20/07/2022 15:27 GMT+7
Trở lại chủ đề

Có một ‘cung trầm’ ở di tích nhà tù Hỏa Lò tháng 7 này

THIÊN ĐIỂU
THIÊN ĐIỂU

TTO - Có một ‘cung trầm’ ở di tích nhà tù Hỏa Lò (Hà Nội), mời gọi người ghé thăm, xúc động trước những tấm gương anh hùng, liệt sĩ trong tháng 7, tháng tri ân những người con ưu tú của đất nước đã ngã xuống cho độc lập, tự do.

Có một ‘cung trầm’ ở di tích nhà tù Hỏa Lò tháng 7 này - Ảnh 1.

Các cựu tù Hỏa Lò năm xưa cùng với các chiến sĩ cảnh sát trẻ tham quan trưng bày Cung trầm tháng 7 - Ảnh: T.ĐIỂU

Trưng bày Cung trầm tháng 7 được Ban quản lý di tích nhà tù Hỏa Lò khai mạc hôm nay, 20-7, với sự tham gia của nhiều cựu tù Hỏa Lò nay đã là những cụ ông, cụ bà cao tuổi, và các bạn trẻ.

Trưng bày giới thiệu tới người xem câu chuyện cảm động về cuộc đời hoạt động cách mạng, ý chí kiên cường của những chiến sĩ yêu nước, các nhà cách mạng khi bị địch bắt, giam trong ngục Hỏa Lò và hy sinh sau đó.

Trưng bày gồm ba phần: Khát vọng non sông, Dưới ngọn cờ hồng Mãi mãi khắc ghi.

Khát vọng non sông kể những câu chuyện về gương lẫm liệt của các chí sĩ yêu nước từng bị giam trong nhà tù Hỏa Lò đầu thế kỷ 20, những sự hy sinh làm gióng lên "Tiếng chuông gọi tỉnh hồn nước".

Có một ‘cung trầm’ ở di tích nhà tù Hỏa Lò tháng 7 này - Ảnh 2.

Cựu tù Hỏa Lò Nguyễn Tiến Hà tham quan trưng bày - Ảnh: T.ĐIỂU

Đó là sự hy sinh lẫm liệt của các chiến sĩ trong vụ đầu độc binh lính Pháp tại Hà Nội (vụ Hà Thành đầu độc) năm 1908.

Hay 7 chí sĩ trong nhóm Việt Nam Quang Phục Hội do nhà yêu nước Phan Bội Châu đứng đầu, bị thực dân Pháp xử chém ngay trước cổng nhà tù Hỏa Lò ngày 24-9-1913.

Phần trưng bày cái chết oai hùng của các chí sĩ Nguyễn Khắc Cần, Phạm Văn Tráng, Vũ Ngọc Thúy, Phạm Đệ Quý, hai anh em Phạm Hoàng Triết và Phạm Hoàng Quế, Phan Văn Tiền được thể hiện không phải từ sử sách của "quân ta", mà trích từ báo Pháp, bài "Tử hình những kẻ vô chính phủ chống đối lại người Pháp" đăng trên báo L’avenir du Tonkin (Tương lai Bắc Kỳ).

Phần trưng bày này còn mang tới câu chuyện xúc động về tinh thần yêu nước quật cường, hiên ngang trước cái chết của 13 yếu nhân Việt Nam Quốc Dân Đảng bị hành quyết tại Yên Bái năm 1930, trong đó có các ông Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính.

Đọc những câu thơ cuối cùng của Nguyễn Thái Học trong trưng bày sẽ là bài học lay động về lòng yêu nước cho thế hệ trẻ:

"Bao năm mơ tưởng đoạn đầu đài

Như nguyện ngày nay thật không sai.

Máu đổ tốt tươi mầm cách mạng,

Đầu rơi nảy nở giống anh tài".

Phần trưng bày Dưới ngọn cờ hồng giới thiệu những tấm gương anh dũng vì nợ non sông, từng bị giam tại nhà tù Hỏa Lò từ sau khi có ngọn cờ hồng của Đảng dẫn đường.

Đó là những gương hy sinh của Nguyễn Phong Sắc, Nguyễn Hoàng Tôn, Nguyễn Ngọc Vũ, Nguyễn Đức Cảnh, Ngô Gia Tự, Nguyễn Văn Cừ, Lương Khánh Thiện, Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Thị Quang Thái, Hoàng Ngân, Trần Bình, Phạm Hướng…

Có một ‘cung trầm’ ở di tích nhà tù Hỏa Lò tháng 7 này - Ảnh 3.

Diễn hoạt cảnh cuộc gặp mẹ cuối cùng tại nhà tù Hỏa Lò của chiến sĩ cách mạng Nguyễn Đức Cảnh - Ảnh: T.ĐIỂU

Dự khai mạc trưng bày cùng các đồng chí của mình, nhà giáo ưu tú Nguyễn Tiến Hà - trưởng Ban Liên lạc các chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày tại nhà tù Hỏa Lò 1930-1954 - cho biết ông rất xúc động khi những ngày tháng 7 này được nhớ về các đồng chí đã anh dũng hy sinh của mình và nhớ về chính quãng thời gian bị tù đày ở Hòa Lò từ 1950-1953.

Xem hoạt cảnh về buổi gặp gỡ cuối cùng của hai mẹ con nhà hoạt động cách mạng Nguyễn Đức Cảnh tại nhà tù Hỏa Lò trước khi ông bị xử tử, ông Hà lại nhớ về những năm gian khổ của mình ở nơi này, gia đình đều đã "đi kháng chiến", không có người thân thăm nuôi nhưng đổi lại, rất nhiều đồng bào, nhân dân đến thăm nuôi đồng thời giúp bắt nối thông tin với bên ngoài.

Ông Hà thay mặt các chiến sĩ cách mạng năm xưa cũng kiến nghị lên Chính phủ quan tâm, có chính sách cấp thẻ thương binh cho những người từng bị địch bắt, tù đày dù không để lại vết thương thực thể nhưng mang những vết thương âm ỉ cả đời vì những đòn roi tra tấn thâm độc của địch.

Đề xuất dành hơn 400 tỉ đồng tặng quà kỷ niệm 75 năm Ngày thương binh - liệt sĩ

TTO - Bộ Lao động - thương binh và xã hội đang đề xuất hai mức quà tặng người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày thương binh - liệt sĩ 27-7. Tổng kinh phí hơn 400 tỉ đồng.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lần đầu tiên chủ trì buổi đọc kinh, Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi 'ngừng chiến tranh'

Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi nguyên thủ các nước chấm dứt chiến tranh trong lần đầu tiên chủ trì buổi đọc kinh Truyền tin chủ nhật trong vai trò người đứng đầu Giáo hội Công giáo.

Lần đầu tiên chủ trì buổi đọc kinh, Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi 'ngừng chiến tranh'

Idecaf đem màu sắc Hàn Quốc vào Ngày xửa ngày xưa hè 2025

Chuẩn bị khởi động cho mùa kịch hè 2025, Nhà hát kịch Idecaf vừa tung ra tạo hình các nhân vật trong chương trình Ngày xửa ngày xưa số 36.

Idecaf đem màu sắc Hàn Quốc vào Ngày xửa ngày xưa hè 2025

Với giới làm sách, Nguyễn Nhật Ánh là 'con gà đẻ trứng vàng'

Đông đảo độc giả đã đến Đường sách TP.HCM từ sớm để chờ đợi buổi giao lưu cùng nhà văn Nguyễn Nhật Ánh về hành trình sáng tác của ông.

Với giới làm sách, Nguyễn Nhật Ánh là 'con gà đẻ trứng vàng'

Kagurabachi - hiện tượng manga thời đại mới

Kagurabachi - bộ manga của tác giả Takeru Hokazono - đã gây bão mạng xã hội ngay cả trước khi chương đầu tiên được phát hành.

Kagurabachi - hiện tượng manga thời đại mới

Tôn trí vĩnh viễn xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức ở tháp cao 63 mét tại Việt Nam Quốc Tự

Hàng trăm phật tử, người dân tham dự buổi lễ cung thỉnh xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức vào tôn trí tại tháp Đa Bảo ở Việt Nam Quốc Tự.

Tôn trí vĩnh viễn xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức ở tháp cao 63 mét tại Việt Nam Quốc Tự

Hậu trường tại Truyền hình Quốc phòng hôm phát trực tiếp lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng của Nga

Một ngày sau lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng trong chiến tranh vệ quốc vĩ đại diễn ra ở Nga ngày 9-5, dư âm vẫn còn nguyên vẹn trong lòng ông Vũ Mạnh Cường.

Hậu trường tại Truyền hình Quốc phòng hôm phát trực tiếp  lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng của Nga
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar