18/11/2023 14:43 GMT+7
Trở lại chủ đề

Cô gái mong ước đi học để chữa bệnh cho mẹ đã vào trường y

Nguyễn Lê Thương muốn học y để chữa bệnh cho mẹ, lấy đó làm động lực vươn lên. Khi COVID-19 quét qua TP.HCM, cả nhà phải đi cách ly và Thương không nghĩ đó là lần cuối được gặp mẹ.

Từ mong ước theo học trường y để chữa bệnh cho mẹ đến thực hiện lời hứa với mẹ theo một cách khác, nỗ lực nhiều hơn vì gia đình và bản thân - Ảnh: KHÁNH HUYỀN

Từ mong ước theo học trường y để chữa bệnh cho mẹ đến thực hiện lời hứa với mẹ theo một cách khác, nỗ lực nhiều hơn vì gia đình và bản thân - Ảnh: KHÁNH HUYỀN

Cuối cùng, ước nguyện trở thành sinh viên Trường đại học Y Dược TP.HCM của cô gái 18 tuổi ở TP.HCM ấy đã thành hiện thực. Nhưng đó chỉ mới là bước đầu cho khát khao được chữa bệnh cho mọi người, bởi số tiền học phí của những năm phía trước vẫn là thử thách lớn với gia đình Thương.

Mong ước chữa bệnh cho mẹ mãi dang dở

Lúc mẹ còn sống, cha cũng còn khỏe, cảnh nhà Thương không quá vất vả như hiện tại. 

Ngày ấy, bà Lê Thị Mỹ Duyên - mẹ Thương - bất chấp những cơn đau tim đột ngột vẫn bươn chải khắp nơi, xin làm mọi việc. Còn ba Thương - ông Nguyễn Thành Tuấn - nay đã gần 60 tuổi, làm nghề phụ hồ nên khi công việc gặp khó, cộng với tuổi cao khiến ông càng khó tìm được việc.

Hôm không có việc, ông lại tranh thủ chạy xe ôm, làm "thợ đụng" (đụng ai kêu gì làm đó) để kiếm thêm. Số tiền hai vợ chồng kiếm được tuy không nhiều nhưng cũng đủ cho gia đình đắp đổi qua ngày.

Thương mẹ bệnh, cha khổ cực bươn chải, Thương càng nỗ lực học tập. Ý định theo đuổi ngành y để có thể chữa bệnh cho mẹ vừa chớm nở thì COVID-19 ập tới.

Vốn mắc bệnh tim nên ngay trong lần đầu nhiễm COVID-19, mẹ Thương được đưa vào bệnh viện. Bà ở đó được chừng một tuần thì mất. 

Ước mơ của con gái dở dang sau biến cố ấy.

Mọi thứ xảy ra quá nhanh, Thương bỗng chốc thành đứa trẻ mồ côi. Cô gái tuổi 16 khi ấy chỉ biết khóc, suy sụp, Thương từng muốn bỏ học.

Trong một lần thắp hương trước bàn thờ mẹ, con gái nhớ lại những lời mẹ dặn. Thương nhận ra mình phải phấn đấu hơn nữa, phải học để có thể thoát nghèo, cách duy nhất có thể giúp mình và gia đình.

Cũng từ đó, Thương tập trung hơn vào việc học, như quên cả thời gian. Và Thương vừa trở thành tân sinh viên ngành hộ sinh (Trường đại học Y Dược TP.HCM).

Cả khi không còn mẹ, ước mơ được học và làm ở môi trường bệnh viện vẫn thôi thúc Thương phấn đấu. Thi thoảng, mỗi khi nghe ai đó nhắc đến mẹ, Thương lại ứa nước mắt.

Chắt chiu từng đồng để đến trường

Ngày Thương nhận được tin đỗ đại học, lần đầu tiên căn nhà thuê nằm sâu trong con hẻm nhỏ ở quận 8 (TP.HCM) mới rộn tiếng cười. Nhưng niềm vui ấy cũng chẳng kéo dài được lâu khi mọi người biết về khoản học phí bốn năm đại học phía trước.

Học phí cao, năm sau lại tăng hơn năm trước trong khi cha Thương ngày một già đi, gia đình ngày thêm khó. Chị Nguyễn Lê Như (25 tuổi) - chị gái Thương - đang làm nhân viên văn phòng. Để cha yên lòng, chị Như ngược xuôi vay mượn để đóng khoản học phí kỳ đầu cho em gái.

Hơn ai hết, chị Như rất mong em gái được học đến nơi đến chốn. Nhưng với hoàn cảnh hiện tại, theo hết hành trình ấy thực sự không dễ dàng gì. Những nơi có thể mượn được, chị đã hỏi mượn gần hết rồi.

"Tháng 3 năm sau đóng tiền cho học kỳ 2 thì từ bây giờ mình phải tiết kiệm dần dần, rồi lúc đó thiếu lại xoay mượn thêm để có thể đóng học phí đúng hạn" - Như thủ thỉ cùng Thương, cũng cố động viên em gái.

Ông Năm (55 tuổi) - hàng xóm của gia đình Thương - khen không ngớt khi nói đến cô bé hiếu học của xóm. "Ở đây nhiều nhà cũng mấy chị em nhưng thương cái cảnh ông Tuấn tuổi già mà giờ phải "gà trống nuôi con"", ông Năm nói.

Thương đủ lớn để hiểu về gia cảnh mình. Để san sẻ bớt gánh nặng với chị gái, cô bé từng xin vào làm phụ bếp ở một nhà hàng. Ngặt nỗi lịch học ở trường đại học quá dày, cộng với kiến thức chuyên ngành vừa nhiều vừa khó nên đành phải xin nghỉ làm.

Bữa nào không vướng lịch học, Thương lại tranh thủ xin đi phụ bán tạp hóa để đỡ đần cho chị được chút nào hay chút đó.

Tân sinh viên 19 tỉnh, thành phía Bắc nhận học bổng Tiếp sức đến trường: Ý chí của chữ học, chữ hiếu

Mỗi tân sinh viên nhận học bổng hôm nay là tấm gương nghị lực vượt khó để bước tiếp trên con đường tri thức. Hành trang gom góp vào đời còn là tấm lòng hiếu thảo đối với cha mẹ.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phần Lan dạy kỹ năng nhận diện tin giả từ bậc mầm non

Các trường học ở Phần Lan đang dạy cho trẻ em kỹ năng nhận biết tin giả và sự thật ngay từ mầm non.

Phần Lan dạy kỹ năng nhận diện tin giả từ bậc mầm non

Trung Quốc công bố các biện pháp hỗ trợ việc làm giữa căng thẳng thương mại

Trung Quốc công bố các biện pháp mới nhằm ổn định việc làm: mở rộng trợ cấp bảo hiểm xã hội, hỗ trợ có mục tiêu cho thanh niên tìm việc...

Trung Quốc công bố các biện pháp hỗ trợ việc làm giữa căng thẳng thương mại

Việt Nam mời Nga, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Belarus cử lực lượng sang tham gia diễu binh

Bộ Quốc phòng mời 5 nước là Nga, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Belarus cử lực lượng tham gia diễu binh tại lễ kỷ niệm.

Việt Nam mời Nga, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Belarus cử lực lượng sang tham gia diễu binh

Thợ điện lạnh phá cửa kính cứu tài xế đột quỵ trong ô tô

Một người thợ sửa chữa điện tử, điện lạnh ở Nghệ An thấy chiếc xe trôi tự do đã nhanh trí phá cửa kính, đưa tài xế bị đột quỵ bên trong xe đi cấp cứu.

Thợ điện lạnh phá cửa kính cứu tài xế đột quỵ trong ô tô

Giúp dân quen với dịch vụ công trực tuyến

Đội hình tình nguyện hỗ trợ vận hành mô hình chính quyền hai cấp và cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở cơ sở của các bạn trẻ đã có mặt ở 168 phường, xã, đặc khu tại TP.HCM sau sáp nhập.

Giúp dân quen với dịch vụ công trực tuyến

Bộ Quốc phòng trả lời việc bố trí quân nhân công tác gần nhà

Bộ Quốc phòng vừa có giải đáp cử tri về việc đề nghị có quy định tạo điều kiện để quân nhân được công tác gần nhà nhằm ổn định cuộc sống và yên tâm phục vụ lâu dài.

Bộ Quốc phòng trả lời việc bố trí quân nhân công tác gần nhà
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar