10/10/2021 10:29 GMT+7
Trở lại chủ đề

Có 'kho vắc xin' khổng lồ, Mỹ bị bỏ lại đằng sau trong cuộc đua tiêm ngừa

PHÚC LONG
PHÚC LONG

TTO - Dù nắm trong tay kho vắc xin khổng lồ nhưng tốc độ tiêm chủng COVID-19 ở Mỹ vẫn giậm chân tại chỗ so với thế giới, thậm chí đã bị hàng chục nước vượt qua mặt về tỉ lệ phủ vắc xin.

Có kho vắc xin khổng lồ, Mỹ bị bỏ lại đằng sau trong cuộc đua tiêm ngừa - Ảnh 1.

Biểu tình chống vắc xin ở New York ngày 13-9 - Ảnh: USA Today

Từng có lúc chiến dịch tiêm chủng vắc xin ngừa COVID-19 của Mỹ được cả thế giới thèm thuồng. Hàng triệu liều vắc xin và cả núi tiền đổ vào công tác hậu cần đã giúp nước này "đè bẹp" số ca nhiễm trong suốt mùa đông đầu năm nay.

Tuy nhiên, hiện tại Mỹ thua hàng chục nước về tỉ lệ dân số được tiêm ngừa. Không tính khối G7 như Canada, Anh, Đức..., các nước như UAE, Đan Mạch, Campuchia, Mông Cổ và Chile cũng đã vượt qua Mỹ.

Báo USA Today nhận xét Mỹ không gặp khó với nguồn cung, cái chính là nhu cầu trong dân thấp, mà cái này lại xuất phát từ những lý do phức tạp.

"Mỹ là một quốc gia khác thường. Phản ứng chống dịch đã bị chính trị hóa quá mức nên ảnh hưởng đến nhu cầu tiêm chủng" - ông Michael Bang Petersen, giáo sư Đại học Aarhus (Đan Mạch), nhận xét.

Ông Petersen kể rằng nói về khía cạnh chính trị COVID, ở Đan Mạch người ta hay hỏi "chính phủ có đang điều hành tốt?", trong khi ở Mỹ các chính đảng hầu như bất đồng về mọi thứ - từ quy định đeo khẩu trang, phong tỏa, cho đến hộ chiếu vắc xin.

"Cử tri Đảng Dân chủ có nhiều khả năng đã tiêm ngừa hơn (so với cử tri Đảng Cộng hòa). Với một số người bảo thủ, việc phản đối vắc xin và quy định buộc tiêm vắc xin là bài kiểm tra lòng trung thành (chính trị)" - bác sĩ Céline Gounder, chuyên gia bệnh truyền nhiễm cố vấn cho chính quyền Tổng thống Biden, nêu quan sát.

Tốc độ tiêm chủng chậm, kết hợp với sự xuất hiện của chủng Delta, góp phần vào sự tàn phá của đại dịch mãi cho đến bây giờ. Ca nhiễm mới mỗi ngày ở Mỹ vẫn thuộc hàng cao nhất thế giới, trong khi ca tử vong đã vượt mốc 700.000.

Tính đến ngày 8-10, tỉ lệ tiêm ngừa ở Mỹ là 65,7% (ít nhất 1 mũi), và 56,7% (2 mũi).

Phải nói rằng chính trị không phải là thứ duy nhất khiến hàng chục triệu người Mỹ ngại vắc xin. Niềm tin cũng chi phối nhiều. Nhà xã hội học Jennifer Reich giải thích do vắc xin được dùng trên người khỏe mạnh để ngăn ngừa bệnh, để thúc đẩy tiêm chủng cần phải có mức độ niềm tin cao trong dân chúng. Nhưng ở Mỹ đây lại là vấn đề.

Giáo sư người Anh Patrick Sturgis so sánh với trường hợp Pháp - một quốc gia "nổi tiếng ngại vắc xin", vậy mà Pháp đã vượt qua Mỹ về tỉ lệ tiêm ngừa, đó là nhờ họ giữ không để những thông tin nghi ngại trở thành "chính thống".

"Chúng ta hẳn không phải là quốc gia duy nhất chứng kiến người dân không tin vắc xin. Nhưng ở các nước khác, hầu hết mọi người đủ tin tưởng vào khả năng đánh giá 'lợi ích và rủi ro' của chính phủ" - chuyên gia Reich bổ sung thêm.

Pháp vượt Mỹ về tỉ lệ tiêm chủng vắc xin COVID-19 sau khởi đầu chậm chạp

TTO - Khi mới triển khai tiêm vắc xin ngừa COVID-19, Pháp gặp hai rào cản về nguồn cung và tâm lý e ngại vắc xin. Nhưng giờ đây, Pháp đã vươn lên ngang hàng với Anh và vượt qua Mỹ về tỉ lệ tiêm vắc xin. Họ đã làm điều đó như thế nào?

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nga cảnh báo Mỹ viện trợ thêm vũ khí cho Ukraine chỉ kéo dài thêm cuộc chiến

Sau khi ông Trump cam kết tiếp tục viện trợ vũ khí cho Kiev, Điện Kremlin cảnh báo điều này chỉ khiến chiến sự kéo dài, đồng thời chỉ trích phương Tây vì 'đổ thêm dầu vào lửa' trong xung đột Nga - Ukraine.

Nga cảnh báo Mỹ viện trợ thêm vũ khí cho Ukraine chỉ kéo dài thêm cuộc chiến

Mỹ giảm thuế còn 36%, Campuchia vui với 'thắng lợi lớn'

Mức thuế Mỹ đe dọa áp lên hàng hóa Campuchia giảm xuống còn 36% được phía Phnom Penh xem là thắng lợi lớn, nhưng người dân vẫn bất an.

Mỹ giảm thuế còn 36%, Campuchia vui với 'thắng lợi lớn'

Thái Lan hủy dự luật hợp pháp hóa sòng bạc sau khi bà Paetongtarn bị đình chỉ

Nội các Thái Lan hủy bỏ dự luật hợp pháp hóa sòng bạc được công bố hồi tháng 3 sau khi Thủ tướng Shinawatra bị tạm đình chỉ;

Thái Lan hủy dự luật hợp pháp hóa sòng bạc sau khi bà  Paetongtarn bị đình chỉ

'Phép màu không khí' ở Bắc Kinh, từ thủ đô ô nhiễm thành nơi chia sẻ kinh nghiệm

Bắc Kinh đã cải thiện đáng kể chất lượng không khí nhờ nhiều sáng kiến. Thái Lan cũng đang học hỏi kinh nghiệm từ Trung Quốc.

'Phép màu không khí' ở Bắc Kinh, từ thủ đô ô nhiễm thành nơi chia sẻ kinh nghiệm

Cảng lớn nhất châu Âu 'dành sẵn chỗ cho quân sự' nếu xung đột với Nga

Cảng Rotterdam (Hà Lan), cảng lớn nhất châu Âu, đang chuẩn bị cho khả năng xảy ra xung đột với Nga bằng cách dành sẵn chỗ tại bến bãi cho các tàu tiếp tế quân sự.

Cảng lớn nhất châu Âu 'dành sẵn chỗ cho quân sự' nếu xung đột với Nga

Lầu Năm Góc: Mỹ chuyển thêm vũ khí để Ukraine tự bảo vệ trong lúc tìm kiếm hòa bình

TASS ngày 8-7 đưa tin Lầu Năm Góc xác nhận đang chuyển thêm vũ khí phòng thủ cho Ukraine, như tuyên bố trước đó của ông Trump.

Lầu Năm Góc: Mỹ chuyển thêm vũ khí để Ukraine tự bảo vệ trong lúc tìm kiếm hòa bình
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar