19/02/2018 07:28 GMT+7

Cô gái một mình chinh chiến châu Âu

PHAN PHƯƠNG
PHAN PHƯƠNG

TTO - "Đi là thứ duy nhất làm mình giàu hơn: giàu kiến thức, giàu trải nghiệm, giàu cảm xúc. Mình đi để trở nên cứng cáp hơn, để khi bị lạc vào bất cứ môi trường lạ nào vẫn có thể tồn tại được", Huyền Lê chia sẻ.

Là cô gái học chuyên Hóa trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn Đà Nẵng, rồi sang Pháp du học chuyên ngành quản lý/tư vấn quy trình công nghiệp của Đại học Compiègne (Université de Technologie de Compiègne, UTC), đam mê xê dịch của Huyền Lê đã bắt đầu trỗi dậy từ nơi này.

Cô gái một mình chinh chiến châu Âu - Ảnh 1.

Huyền Lê tại Cộng hoà Czech - Ảnh do nhân vật cung cấp

"Nước Pháp nói riêng và cả châu Âu đã giúp cuộc đời tôi sang một trang mới. Sải chân trên những vùng đất lạ lẫm, tôi mới thấy thế giới này quá rộng lớn. Chúng ta không thể nào cảm nhận được cuộc đời này tươi đẹp nếu mãi chôn vùi bản thân trong bốn bức tường, cứ mãi ếch ngồi đấy giếng. 

Trước khi bắt đầu xê dịch, như đa số người trẻ khác, tôi cũng có những nỗi buồn "thật-không-đẹp" và rơi vào bế tắc, khủng hoảng, mất phương hướng. Cũng nhờ sự mạnh dạn dám bước chân ra ngoài cuộc sống mà tôi mới trả lời được 5 câu hỏi quan trọng nhất của cuộc đời: Tôi là ai, Tôi đang ở đâu, Tôi cần gì, Tại sao tôi lại cần điều đó và Tôi phải làm thế nào để đạt được nó".

Pháp, Đức, Ý, Thuỵ Sỹ, Áo, Czech, Hungary, Croatia, Slovakia, Slovenia, TBN, Bosnia-Herzegovina, Ba Lan… là những vùng đất đã in dấu chân của Huyền Lê - một cô gái bé nhỏ, sinh ra với "đôi chân chạy", đam mê xê dịch và cứ rảnh lúc nào lại đặt vé tàu và đi thôi.

Cô gái một mình chinh chiến châu Âu - Ảnh 2.

"Chèo thuyền tại hồ Bled là trải nghiệm đáng nhớ nhất trong những năm "xê dịch" tại châu Âu. Hãy tưởng tượng bạn đang đứng giữa mênh mang đất trời, núi rừng non nước, xa xa là những lâu đài cũ, cảm giác rất "đã"!" - Ảnh do nhân vật cung cấp

Thuỵ Sỹ là nơi gây thương nhớ nhất đối với Huyền Lê. Không nơi nào ở châu Âu được Thượng đế ưu đãi về thiên nhiên như xứ sở này. Nhưng cũng chính vì thế mà nơi đây giá cả cực kỳ đắt đỏ, khiến cô sinh viên không ít lần "méo mặt" rút hầu bao đến những tờ tiền cuối cùng.

Cô gái một mình chinh chiến châu Âu - Ảnh 3.

"Dù chẳng phải là nóc nhà của thế giới, nhưng được đặt chân đến những ngọn núi cao đến 2.000m của Thuỵ Sĩ thì cũng rất tự hào "không phải dạng vừa" đâu nhé" - Ảnh do nhân vật cung cấp.

Khoảng thời gian trải nghiệm xê dịch ấn tượng nhất đối với Huyền Lê là biển đảo Địa Trung Hải và miền Nam nước Ý. "Tôi thật tình không nghĩ mình đang ở đất nước Ý với dòng sông thơ mộng. Tôi ở đây 5 tuần và cảm thấy như đang được về thăm quê nhà Việt Nam. Cực kỳ xô bồ là tất cả những gì có thể diễn tả!". 

Ngoài ra Lê còn luôn nhớ Bosnia-Herzegovina. Bosnia-Herzegovina còn nghèo lắm và không nằm trong liên minh EU. Ở đây không phát triển, ít trường học, vẫn còn tàn tích chiến tranh đến nỗi vẫn có trường hợp bom sót lại phát nổ.

Cô gái một mình chinh chiến châu Âu - Ảnh 4.

"Mùa hè năm ấy - những ngày tháng rong ruổi ở miền quê Pocitelj tại Bosnia-Herzegovina cùng bạn bè năm châu. Miền quê châu Âu cũng đẹp và thanh bình tựa tranh vẽ như miền quê Việt Nam vậy" - Ảnh do nhân vật cung cấp

Chia sẻ thật lòng về việc dành ra hẳn 5 tuần chỉ để chu du những vùng đất kỳ lạ, Huyền Lê nói: "Tôi chấp nhận đánh đổi việc học bị chậm lại để sống đúng theo đam mê, nhiệt huyết của tuổi trẻ, và quan trọng là đó chính là con người tôi".

Giữa một xã hội quay cuồng về việc lập thành tích, thủ khoa trường này, tốt nghiệp loại xuất sắc trường nọ, đạt giải quốc gia, quốc tế, thông thạo ngoại ngữ, điêu luyện cầm, kỳ, thi, hoạ, có một cô gái cảm thấy hạnh phúc với lối sống của một "kẻ khờ mơ mộng". Cô cứ mặc nhiên là một kẻ lang thang với chiếc máy ảnh trên tay, một tấm lòng rộng mở và một lối suy nghĩ khác người.

Cô gái một mình chinh chiến châu Âu - Ảnh 6.

Huyền Lê tại đảo Ischia, Ý - Ảnh do nhân vật cung cấp

Tuổi trẻ là một chương được xem là quan trọng nhất của cuộc đời. Nó cũng chỉ tồn tại một và chỉ một lần rồi thôi. Nên khi mình còn thở, mắt còn thấy, hãy sống trọn với từng phút từng giây. Hãy cứ đi để thấy mình may mắn khi còn được đi, được nhìn ngắm thế giới xung quanh và nhận ra xung quanh vẫn còn quá nhiều người tốt.

Huyền Lê

Khi được hỏi về câu hỏi quá đỗi quen thuộc với dân xê dịch: "Tiền ở đâu ra mà rong chơi lắm thế?", Huyền Lê cười xoà: "Ai cũng nghĩ dân "phượt" là những kẻ có tương lai vô định, cuộc sống không ràng buộc, cứ thế đi và "rắc thính" mọi nơi. Nhưng đâu ai biết họ là những người làm việc vất vả nhất và có trách nhiệm với bản thân nhất. 

Toàn bộ chi phí cho những chuyến đi là của tôi là tiền tích cóp, tiết kiệm từ những việc làm thêm. Trường đại học của tôi học theo tín chỉ, nên dễ dàng tự sắp xếp được lịch học sao cho thuận tiện nhất. Những ngày không có giờ lên lớp, tôi lại xoay như chong chóng ở một công ty hàng hóa và một nhà hàng. 

Hơn nữa không phải lúc nào cứ xê dịch là tốn kém. Có vô vàn cách nếu bạn thật sự tâm huyết. Chẳng hạn, bạn có thể tìm những công việc ngắn hạn vài giờ mỗi ngày, để người ta lo cho mình chỗ ăn chỗ ở (được gọi là "workaway")".

Tôi nghĩ Việt Nam hoàn toàn có thể phát triển mạnh hơn về du lịch, nhất là phong cảnh thiên nhiên và ẩm thực. Tôi cảm thấy rất mừng khi giới thiệu "Tôi là người Việt Nam" với bạn bè thế giới, người ta không còn nghĩ đến cụm từ "chiến tranh" nữa, mà thay vào đó, họ nhắc về biển đảo, núi non, phố cổ và thậm chí là ... "thịt chó".

Huyền Lê

Cô gái một mình chinh chiến châu Âu - Ảnh 9.

Huyền Lê cùng những người bạn đến từ nước Đức - Ảnh do nhân vật cung cấp

Danh sách xê dịch của Huyền Lê đã bắt đầu dài như "đường sân bay": đi những nước Bắc Âu để ngắm cực quang, hay Thổ Nhĩ Kỳ hoặc Nam Phi để thăm những "người lạ" mà cô quen trong mấy chuyến đi, sau đó là các nước Nam Mỹ... 

Nghe có vẻ rất to tát, nhưng quả thật không gì là không thể đối với những người trẻ luôn hừng hực ngọn lửa nhiệt huyết trong lồng ngực.

PHAN PHƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sinh viên muốn việc làm lương cao cần cải thiện kỹ năng mềm

Ngày 24-5, khoảng 30 doanh nghiệp đã trực tiếp tham gia tuyển dụng tại Ngày hội việc làm 2025, tổ chức tại Trường đại học Nông Lâm, Đại học Huế.

Sinh viên muốn việc làm lương cao cần cải thiện kỹ năng mềm

Lắng nghe ước nguyện của bệnh nhi ung thư Ngày Quốc tế Thiếu nhi

Các tình nguyện viên chương trình Ước mơ của Thúy đã đến các bệnh viện những ngày qua để lắng nghe ước nguyện của bệnh nhi ung thư, chuẩn bị cho chương trình dịp Quốc tế Thiếu nhi 1-6.

Lắng nghe ước nguyện của bệnh nhi ung thư Ngày Quốc tế Thiếu nhi

Huế tặng 2.000 áo phao để phòng chống đuối nước cho học sinh và người dân

UBND thành phố Huế phát động chương trình bơi an toàn, phòng chống đuối nước cho người dân, học sinh và trẻ em trên địa bàn.

Huế tặng 2.000 áo phao để phòng chống đuối nước cho học sinh và người dân

Bị từ chối ứng tuyển vì quá xấu, có kiện được không?

Câu chuyện của một phụ nữ ở Thâm Quyến (Trung Quốc) bị từ chối hồ sơ xin việc vì ngoại hình đang dấy lên tranh cãi, buộc cơ quan chức năng sở tại vào cuộc kiểm tra công ty liên quan.

Bị từ chối ứng tuyển vì quá xấu, có kiện được không?

Học bổng Chắp cánh ước mơ: Gieo hy vọng ước mơ sẽ đâm chồi

Cuộc sống vội vã, cô bé sinh ra đã không biết mặt cha vẫn ngày ngày lặng lẽ ấp ủ một ước mơ bình dị là được tiếp tục đi học, sẽ được vào giảng đường đại học để có thể viết lại trang mới của đời mình, tạo lập cho tương lai của mình và mẹ tốt đẹp hơn.

Học bổng Chắp cánh ước mơ: Gieo hy vọng ước mơ sẽ đâm chồi

Từ tự ti tiếng Anh đến phiên dịch cuộc thi sắc đẹp quốc tế

Trở thành phiên dịch tại cuộc thi Hoa hậu sắc đẹp quốc tế (Miss Charm) từ năm 2 đại học, Phạm Thị Kiều Oanh (22 tuổi) đã không ngừng nỗ lực trau dồi ngoại ngữ, chia sẻ tri thức với trẻ em vùng cao qua những lớp học tiếng Anh.

Từ tự ti tiếng Anh đến phiên dịch cuộc thi sắc đẹp quốc tế
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar