30/09/2011 08:44 GMT+7

Có mấy người vợ được "leo lên đầu"...chồng?

KIM LOAN
KIM LOAN

TTO - Sau một loạt ý kiến của các ông chồng về chuyện Quá nuông chiều vợ, vợ "leo lên đầu"?, Tuổi Trẻ Online tiếp tục nhận được các ý kiến "phản pháo" từ những người vợ.

Quan niệm "dạy vợ" liệu có còn hợp thời hay cần hiểu theo cách linh hoạt nào đó? Đàn ông khi phân tích chuyện "chiều vợ" đã thật sự đặt mình vào vị trí vợ chưa? Bên cạnh đó, nhiều người vợ cũng rất tủi thân khi cảm thấy cụm từ "chiều vợ" không có trong "từ điển sống" của chồng...

Mời các bạn tiếp tục theo dõi các ý kiến của bạn đọc và chia sẻ suy nghĩ.

Phóng to

- Ảnh minh họa: từ Internet

Đừng áp đặt hình ảnh phụ nữ xưa với phụ nữ ngày nay

Các đức ông chồng Việt Nam đến là hay. Lúc nào cũng tự cho mình cái quyền áp đặt vợ vào cái khuôn khổ "tam tòng tứ đức", "công dung ngôn hạnh". Xin thưa, cái lý thuyết đó cũ rích và lạc hậu lắm rồi.

Phụ nữ ngày xưa chỉ có mỗi chức năng làm vợ và làm mẹ nên "một dạ, hai vâng" là phải. Còn ngày nay? Các ông kiếm tiền được, phụ nữ chúng tôi cũng làm ra tiền được. Các ông có công việc, chúng tôi chẳng lẽ ở không, ăn bám vào các ông?

Các ông có các mối quan hệ làm ăn, phải đi ăn, đi nhậu, có quyền về nhà trễ. Vậy chúng tôi không làm ăn, không có đối tác sao? Vậy mà chúng tôi vẫn phải về nhà đúng giờ, cơm nước nhà cửa, làm dâu con.

Các ông có bạn bè tụ tập tụm năm, tụm bảy, riêng chúng tôi lấy chồng, chỉ được kết bạn với mỗi chồng thôi sao? Các ông cho rằng mình là trụ cột gia đình, đơn giản vì các ông có thể giỏi kiếm tiền hơn. Và rồi các ông cũng chỉ có thế? Còn vợ các ông, ngoài công việc là cả bao trách nhiệm đi kèm khi họ trở thành "phụ nữ". Làm sao cho chồng đẹp, con ngoan, nội ngoại hoan hỉ vì con thảo, dâu hiền. Ôi thôi, thật bất công cho phụ nữ! Độc thân muôn năm!

Từ "dạy vợ" không còn phù hợp

Ông bà ta có câu "Dạy con từ thuở còn thơ, dạy vợ từ lúc bơ vơ mới về". Ngày nay, có những phụ nữ không những bằng mà còn giỏi hơn cả nam giới nên từ "dạy vợ" không còn phù hợp, theo tôi nên dùng từ "điều chỉnh" lẫn nhau.

Vợ và chồng mỗi người sinh ra trong gia đình khác nhau vì vậy văn hóa của mỗi gia đình cũng khác nhau, nhận thức về cuộc sống của vợ và chồng cũng khác nhau. Khi mới cưới cần phải điều chỉnh để mỗi người bớt đi chữ tôi của mình thì vợ chồng mới hòa hợp được.

Nhìn chồng hàng xóm chiều vợ mà tủi thân

Lắm lúc mình cảm thấy quá mệt mỏi muốn buông xuôi tất cả! Con mình tuy học hành rất ngoan giỏi nhưng cũng bị tính chây lười của chồng mình ảnh hưởng nên mỗi khi kêu phụ giúp mẹ việc gì tụi nó cũng hay thoái thác rằng bận học hoặc đang nghỉ ngơi giải trí một chút.

Mọi việc ở nhà gần như chỉ có một tay mình tất tả chăm lo, đi làm về là túi bụi. Nhìn chồng hàng xóm chiều vợ, cơm nước phụ vợ mà thấy buồn vô cùng. Mình cũng đi làm cả ngày để lo kinh tế chính cho gia đình chứ có ngồi không đâu?

Tại số mình gặp một người chồng quá vô trách nhiệm nên biết nói sao bây giờ. Nhưng nhiều lúc cũng ức lắm vì chuyện nhà thì dở nhưng chuyện thiên hạ thì hay, bạn bè hoặc người quen nhờ giật giọng anh ấy bất cứ lúc nào cũng được còn việc nhà thì mình nhờ mãi vẫn không xong. Mình sợ mình sẽ suy sụp thôi!

Chỉ mong cả năm đều là ngày 8-3 để được chồng chiều

Các ông chồng cứ đặt mình vào cương vị vợ xem. Nếu vợ mình 1 tuần có bảy ngày thì 5 ngày ngày tiếp khách, 2 ngày đi nhậu với ban bè đến tận 1-2g sáng mới về còn các ông ngồi ôm con đợi vợ thì xem cảm giác của các ông thế nào?

Các ông có chịu được không khi các ông vắng 3, 4 ngày về mà trong tủ bát không còn cái bát sạch nào để ăn, trong khi đó bồn rửa bát thì đầy ụ những bát dơ? Các ông thử sống không có vợ xem sao? Chúng tôi nhũng người phụ nữ hiện đại không muốn chỉ có 1 ngày mùng 8-3 mà đang phấn đấu 1 năm có cả 365 ngày đều là ngày 8-3 để được chiều chuộng đấy. Mệt với các ông chồng quá cơ!

Từ "chiều vợ" không có trong từ điển của anh?

Từ "chiều chuộng" với tôi thật quá xa xỉ! Chồng tôi cũng thường nghĩ là tôi phải "một dạ, hai vâng" với anh ấy. Sao đàn ông bây giờ lại như thế? Việc kiếm tiền, bon chen ngoài xã hội - vợ cũng phải làm, mà như với gia đình tôi thì tôi người phải đi "cày" chính để kiếm tiền nuôi con, trả nợ tiền mua nhà, sinh hoạt phí gia đình... Ngoài ra, tôi còn phải chu toàn việc dọn dẹp nhà cửa - chăm sóc con cái... mọi thứ dù chuyện lớn đến chuyện nhỏ.

Chồng tôi về đến nhà thì nằm ngửa xem tivi hoặc đọc báo, việc gì tôi nhờ thì phải nói tới nói lui 3-4 lần. Có những lúc tôi đi dạy xa về bằng xe máy, thân thể rã rời vậy mà không hề có chút quan tâm nào của anh.

Lòng tôi ngày càng lạnh và chán chường. Đôi khi tôi thấy xem thường chồng, không phải vì anh không làm ra tiền như tôi mà vì anh không hề biết chia sẻ và quan tâm tôi, dù ngày xưa vì rất yêu anh nên tôi mới lấy anh; nhưng bây giờ lòng tôi hình như chút tình yêu kia chắc đã chết rồi hay sao đó mà có lúc tôi thấy rất ghét chồng.

Lắm lúc vì uất ức trước sự vô tâm của chồng mà tôi đã quát nạt anh. Nếu chồng tôi và mọi người cho là tôi hỗn thì hãy xem lại cách anh đối xử với mẹ con tôi! Thật quá vô tâm vô tình!

Bạn có đang cảm thấy mình quá nuông chiều vợ nên vợ "được nước lấn tới"? Theo bạn, bạn đọc Nguyễn Tuấn Dũng có nên thay đổi thái độ mỗi khi vợ sai hay nhõng nhẽo, đòi hỏi quá đáng?

Mọi ý kiến vui lòng gửi theo công cụ dưới bài hoặc về email [email protected]. Vui lòng sử dụng font chữ có dấu tiếng Việt.

KIM LOAN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Rể Tây kể chuyện cưới vợ Việt, nghe đến đâu 'thương' đến đó

Hiện ngày càng nhiều người nước ngoài cưới vợ Việt, nhưng đôi khi gặp không ít 'thử thách' do văn hóa khác biệt.

Rể Tây kể chuyện cưới vợ Việt, nghe đến đâu 'thương' đến đó

Mải miết quẹt app hẹn hò: Người bị 'nghiện', kẻ hoài nghi chính mình

Lướt miệt mài, quẹt tích cực mãi mà chẳng gặp chân ái mình nhưng nhiều bạn trẻ vẫn nghiện cảm giác được sống trên các ứng dụng hẹn hò.

Mải miết quẹt app hẹn hò: Người bị 'nghiện', kẻ hoài nghi chính mình

Sống lâu hơn nhờ gia đình hạnh phúc

Chất lượng hôn nhân và sức khỏe là hai yếu tố song hành trong tuổi thọ.

Sống lâu hơn nhờ gia đình hạnh phúc

Tạm biệt TP.HCM, chiến sĩ bưng tráp dạm ngõ 'hậu phương' sau khi hoàn thành lễ diễu binh 30-4

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ luyện tập và tham gia diễu binh, diễu hành trong lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP.HCM, chàng chiến sĩ đã bưng tráp sang dạm ngõ ‘hậu phương’.

Tạm biệt TP.HCM, chiến sĩ bưng tráp dạm ngõ 'hậu phương' sau khi hoàn thành lễ diễu binh 30-4

Chỉ cần nghe tiếng cười của em và con

Anh sợ một mai em buông tay, căn nhà này sẽ trống vắng không chỉ bởi thiếu đi tiếng cười.

Chỉ cần nghe tiếng cười của em và con

Khi gia đình mất kết nối

Một số gia đình đang bị mất kết nối khi vợ chồng chỉ còn là vỏ bọc bên ngoài, không thể nói chuyện cùng nhau. Ba mẹ với con cái cũng vậy.

Khi gia đình mất kết nối
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar