27/03/2020 09:30 GMT+7
Trở lại chủ đề

Có hỗ trợ gì cho người mất việc do dịch bệnh?

M.HƯƠNG - T.MAI ghi
M.HƯƠNG - T.MAI ghi

TTO - Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động do dịch bệnh là quyền của người sử dụng lao động, nhưng phải đảm bảo có căn cứ, đúng pháp luật để tránh ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.

Có hỗ trợ gì cho người mất việc do dịch bệnh? - Ảnh 1.

Nhân viên dọn dẹp bàn ghế, chuẩn bị để quán tạm dừng hoạt đông trong mùa dịch COVID-19 - Ảnh: DUYÊN PHAN

* Ngay sau khi TP.HCM có thông báo về việc tạm dừng hoạt động các cơ sở dịch vụ, nhiều bạn bè tôi được thông báo nghỉ việc, chấm dứt hợp đồng. Có người được nhận một phần lương, được một ít trợ cấp, nhưng nhiều người mất việc không lương. Việc này pháp luật quy định ra sao? (Đức Liễu, TP.HCM)

- Luật sư Nguyễn Đức Chánh (Đoàn luật sư TP.HCM) giải đáp:

Điều 98 Bộ luật lao động có quy định trường hợp doanh nghiệp ngừng hoạt động vì các nguyên nhân khách quan như thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm, hoặc vì lý do kinh tế… thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.

Đối với trường hợp người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng với người lao động, điều 38 của Bộ luật lao động 2012 và điều 12 nghị định 05/2015/NĐ-CP có quy định: người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp xảy ra thiên tai, địch họa, dịch bệnh, khi người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc.

Doanh nghiệp có thể chấm dứt hợp đồng với người lao động. Tuy nhiên, người sử dụng lao động phải tuân thủ quy định về thời gian báo trước: ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn; ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 3 ngày làm việc đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

- Luật sư Bùi Quốc Tuấn (Đoàn luật sư TP.HCM):

Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động do dịch bệnh là quyền của người sử dụng lao động, nhưng phải đảm bảo có căn cứ, đúng pháp luật để tránh ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.

Tinh thần của pháp luật lao động là bảo vệ quyền và lợi ích các bên trong quan hệ lao động, trong đó chú ý đến quyền và lợi ích của người lao động. 

Trong tình hình hiện nay, người lao động cũng phải có trách nhiệm san sẻ với người sử dụng lao động trong thời gian nhất định, khi vượt qua giai đoạn này thì mọi việc sẽ ổn định lại. 

Đôi bên có thể thương lượng về lợi ích khi ngưng việc trên cơ sở đúng pháp luật và thực tế hoạt động của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

* Các hộ nghèo, cận nghèo, thu nhập thấp ở TP.HCM có được hỗ trợ gì trong tình hình khó khăn hiện nay không? (Thu Trang - Nhà Bè, TP.HCM)

- Ông Lê Minh Tấn (giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM): Qua thống kê chúng tôi nhận thấy có khoảng 10.000 hộ nghèo và cận nghèo đang gặp nhiều khó khăn. Dịch bệnh tác động nhiều đến đời sống, việc làm, việc học nghề và thu nhập của họ. 

Từ thực tế này, Sở LĐ-TB&XH TP đã đề xuất với UBND TP.HCM, được UBND TP chấp thuận về chủ trương. 

Theo đó, thống nhất với Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM trích từ Quỹ Vì người nghèo để chia sẻ, hỗ trợ họ vượt qua khó khăn. Thời gian hỗ trợ dự kiến tháng 4, 5 và 6-2020.

Cụ thể, chúng tôi đề xuất hỗ trợ 700.000 đồng/hộ/tháng đối với hộ nghèo có từ 1-3 nhân khẩu; hỗ trợ 1 triệu đồng/hộ/tháng đối với hộ nghèo có từ 4-6 nhân khẩu; và hỗ trợ 1,4 triệu đồng đối với hộ nghèo có từ 7 nhân khẩu trở lên. Mức hỗ trợ này đang được Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM nghiên cứu, xem xét.

* TP.HCM có chính sách hỗ trợ người lao động mất việc, phải nghỉ không lương vì dịch COVID-19 không? (Hoàng Minh Sang, TP.HCM)

- Ông Lê Minh Tấn: Dịch bệnh gây tác động tới các lĩnh vực như du lịch, khách sạn, lưu trú, giao thông vận tải, dệt may - đó là những ngành bị ảnh hưởng rất lớn. 

Thực tế cho thấy có khoảng 50-60% doanh nghiệp lĩnh vực này gặp khó khăn về nguyên liệu, quy mô sản xuất và thị trường xuất khẩu. Dự báo có thể 3-4 tháng nữa các doanh nghiệp phải cắt giảm lao động.

Chúng tôi đang đề nghị UBND TP trình HĐND TP có chính sách hỗ trợ người lao động bị mất việc do ảnh hưởng của dịch bệnh (mà không có đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp). 

Trong số đó có giáo viên mầm non, nhóm trẻ mẫu giáo ngoài công lập. Dự kiến mức hỗ trợ 300.000 đồng/người/tháng trong vòng 3 tháng.

Mời quý bạn đọc gửi thắc mắc về chuyên mục Hỏi đáp COVID-19 đến địa chỉ email: [email protected] hoặc gọi đến đường dây nóng báo Tuổi Trẻ: 0918033133.

Trân trọng.

HĐND TP.HCM họp bất thường bàn hỗ trợ người lao động mất việc vì COVID-19

TTO - Chiều 26-3, thông tin từ HĐND TP.HCM cho biết kỳ họp bất thường của HĐND TP sẽ khai mạc vào chiều 27-3, trong đó có nội dung bàn hỗ trợ người lao động mất việc vì COVID-19.

M.HƯƠNG - T.MAI ghi

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Dừng sử dụng vốn ODA của Ngân hàng Tái thiết Đức cho metro số 2

Quyết định phê duyệt dừng sử dụng vốn ODA là một bước quan trọng trong hành trình giải quyết các thủ tục, để chuyển sang thực hiện dự án metro số 2 bằng vốn ngân sách.

Dừng sử dụng vốn ODA của Ngân hàng Tái thiết Đức cho metro số 2

TP.HCM: Khởi công cầu mới thay thế cầu sắt Rạch Tôm vào ngày 10-7

TP.HCM sẽ chính thức khởi công xây dựng cầu Rạch Tôm mới từ ngày 10-7, thay thế cây cầu sắt cũ đã xuống cấp sau hơn nửa thế kỷ.

TP.HCM: Khởi công cầu mới thay thế cầu sắt Rạch Tôm vào ngày 10-7

Làm đường tạm 200m kết nối cầu Nhơn Trạch với cao tốc TP.HCM - Long Thành từ ngày 19-8

Các bên liên quan thống nhất làm đường tạm cho xe chạy 2 chiều, kết nối cầu Nhơn Trạch với cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây. Công trường dự kiến hoàn thành giai đoạn 1 ngày 19-8, giai đoạn 2 vào cuối tháng 9.

Làm đường tạm 200m kết nối cầu Nhơn Trạch với cao tốc TP.HCM - Long Thành từ ngày 19-8

Người dân và doanh nghiệp liên hệ cơ quan thuế Cần Thơ ở đâu sau sáp nhập?

TP Cần Thơ được thành lập trên cơ sở sáp nhập tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng và TP Cần Thơ cũ. Sau sáp nhập, người dân, doanh nghiệp liên hệ cơ quan thuế ở đâu?

Người dân và doanh nghiệp liên hệ cơ quan thuế Cần Thơ ở đâu sau sáp nhập?

Bộ Nội vụ hướng dẫn trình tự chuyển đổi, đổi tên thôn, tổ dân phố tại cấp xã mới

Bộ Nội vụ đã có hướng dẫn về trình tự chuyển đổi thôn, tổ dân phố và đổi tên thôn, tổ dân phố tại đơn vị cấp xã mới hình thành sau sắp xếp.

Bộ Nội vụ hướng dẫn trình tự chuyển đổi, đổi tên thôn, tổ dân phố tại cấp xã mới

Đường huyết mạch ở Đà Nẵng nham nhở, ‘sống trâu’, ‘rãnh cào’ chờ khắc phục

Sau khi Tuổi Trẻ Online có bài phản ánh Đường huyết mạch ở Đà Nẵng lồi lõm với "sống trâu", "rãnh cào", nhiều bạn đọc đã có phản hồi.

Đường huyết mạch ở Đà Nẵng nham nhở, ‘sống trâu’, ‘rãnh cào’ chờ khắc phục
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar