Trần Văn Thọ tập hợp những bài báo chính luận, ghi chép và tùy bút đầy trăn trở, giàu cảm xúc của ông, một trong những trí thức Việt Nam tiêu biểu tại Nhật Bản.

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

'Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975' là chủ đề hành trình về nguồn dành cho văn nghệ sĩ TP.HCM năm 2025.

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa của Việt Nam được trao giải Văn hóa châu Á Fukuoka năm 2025, hạng mục Nghệ thuật văn hóa.

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Những hoàn cảnh trong vở Nơi kết thúc bắt đầu đều có một lý do để bước vào Cõi lưu luyến. Họ tạm dừng chân ở đây.

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt, trải dài từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII, là không gian vật chất quan trọng và mang giá trị về tâm linh và triết lý sâu sắc.

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Một số tin tức nổi bật: Thương Ba Sịa của Mẹ biển; Skibidi Toilet được chuyển thể thành phim; 'Lunch Lady' huyền thoại qua đời ở tuổi 58; Hoa hậu Somalia lên tiếng về hủ tục cắt âm vật.

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar