13/12/2021 19:28 GMT+7
Trở lại chủ đề

Cô gái 'gắp thú tới đâu, thắng tới đó' tặng hơn 100 gấu bông cho trẻ vùng cao

HIỀN ANH
HIỀN ANH

TTO - Thấy trẻ em tại Hà Giang thiếu đồ chơi, một cô gái trẻ sống tại TP.HCM đã lấy gấu bông ở nhà, hút chân không, gửi tặng các em. Câu chuyện dễ thương này đã được cư dân mạng tặng hơn 10.000 lượt thích mới đây.

Cô gái gắp thú tới đâu, thắng tới đó tặng hơn 100 gấu bông cho trẻ vùng cao - Ảnh 1.

Số gấu bông mà Lê Như gửi cho các em ở Hà Giang

Cô gái đó là Lê Như, sinh năm 1992, quê ở Bình Phước, sống ở TP.HCM. Như cho biết cô có đam mê gắp thú. Cô đi gắp và gắp đến một ngày gấu bông ngập nhà. Lúc này, Như nghĩ tới việc phải cho hết đi thôi. Tháng 10-2021, Như nhờ một người em liên hệ với anh Giàng A Phớn ở Hà Giang, để nhờ anh nhận giúp và phát cho các em.

Như viết: "Mình nghĩ trẻ em trên đấy đến cái ăn cái mặc còn thiếu thốn, thì lấy đâu mà có bánh ngon hay đồ chơi đẹp, nên chắc các bé sẽ thích lắm. Thế là mình vác nguyên đống thú đi hút chân không rồi mới gửi. Hôm 10-11, đoàn của anh Phớn đi trao. Anh khoe hình ảnh mà mình vui lắm nên muốn lan tỏa niềm vui này đến mọi người".

Cô gái gắp thú tới đâu, thắng tới đó tặng hơn 100 gấu bông cho trẻ vùng cao - Ảnh 2.

Gắp thú là sở thích của cô gái trẻ

Chia sẻ với Tuổi Trẻ Online, Như cho biết số thú bông mà cô gửi là thành quả của năm 2020. Trung bình, cô tốn khoảng 100.000 đồng để gắp 3 thú nhỏ và 50.000 - 70.000 đồng một con bự. Cô bắt đầu biết chơi gắp thú từ năm 2017, do một người bạn chỉ cách chơi. Sau quá trình tìm hiểu, Như gắp tới đâu, thắng tới đó. Nhiều khi xem phim cùng bạn bè, cô thường gắp vài con và tặng cho bạn đi cùng, chứ không mang về.

Những năm gần đây, công việc ổn định hơn, cô có thời gian đi chơi nhiều hơn. Mỗi lần đi chơi, Như đều đem thú về và bỏ vào một bao nilông to để đấy, vì "thích gắp chứ không thích gấu".

Một ngày nọ, cô vô tình lướt TikTok xem cảnh các em nhỏ ở vùng núi cao phía Bắc hoàn cảnh rất đáng thương và thiếu thốn. Cô quyết định đem hết số gấu đang có tặng luôn cho các bé.

Cô gái gắp thú tới đâu, thắng tới đó tặng hơn 100 gấu bông cho trẻ vùng cao - Ảnh 3.

Như đem thú bông đi hút thành 4 túi

Ngay khi anh Phớn (một chàng trai thường xuyên làm tình nguyện tại Hà Giang) đồng ý, Như lấy xe chở mớ gấu tầm trăm con đi hút chân không để tiện vận chuyển đến Hà Giang. Mất 1 tuần, 4 bịch đựng gấu mới tới nơi. Lúc này, dịch tại địa phương đang bùng phát, không thể tập trung đông người, nên việc phát quà bị hoãn đến ngày 10-11. Khi phát quà, anh Phớn đã chụp hình và gửi Như xem.

Cô gái gắp thú tới đâu, thắng tới đó tặng hơn 100 gấu bông cho trẻ vùng cao - Ảnh 4.

Trẻ em vùng cao và những món quà đáng yêu

"Mình vui lắm, vì bao nhiêu tâm tư mình gửi gắm cuối cùng cũng đã đến được với các bé. Khi chia sẻ lên mạng, nhiều người khen ngợi khiến mình rất vui. Thế nhưng có hai bình luận khiến mình để tâm. Một bạn bảo: ‘Thay vì ủng hộ mớ gấu bông đấy, hãy ủng hộ số tiền dùng để gắp gấu vì các cháu đang thiếu ăn thiếu mặc’. Một bạn khác thì bảo: "Mang bán mớ gấu đó đi, rồi gửi tiền cho các bé mua quần áo, sách vở".

Thật ra, mình muốn chia sẻ những món đồ chơi của mình để đổi lấy niềm vui cho các bé. Niềm hạnh phúc cho mình chính là những nụ cười của các bé. Hơn nữa, quà vật chất hay quà tinh thần thì đều như nhau cả mà, đúng không", Như chia sẻ.

Cô gái gắp thú tới đâu, thắng tới đó tặng hơn 100 gấu bông cho trẻ vùng cao - Ảnh 5.

Các em nâng niu như món quà vô giá

Như chia sẻ, niềm vui từ việc mua một con gấu khác hẳn với thắng được một con gấu. Khi gắp được, cô đều nhảy cẫng lên vui vẻ.

Cô gái trẻ mong sớm hết dịch để... quay lại với đam mê gắp gấu, làm quà cho các trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.

Anh Giàng A Phớn, người giúp Như "tải" số thú bông làm quà tặng, xác nhận câu chuyện trên. Anh cho biết, trong chuyến đi trao áo ấm, gạo và thực phẩm tại thôn Sủng Dìa, xã Sủng Trái, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, đoàn của anh đã mang theo số gấu bông do Lê Như gửi.

"Trẻ em ở đây không có đồ chơi. Thấy món quà này, bé nào cũng thích thú, cảm thấy mới mẻ hết vì lần đầu nhìn thấy.

Khi mở túi gấu bông, bạn nào trong nhóm cũng khen nức nở cách đóng gói hút chân không cẩn thận. Gấu nào cũng rất sạch sẽ và thơm tho. Phải yêu thương bằng cả trái tim mới tỉ mỉ đến như vậy. Đây cũng lần đầu tiên mình nhận được số lượng gấu bông nhiều như thế được gửi đến cho trẻ em vùng cao", anh nói.

Căn phòng 'ngập' búp bê diện trang phục dân tộc

TTO - Không phải người làm búp bê đầu tiên ở Việt Nam, nhưng họa sĩ Hoàng Anh (Hà Nội) được nhiều người biết tới, khi các cô búp bê nhỏ xinh mặc trang phục của đồng bào các dân tộc Việt Nam có mặt ở nhiều sân bay, shop lưu niệm ở phố cổ Hà thành…

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Mặc đồ yoga nấu ăn cho khách, thu nhập 70 triệu đồng một tháng

A Lục biến sở thích nấu ăn thành nghề kiếm sống, phục vụ phụ nữ trẻ thành thị bận rộn, thu nhập gần 20.000 tệ/tháng (gần 70 triệu đồng/tháng). Nhưng cô cũng vướng phải tranh cãi về cách ăn mặc.

Mặc đồ yoga nấu ăn cho khách, thu nhập 70 triệu đồng một tháng

Nam thanh niên 'trả thù tình' bằng cách trộm mũ bảo hiểm của các cặp đôi hẹn hò

Đổ vỡ trong chuyện tình cảm, nam thanh niên nảy sinh ý định 'trả thù tình' bằng cách không ai ngờ tới: trộm mũ bảo hiểm của các cặp đôi hẹn hò.

Nam thanh niên 'trả thù tình' bằng cách trộm mũ bảo hiểm của các cặp đôi hẹn hò

Chủ nhân HCV Olympic Vật lý châu Á: Nhỏ mê tìm hiểu sấm chớp mây mưa, lớn muốn làm kỹ sư AI

Nguyễn Công Vinh - Trường THPT chuyên Bắc Ninh - vừa giành huy chương vàng Olympic Vật lý châu Á lần thứ 25, chia sẻ nguyên tắc tự học.

Chủ nhân HCV Olympic Vật lý châu Á: Nhỏ mê tìm hiểu sấm chớp mây mưa, lớn muốn làm kỹ sư AI

Đưa kiểu tính KPI của doanh nghiệp vào cơ quan công quyền: Đừng máy móc

Áp KPI cho công chức sao cho hiệu quả? Làm sao để hài lòng người dân, tránh chạy theo KPI để làm việc hình thức đối phó?

Đưa kiểu tính KPI của doanh nghiệp vào cơ quan công quyền: Đừng máy móc

Chụp ảnh ở metro: Đừng chắn lối, chặn cửa tàu

Metro số 1 là không gian công cộng, nơi ai cũng có thể chụp ảnh, lưu lại khoảnh khắc đẹp, nhưng cần tuân thủ quy định.

Chụp ảnh ở metro: Đừng chắn lối, chặn cửa tàu

25 năm 'nuôi giùm' con của người lạ

Dù không chung dòng máu, người phụ nữ ở tuổi 62 vẫn đang ngày ngày bán vé số để nuôi một đứa trẻ "xa lạ" mà bà coi như khúc ruột của mình.

25 năm 'nuôi giùm' con của người lạ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar