07/08/2016 11:19 GMT+7

Cô giáo Yến và những bước ngoặt vượt dốc cuộc đời

TRẦN MAI
TRẦN MAI

TTO - Lê Thị Hồng Yến (32 tuổi, phường Nghĩa Lộ, TP Quảng Ngãi) đã vượt qua những con dốc của cuộc đời mình và trở thành người truyền cảm hứng cho mọi người xung quanh.

Lớp học của Yến ngoài con chữ còn có bài học vỡ lòng về nghị lực cho học trò - Ảnh: TRẦN MAI

Mình sẽ làm những việc mình có thể, sống cuộc đời mà số phận đã cho, không trách móc hay chờ đợi sự thương xót của cộng đồng

LÊ THỊ HỒNG YẾN

Thử hình dung một cô gái chỉ còn tay trái, phần ngực trái và cái đầu còn khỏe mạnh, đang là cô giáo của những lớp tiếng Anh tại nhà, mới thấy sự vươn lên mạnh mẽ qua con dốc cuộc đời ấy.

Nếu mình cố gắng...

Khi đến lớp học của Yến, học sinh được nghe những câu chuyện về nghị lực sống của nhiều người trên thế giới đã vượt qua bạo bệnh, khiếm khuyết và sự bất công của xã hội để sống không chỉ cho riêng mình mà còn giúp ích cho xã hội. Tất cả được Yến kể bằng tiếng Anh, chính điều này đã giúp học trò càng yêu thích lớp học của Yến.

Những ngày hè, cái nóng hầm hập bủa vây lấy TP Quảng Ngãi. Trong lớp học của mình tại nhà riêng, Yến ngồi trên chiếc xe lăn, cánh tay còn cử động được đưa lên đưa xuống để phụ họa cho bài giảng môn tiếng Anh như một diễn giả đứng trước công chúng.

Yến nói ngày xưa ước mơ của chị là làm những việc liên quan đến vẽ và nghề lại chọn người nên chị thành cô giáo. “Người ta thường nhìn vào kết quả chứ ít ai nhìn vào quá trình. Ai cũng khen mình nhưng thật sự ai cũng làm những việc mình muốn nếu cố gắng thôi mà” - Yến khiêm tốn nói.

Bà Trần Thị Hồng Cúc - mẹ Yến - nói rằng chưa bao giờ dám nghĩ Yến có thể ngồi trên xe lăn, truyền cảm hứng cho những cô cậu bé tuổi mới lớn.

Khi Yến mới được 14 tháng tuổi (năm 1985), gia đình nhận được hung tin từ bác sĩ là Yến sẽ vĩnh viễn không đi đứng và tự cầm bất kỳ vật gì được bởi chị đã bị liệt tứ chi sau một ca sốt thập tử nhất sinh. Nhưng Yến đã vượt lên. “Yến tự vận động, cố nhích cánh tay của mình rồi tay trái cũng cầm nắm được. Vợ chồng tôi mừng rơi nước mắt” - bà Cúc nói.

Hành trình của Yến trải qua biết bao mặc cảm. Bà Cúc kể rằng năm lên 6 tuổi, Yến ngồi trước hiên nhà nhìn chúng bạn trong xóm đi học về thì bỗng nói “Con muốn đi học”. Người mẹ mừng rỡ nhưng cũng không khỏi lo lắng bởi con có thể bị đánh gục bởi bất kỳ suy nghĩ non nớt nào khi vấp phải lời chọc ghẹo của bạn bè.

Nhưng không, từ lưng cha, Yến đã học tập không thua kém bất kỳ bạn bè nào. Năm học lớp 10, Yến được một người bạn của mẹ tặng cuốn sách Tôi không bất hạnh của Hirotada Ototake - một thầy giáo, một nhà văn không tay chân chuyên viết tự truyện người Nhật Bản.

Yến nói rằng không thể ngờ thầy giáo Hirotada Ototake vẫn sống với một cuộc đời trong xanh của mình và tạo cảm hứng cho nhiều người. “Mình sẽ làm những việc mình có thể, sống cuộc đời mà số phận đã cho, không trách móc hay chờ đợi sự thương xót của cộng đồng” - Yến kể về điều cô rút ra cho mình sau khi đọc quyển sách của thầy Hirotada Ototake.

Hồng Yến trong ngày tốt nghiệp ĐH - Ảnh: T.M. chụp lại

Bài học nghị lực sống

Nhìn con thích đến lớp học, về nhà tự ý thức ngồi vào bàn mà không cần đến sự nhắc nhở của người lớn, chị Vân (45 tuổi, phụ huynh em Huỳnh Ngọc Thúy Kiều) nói rằng: “Tôi đưa con đến học lớp cô Yến không chỉ muốn con học được kiến thức mà ở đó tôi hi vọng con mình học được cả nghị lực vươn lên. Tôi hi vọng con mình sẽ có một hình mẫu để sống thật tốt”. Chính vì thế mỗi ngày chị Vân đưa con từ xã Hành Thuận (huyện Nghĩa Hành), vượt cả chục cây số đến lớp học của Yến.

Cô giáo nhỏ bé, ngồi yên trên chiếc xe thì quản lớp học đông đúc đang tuổi nghịch ngợm thế nào? “Chiêu” của Yến để ổn định học trò chính là tình yêu thương mà cô dành cho các em. “Tôi truyền cho các em những suy nghĩ đúng với từng lứa tuổi. Đó là sự chăm ngoan, chơi đúng chỗ và biết tôn trọng những người bên cạnh. Có nhiều em cũng rất nghịch ngợm nhưng sau buổi nói chuyện thì vào lớp đã biết chào cô, chào các bạn và rất ngoan” - Yến tâm sự.

Câu chuyện tự rèn luyện, tự học của Yến trong khoảng thời gian ngành giáo dục nói không với sinh viên khuyết tật vào ngành sư phạm đã là một nghị lực phi thường. Đó là năm 2002, dù đạt số điểm suýt soát thủ khoa vào Trường CĐ Sư phạm Quảng Ngãi (nay là Trường ĐH Phạm Văn Đồng) nhưng cánh cửa giảng đường đã khép lại với Yến.

Yến bảo thời gian đó Yến đọc sách và học tiếng Anh để vượt qua những ngày chông chênh nhất của đời mình. Mãi đến 9 năm sau, ngành giáo dục tuyển sinh cả những người khuyết tật có nguyện vọng vào ngành sư phạm. 27 tuổi, Yến bước vào giảng đường ĐH và trở thành cô giáo.

Quang, cậu học trò lớp 11 Trường THPT chuyên Lê Khiết, dù không còn học lớp cô giáo Yến nhưng Quang nói rằng mình vẫn nhớ lại những bài học vỡ lòng về nghị lực sống của cô Yến. “Không dễ gì tụi em có thể học được bài học từ chính một người đã vượt qua bất hạnh của cuộc đời mình truyền đạt lại” - Quang chia sẻ.

Anh Hưng, bạn thân từ thời nối khố với Yến, nói rằng trong nhóm bạn thân ai cũng khâm phục ý chí của Yến. “Chính tinh thần lạc quan đã giúp Yến sống từng ngày, làm việc mỗi ngày. Nhiều khi Yến còn động viên ngược lại chúng tôi. Chưa cần nhìn xa đến Nick Vujicic hay thầy Hirotada Ototake, chúng tôi có một Hồng Yến để làm hình mẫu sống” - anh Hưng nói.

TRẦN MAI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Dư luận Hàn Quốc xấu hổ vì hành vi kém văn minh của du khách nước mình

Gần đây, tại các nước như Thái Lan và Việt Nam, một số người Hàn Quốc đã có hành vi thiếu chuẩn mực như đánh nhau tập thể hay hành hung người bản địa, khiến dư luận chỉ trích gay gắt.

Dư luận Hàn Quốc xấu hổ vì hành vi kém văn minh của du khách nước mình

Tỉnh Đoàn Đồng Nai trao quyết định bí thư 95 phường xã mới sau sáp nhập

Ban Chấp hành Tỉnh Đoàn Đồng Nai lâm thời gồm 23 thành viên, Ban Thường vụ gồm 8 thành viên. Anh Nguyễn Minh Kiên làm bí thư Tỉnh Đoàn Đồng Nai sau sáp nhập.

Tỉnh Đoàn Đồng Nai trao quyết định bí thư 95 phường xã mới sau sáp nhập

Dự kiến chi hơn 1 tỉ đồng hỗ trợ Làng trẻ em SOS Nha Trang

Tỉnh Khánh Hòa đang xem xét bổ sung kinh phí hỗ trợ chăm sóc, nuôi dưỡng cho trẻ em Làng trẻ em SOS Nha Trang, với kinh phí hơn 1 tỉ đồng.

Dự kiến chi hơn 1 tỉ đồng hỗ trợ Làng trẻ em SOS Nha Trang

Loay hoay xin việc sau tốt nghiệp - Kỳ 3: Khi bằng cấp chưa là đáp số cuối cùng

Ra trường với tấm bằng tốt nghiệp bao năm đèn sách, ai cũng mong tìm được việc ổn định, lương khá. Tuy nhiên thực tế không như mơ, nhiều bạn đối mặt với sự thất vọng khi liên tục bị từ chối hoặc nhận mức lương không như mong muốn.

Loay hoay xin việc sau tốt nghiệp - Kỳ 3: Khi bằng cấp chưa là đáp số cuối cùng

Thế hệ áo xanh thời 'số hóa' tri ân thế hệ 'đào núi, lấp biển'

Đoàn Thanh niên cả nước vừa có nhiều hoạt động tri ân các cựu thanh niên xung phong - thế hệ những người đào núi, lấp biển cống hiến cho cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và xây dựng đất nước.

Thế hệ áo xanh thời 'số hóa' tri ân thế hệ 'đào núi, lấp biển'

Mua nhà sớm bất kể áp lực thị trường

Giữa biến động kinh tế toàn cầu, giá nhà leo thang chóng mặt trong bối cảnh thiếu nhà ở ngày càng nghiêm trọng khiến không ít người trẻ từ bỏ giấc mơ sở hữu nhà riêng nhưng lại có những bạn trẻ gen Z vẫn quyết tâm sở hữu nhà riêng.

Mua nhà sớm bất kể áp lực thị trường
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar