gi\u1ea3i nh\u1ea5t cu\u1ed9c thi clip T\u1ebft trong m\u1eaft t\u00f4i Tr\u1ea7n Th\u1ee5y Th\u00fay Vi." />
10/04/2013 21:31 GMT+7

Cô gái khuyết tật và giấc mơ giấy xoắn

TRUNG UYÊN
TRUNG UYÊN

TTO - "Tôi vốn thích những người lạc quan, tự tin. Nếu chẳng may có khuyết đi một chút thì hãy biết lấy điều đó để cố gắng hơn nữa" - đó là tâm sự của tác giả đoạt giải nhất cuộc thi clip Tết trong mắt tôi Trần Thụy Thúy Vi.

Một chiều tháng 4, trong căn nhà nhỏ ở P.5, Q.4, TP.HCM, bên chiếc bàn gỗ thấp, cô gái 34 tuổi này đã chia sẻ với Tuổi Trẻ Online rất nhiều dự định và ước mơ từ nghề giấy xoắn.

Phóng to
Trần Thụy Thúy Vi tặng bức tranh giấy xoắn do cô làm đến ông Tăng Hữu Phong - phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ - trong ễ trao giải chương trình Online cùng tết Việt năm thứ 10 sáng 7-4-2013 - Ảnh: Thanh Đạm
Phóng to
Người làm tranh giấy xoắn không thể thiếu sự tỉ mỉ, nhẫn nại, sáng tạo - Ảnh: Trung Uyên
Clip "Những khoảng trời riêng" của Trần Thụy Thúy Vi đoạt giải nhất cuộc thi clip "Tết trong mắt tôi" trong khuôn khổ chương trình Online cùng tết Việt 2013

Lửa thử vàng, gian nan thử sức

Suốt bốn năm nay, từ đôi tay khéo léo và nhẫn nại ấy, những tấm thiệp, kẹp sách, bức tranh… làm từ giấy xoắn thành hình và khiến không ít người thích thú. Với Thúy Vi, những sản phẩm làm từ giấy xoắn không chỉ chứa đựng ước mơ vượt lên số phận tật nguyền đôi chân từ năm 3 tuổi sau một cơn sốt mà còn là khát khao giúp những người khuyết tật khác có được công việc tốt.

34 tuổi, Thúy Vi vừa làm xong đồ án tốt nghiệp ngành đồ họa quảng cáo, khoa mỹ thuật công nghiệp Trường ĐH Hồng Bàng.

Con đường học hành của Vi cũng quanh co như những vòng giấy xoắn: tốt nghiệp THPT, Vi đi làm công nhân; tiền để dành trong bốn năm đi làm được dùng làm học phí học trung cấp đồ họa vi tính tại Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM.

Đi làm đồ họa cho một doanh nghiệp, thấy mình nhận lương thấp hơn so với những người có bằng đại học dù Vi làm việc không hề kém hơn, cô quyết định nghỉ việc và trở thành sinh viên lớn tuổi nhất khoa mỹ thuật công nghiệp Trường ĐH Hồng Bàng từ năm 2008 đến nay.

Thấu hiểu những khó khăn về kinh tế của bố mẹ nên Thúy Vi sớm xác định phải tự lực cánh sinh. Không thể sử dụng xe máy vì vấn đề sức khỏe, từ đi học đến đi làm, cô gái ấy hầu như chỉ dùng xe buýt.

Thời điểm hết sức đặc biệt với Thúy Vi chính là một ngày giữa năm 2009, khi Vi được một người bạn sinh viên trong CLB Ý tưởng sáng tạo của Trường ĐH Hồng Bàng hướng dẫn làm tranh giấy xoắn để tham gia một triển lãm trong trường. “Lần đầu chạm đến những sợi giấy đủ màu sắc, biến chúng thành hoa lá, mình đã cảm thấy bị cuốn hút mãnh liệt. Càng làm, mình càng thấy môn này thật hay, càng mong muốn sáng tạo thêm để bức tranh thêm hấp dẫn”.

Miệt mài cùng giấy xoắn

Niềm yêu thích giấy xoắn thôi thúc Thúy Vi mở shop quà tặng nghệ thuật Regalo (tiếng Ý: quà tặng) tại nhà của bà nội ở D24 cư xá Vĩnh Hội, P.5, Q.4, TP.HCM. Dụng cụ làm có cái Vi mua, có cái tự chế để tiết kiệm, phần giấy thì đặt mua qua mạng, chủ yếu là giấy từ Hàn Quốc vì vừa bền vừa có màu sắc đẹp.

Thời gian đầu, Thúy Vi mất 2 ngày để hoàn tất một bức tranh, 3-4 tiếng để xong một tấm thiệp, bây giờ chỉ mất một nửa thời gian ấy.

Tôi muốn tạo ra một nơi chuyên nghiệp để những người bạn khuyết tật của tôi cùng làm việc và tìm thấy niềm vui trong sản phẩm từ giấy xoắn. Tôi vốn thích những người lạc quan, tự tin. Nếu chẳng may có khuyết đi một chút thì hãy biết lấy điều đó để cố gắng hơn nữa" - Trần Thụy Thúy Vi

Nghệ thuật giấy xoắn (paper quilling) vẫn còn khá mới mẻ tại Việt Nam. Thúy Vi từng học kỹ thuật giấy xoắn qua bạn học và vài người đi trước, rồi sau đó mày mò học hỏi qua Internet rồi tự sáng tạo thêm.

Bức tranh đầu tiên bán được với giá 350.000đ là niềm vui vỡ òa với Vi. “Điều đó khẳng định sản phẩm mình làm ra có người thích, có người muốn mua và nó xứng đáng với giá ấy. Mình cũng bắt đầu hi vọng công việc này có thể mở ra một tương lai, không chỉ cho mình mà còn cho cả những người khuyết tật khác”.

Đến nay, Thúy Vi đã dạy nghề tranh giấy xoắn cho khoảng 10 người khuyết tật, song việc ấy cũng không ít gian nan. Cô chia sẻ: “Công việc này đòi hỏi sự tỉ mỉ, nhẫn nại rất cao, và tất nhiên cũng cần lắm sự sáng tạo. Nhiều người đã không thể theo đuổi dài lâu vì không đủ kiên trì”.

Những ngày giữa tháng 4-2013, Thúy Vi có thêm niềm vui lớn khi có được số tiền 10 triệu đồng từ giải nhất cuộc thi clip Tết trong mắt tôi (do báo Tuổi Trẻ và Ngân hàng Eximbank tổ chức). Số tiền ấy được Vi dùng để mua thêm tủ, thêm gỗ để đóng kệ, xây dựng trang web cho cửa hàng… Những khó khăn trong hiện tại hoặc có thể xuất hiện trong tương lai không làm cô gái ấy nản lòng, bởi lý do giản dị: "Sản phẩm mình làm ít khi nào bị chê lắm!".

TRUNG UYÊN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chị được giải cứu khỏi bẫy ‘việc nhẹ lương cao’, em viết thư cảm ơn công an

Công an tỉnh Phú Yên vừa nhận được lá thư cảm ơn từ chị Đoàn Thị Diễm Ni (trú xã Suối Bạc, huyện Sơn Hòa) vì đã đưa chị gái về với gia đình an toàn sau khi được giải cứu khỏi bẫy 'việc nhẹ lương cao'.

Chị được giải cứu khỏi bẫy ‘việc nhẹ lương cao’, em viết thư cảm ơn công an

Cà Mau đưa trợ lý ảo AI vào giới thiệu việc làm

Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Cà Mau đưa ứng dụng tổng đài trợ lý ảo AI qua để hỗ trợ người lao động về giải quyết việc làm và thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp với khẩu hiệu 'Gọi một cuộc, có việc làm'.

Cà Mau đưa trợ lý ảo AI vào giới thiệu việc làm

Đưa cô gái bị gãy chân đi cấp cứu, taxi được cảnh sát 'mở đường' thoát kẹt xe

'Trong giây phút nguy cấp mới thấy từng phút, từng giây cấp cứu người bị nạn thật là quý giá', anh Hà Văn Long (sinh năm 2004 - tài xế taxi Hãng Xanh SM) nói.

Đưa cô gái bị gãy chân đi cấp cứu, taxi được cảnh sát 'mở đường' thoát kẹt xe

Nghiên cứu liên ngành: Hướng mở của tương lai

Thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học liên ngành trong đội ngũ trí thức trẻ là hội thảo được Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam TP.HCM phối hợp Trung tâm Phát triển khoa học và công nghệ trẻ, Câu lạc bộ Các nhà khoa học trẻ TP.HCM tổ chức.

Nghiên cứu liên ngành: Hướng mở của tương lai

Nam thanh niên chết đuối khi xuống sông cứu 2 học sinh

Thấy hai học sinh bị đuối nước trên sông Hồng (xã Cao Xá, huyện Lâm Thao, Phú Thọ), anh D. lao xuống sông để cứu hai em nhưng anh lại không qua khỏi.

Nam thanh niên chết đuối khi xuống sông cứu 2 học sinh

Một ngày làm việc 18,5 tiếng tại công ty 'đen' Nhật Bản gây sốc cộng đồng mạng

Video của một người đàn ông Nhật Bản ghi lại toàn bộ một ngày làm việc 18,5 giờ liên tục đang thu hút hàng ngàn lượt xem trên nền tảng YouTube, làm dấy lên nhiều tranh luận về văn hóa làm việc khắc nghiệt tại Nhật.

Một ngày làm việc 18,5 tiếng tại công ty 'đen' Nhật Bản gây sốc cộng đồng mạng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar