04/03/2025 22:52 GMT+7
Trở lại chủ đề

Co giật, yếu nửa người vì sán 'làm tổ' trong não do thói quen hay ăn thịt tái

Nhiều trường hợp người bệnh nhiễm sán dải lợn do có thói quen ăn thịt lợn tái, uống nước không nấu sôi…

Co giật, yếu nửa người vì sán 'làm tổ' trong não do thói quen hay ăn thịt tái - Ảnh 1.

Ấu trùng sán dải lợn có hình thái như hạt gạo hoạt động “ẩn nấp” chi chít ở phổi và vôi hóa trong mô da, cơ trên toàn bộ cơ thể người bệnh - Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Nguy kịch vì thói quen ăn thịt lợn tái

Mới đây, khoa nội thần kinh tổng quát Bệnh viện Nhân dân 115 (TP.HCM) đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 66 tuổi, ngụ tại Hóc Môn, nhập viện trong tình trạng đau đầu dữ dội, co giật méo miệng, yếu nhẹ nửa người phải.

Khai thác tiền căn người bệnh đã có những triệu chứng âm thầm kéo dài nhiều tháng như mệt mỏi, đau cơ, tiêu phân lỏng, nôn ói kéo dài, sụt cân, hồi hộp đánh trống ngực, rối loạn nhịp tim, thậm chí đã từng bị ngất.

Sau khi được thăm khám, bệnh nhân được chụp cộng hưởng từ (MRI) sọ não ghi nhận tổn thương não nhiều vị trí, phù não.

Bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân nhiễm ký sinh trùng ở não nên tiếp tục cho thực hiện xét nghiệm huyết thanh học, kết quả dương tính với ấu trùng sán dải lợn Cysticercus.

Sau đó, bệnh nhân được chụp X-quang xương đùi, CT-scan ngực để tầm soát tổn thương thì phát hiện vô số nang sán dải lợn còn sống, hoặc đã bị hóa vôi trong não, nhu mô phổi, và trong da, cơ trên toàn bộ cơ thể người bệnh.

Bệnh nhân được chẩn đoán viêm não do nang sán dải lợn và nhiễm nang sán dải ở đa cơ quan, nổi bật nhất là ở não, mô dưới da và ở cơ.

Qua khai thác, người này cho hay thường có thói quen hay ăn gỏi thịt lợn tái sống, uống nước không đun sôi trong nhiều năm và đã từng có thời gian chăn nuôi gia súc, trong đó có lợn giống.

Người bệnh nhanh chóng được điều trị bằng thuốc chống ký sinh trùng, chống viêm, phòng ngừa co giật cùng với chăm sóc tích cực.

May mắn, bệnh nhân hồi phục tốt sau quá trình điều trị và được xuất viện.

Dấu hiệu nào nhận biết nhiễm sán dải lợn

TS.BS Trần Thanh Hùng - phó trưởng khoa nội thần kinh tổng quát Bệnh viện Nhân dân 115 - cho hay theo thống kê, tỉ lệ nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương do ký sinh trùng chỉ chiếm khoảng 2-10% trong các bệnh lý nhiễm trùng thần kinh, cho thấy đây là một tình huống không phổ biến nhưng cực kỳ nguy hiểm.

Người ăn phải thịt lợn có nang chứa ấu trùng sán dải còn sống (heo gạo), khi vào ruột non sẽ nở ra thành con sán trưởng thành.

Trường hợp người nuốt phải trứng sán dải lợn sẽ phát triển thành bệnh nang sán dải lợn. Trứng sán dải lợn xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa, nở thành ấu trùng.

Sau đó ấu trùng di chuyển qua hệ tuần hoàn và "định cư" tại các cơ quan như não, cơ hoặc mắt, gây tổn thương nghiêm trọng.

Nguồn lây nhiễm phổ biến là từ những món ăn như: nem chua, thịt lợn tái sống, rau sống, hoặc do vệ sinh tay kém.

Theo bác sĩ Hùng, sán dải bám vào ruột non sẽ gây đầy hơi, chướng bụng, đau vùng thượng vị, chán ăn, hoặc sụt cân. Tuy nhiên, nhiều trường hợp không có triệu chứng rõ ràng, chỉ phát hiện qua đốt sán dải theo phân ra ngoài.

Khi nang ký sinh ở não, bệnh nhân có thể đau đầu dữ dội, động kinh, rối loạn trí nhớ, hoặc liệt. Nếu nang ký sinh ở mắt, người bệnh có nguy cơ giảm thị lực hoặc mù. Nang sán dải trong tim gây rối loạn nhịp tim, khó thở, và có thể tử vong trong trường hợp nghiêm trọng.

Bác sĩ Hùng khuyến cáo, thuốc xổ giun sán thông thường không tiêu diệt được sán dải lợn. Khi xuất hiện những dấu hiệu hoặc nghi ngờ mắc sán dải lợn, người bệnh nên đi đến bệnh viện hoặc các chuyên khoa ký sinh trùng để có chẩn đoán chính xác.

Để điều trị bệnh ấu trùng sán dải lợn, người bệnh cần sử dụng đúng thuốc diệt ký sinh trùng, đúng cách và đúng liều theo chỉ định của bác sĩ.

Có thói quen lành mạnh để phòng ngừa bệnh

Các bác sĩ Bệnh viện Nhân dân 115 cho hay trứng và ấu trùng sán dải sẽ chết khi ở trong nhiệt độ trên 75 độ C trong vòng 5 phút hoặc đun sôi liên tục với 100 độ C trong 2 phút.

Do đó, thịt lợn cần được nấu chín kỹ ở nhiệt độ trên 75 độ C trong 5 phút hoặc sôi ở 100 độ C trong 2 phút. Tránh ăn thịt tái, tiết canh, hoặc nem sống.

Bên cạnh đó, chú ý vệ sinh cá nhân, rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Chỉ mua thịt có nguồn gốc rõ ràng và được kiểm dịch.

Lợi ích bất ngờ của rau sam: chữa ghẻ ngứa hắc lào, kiết lỵ, giun sán, tiểu buốt...

Rau sam là loại rau rất quen thuộc đối với người Việt, chúng mọc dại khắp nơi nhưng không nhiều người thích món ăn từ loại rau này, trong khi đó theo các chuyên gia, loại rau này có nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

'Thắp' nụ cười cho người bệnh ung thư tại TP.HCM qua tranh ảnh

Suốt nửa năm qua, một nhóm người trẻ tại TP.HCM vẫn miệt mài treo tranh, ảnh, “thắp” nụ cười cho những người bệnh ung thư thông qua dự án “Một bức tranh - Nhiều hy vọng”.

'Thắp' nụ cười cho người bệnh ung thư tại TP.HCM qua tranh ảnh

Sốt xuất huyết vào mùa, ba việc cần làm ngay trước khi quá muộn

Mỗi năm, sốt xuất huyết lại bùng phát vào mùa mưa khiến hàng ngàn trẻ em phải nhập viện, nhiều ca trở nặng nguy hiểm tính mạng. Bà con mình cần làm ngay ba việc quan trọng.

Sốt xuất huyết vào mùa, ba việc cần làm ngay trước khi quá muộn

Ký sinh trùng chui lên đường mật nguy hiểm ra sao?

Đau hạ sườn phải sau khi ăn uống, bệnh gì? Ký sinh trùng ngoi lên đường mật tạo sỏi. Sỏi đúc khuôn đường mật gây biến chứng ung thư, làm sao ngăn ngừa?

Ký sinh trùng chui lên đường mật nguy hiểm ra sao?

Hoa hậu Thùy Tiên 'bỏ túi' gần 7 tỉ đồng từ phi vụ bán kẹo Kera

Cơ quan công an xác định Công ty Chị Em Rọt bán được hơn 135.000 hộp kẹo Kera, thu được gần 18 tỉ đồng, hoa hậu Thùy Tiên "bỏ túi" gần 7 tỉ đồng.

Hoa hậu Thùy Tiên 'bỏ túi' gần 7 tỉ đồng từ phi vụ bán kẹo Kera

Thoát vị đĩa đệm nhờ Robot AI mổ hiệu quả ra sao?

Robot và các công nghệ cao AI giúp định vị, dẫn đường bác sĩ mổ vào cột sống chính xác từng milimet, người bệnh thoát đau đớn, yếu liệt, đi lại chỉ sau 1-2 ngày.

Thoát vị đĩa đệm nhờ Robot AI mổ hiệu quả ra sao?

Bộ Y tế đề nghị các bệnh viện chuẩn bị khu cách ly COVID-19

Bộ Y tế chiều 19-5 cho biết, hiện nay trên thế giới đã ghi nhận số ca mắc COVID-19 gia tăng tại một số quốc gia như Brazil, Anh, Thái Lan…

Bộ Y tế đề nghị các bệnh viện chuẩn bị khu cách ly COVID-19
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar