19/04/2022 15:21 GMT+7

Có khuôn mẫu Đức Thánh Trần để làm tượng chuẩn hay không?

ĐÔNG HÀ
ĐÔNG HÀ

TTO - Một hội đồng nghệ thuật được thành lập để thẩm định tượng Đức Thánh Trần ở khu du lịch Hồ Mây, Vũng Tàu. Trước đó có ý kiến cho rằng tượng này sai sót. Tuy nhiên, việc xác định thế nào là một tượng Đức Thánh Trần chuẩn gần như chưa có.

Có khuôn mẫu Đức Thánh Trần để làm tượng chuẩn hay không? - Ảnh 1.

Tượng Đức Thánh Trần ở khu du lịch Hồ Mây, Vũng Tàu - Ảnh: ĐÔNG HÀ

Phải tham khảo mới xác định đúng - sai

Ngày 15-4, Sở Văn hóa - thể thao tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã có quyết định thành lập hội đồng nghệ thuật để thẩm định về mặt mỹ thuật tượng Đức Thánh Trần đặt tại khu du lịch Hồ Mây Park trên Núi Lớn. Hội đồng gồm 7 thành viên, trong đó có hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam, Hội Khoa học lịch sử tỉnh, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh.

Ngày 18-4, các thành viên đã có buổi làm việc với lãnh đạo của Công ty cổ phần Du lịch cáp treo Vũng Tàu - chủ khu du lịch Hồ Mây Park - để ghi nhận thực tế.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online ngày 19-4, một thành viên của hội đồng cho biết có hai việc phải làm là xác định tính pháp lý và tham khảo thêm các cơ quan chức năng, chuyên gia về tính mỹ thuật.

Theo vị này, sau buổi làm việc, hội đồng thẩm định chưa thể xác định tượng này là Đức Thánh Trần hay Quan Công mà... còn "lấp lửng" vì không có hình mẫu. Do đó, chưa thể xác định đúng hay sai, phạt hay không phạt mà phải tham vấn thêm ý kiến chuyên gia, cơ quan chức năng.

Trước mắt, hội đồng và khu du lịch thống nhất dùng vải đỏ che trùm bức tượng chờ kết luận cuối cùng.

Ông Đậu Thế Anh - tổng giám đốc Công ty cổ phần Du lịch cáp treo Vũng Tàu - cho biết bức tượng được đặt năm 2018 và là một bức tượng nằm trong hạng mục "đền thờ các anh hùng dân tộc" đã được duyệt quy hoạch và cấp phép xây dựng.

Ngoài tượng Đức Thánh Trần, khu du lịch còn đặt các tượng khác như Hai Bà Trưng, Hoàng đế Quang Trung, Vua Đinh Tiên Hoàng… Ông cũng cho biết trước khi đắp, đúc tượng, công ty đã nghiên cứu, tham khảo nhiều nguồn tư liệu, kể cả nhà nghiên cứu lịch sử chuyên về Đức Thánh Trần.

"Nhiều du khách đã đến đây và ngắm tượng đều khẳng định đây không phải tượng Quan Công vì ông này râu dài, mặt đỏ, bụng to, người mập. Còn tượng Đức Thánh Trần râu ngắn, thân hình gọn, khuôn mặt thuần Việt", ông giãi bày.

Có khuôn mẫu Đức Thánh Trần để làm tượng chuẩn hay không? - Ảnh 2.

Khuôn mặt tượng Đức Thánh Trần trên Hồ Mây Park - Ảnh: ĐÔNG HÀ

Vấn đề là cơ sở chứng minh

Ông Đậu Thế Anh cho biết qua tìm hiểu chưa thể khẳng định Đức Thánh Trần chỉ cưỡi voi mà không cưỡi ngựa, chỉ dùng kiếm mà không dùng đại đao.

Một người dân nhận định rằng có lẽ vì tượng Đức Thánh Trần ở Hồ Mây có cầm cây đại đao trong khi hình ảnh Quan Công qua phim ảnh có cầm vũ khí này nên nhiều người nghĩ rằng đó là Quan Công.

Chiều 19-4, Tuổi Trẻ Online đã liên lạc được với nhà nghiên cứu lịch sử GS.TS Nguyễn Khắc Thuần. Ông cho biết mình có rất nhiều tư liệu, tài liệu cổ cũng như viết rất nhiều về Đức Thánh Trần nhưng không có tư liệu nào tả hình dáng, diện mạo của Ngài. Do đó, không thể lấy tượng Đức Thánh Trần ở đâu đó để làm chuẩn. 

 TS.GS Thuần cho biết trong 3 cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông, Trần Hưng Đạo chủ yếu là cưỡi ngựa vì ở vùng trung du, đồi núi phía Bắc. Trong cuộc kháng chiến vệ quốc lần thứ 3 vào năm 1287-1288, Trần Hưng Đạo có cưỡi voi đi thám thính. Con voi này sau đó chết ở sông Hóa và sau này được tượng. 

“Hình tượng Trần Hưng Đạo cưỡi voi đã đi vào tâm khảm, người ta nghĩ rằng ông chỉ cưỡi voi”, GS Thuần nói. 

Về việc Đức Thánh Trần cầm vũ khí gì, GS Thuần cho rằng điều này hơi khó xác định. “Có người cho rằng Trần Hưng Đạo cầm đao hơi giống Quan Công. Tôi cho rằng ngày xưa võ phục, võ khí cũng gần giống nhau. 

Thế thì nó có giống cũng chẳng sao. Hơn nữa ai thấy ông Quan Công ở đâu, cầm võ khí mà bảo giống”, GS Thuần giải thích và nói thêm: “Không có gì đáng buồn, cần cảm thông, không có vấn đề gì”.

Ông Đậu Thế Anh cũng khẳng định doanh nghiệp sẵn sàng ghi nhận, học hỏi, cầu thị. Vấn đề là cơ sở chứng minh, khoa học lịch sử.

Sẽ thẩm định lại tượng Đức Thánh Trần ở khu du lịch Hồ Mây, Vũng Tàu

TTO - Sở Văn hóa và thể thao tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết đã kiểm tra, ghi nhận thực tế tượng Đức Thánh Trần trên khu du lịch Hồ Mây. Trước đó trên mạng xã hội có ý kiến cho rằng tượng này nhái tượng Quan Công của Trung Quốc.

ĐÔNG HÀ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Xem lại nghệ sĩ Kim Cương duyên dáng vai Điêu Thuyền cùng nghệ sĩ Thanh Tòng và Bảo Quốc

Mới đây, trên mạng xã hội đưa lại clip nghệ sĩ Kim Cương thể hiện nhân vật Điêu Thuyền cùng các nghệ sĩ Thanh Tòng, Bảo Quốc, Thanh Thanh Tâm…

Xem lại nghệ sĩ Kim Cương duyên dáng vai Điêu Thuyền cùng nghệ sĩ Thanh Tòng và Bảo Quốc

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Tháng 5, khi những cơn mưa dông đầu mùa rải đều lên tán rừng rậm rạp miền Tây Quảng Nam, cũng là lúc núi rừng Trường Sơn như cựa mình thức dậy sau giấc ngủ dài mùa nắng.

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Bông sen vàng, sách về thời niên thiếu của Bác Hồ gặp lại độc giả

Cuốn sách Bông sen vàng của nhà văn Sơn Tùng cho người đọc thấy được nét đẹp dung dị và tâm hồn cao cả của vị lãnh tụ vĩ đại từ khi còn là một cậu bé.

Bông sen vàng, sách về thời niên thiếu của Bác Hồ gặp lại độc giả

Đại lễ Phật đản: Đoàn kết, hòa ái, tích cực kiến tạo thế giới hòa bình

Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 - dương lịch 2025 diễn ra trong không khí trang nghiêm, thanh tịnh tại Việt Nam Quốc Tự.

Đại lễ Phật đản: Đoàn kết, hòa ái, tích cực kiến tạo thế giới hòa bình

Trinh thám Edogawa Ranpo

Cộng đồng mê truyện trinh thám vừa đón nhận một tiểu thuyết trinh thám đặc sắc nhất của bậc thầy truyện trinh thám Nhật Bản Edogawa Ranpo (1894-1965) - tập Âm thú.

Trinh thám Edogawa Ranpo

PGS Bùi Hiền, người nổi tiếng với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời

PGS.TS Bùi Hiền, người 'nổi tiếng' với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ gây tranh cãi gần chục năm trước, vừa qua đời chiều 11-5 tại nhà ở TP Việt Trì, Phú Thọ.

PGS Bùi Hiền, người nổi tiếng với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar