15/01/2025 15:19 GMT+7

Cô gái 19 tuổi suýt cắt bỏ ngực vì nâng ngực

Tin vào quảng cáo của spa nâng ngực không phẫu thuật, cô gái 19 tuổi được nhân viên tiêm chất làm đầy vào ngực. Sau đó, cô gái chóng mặt, choáng ngất được đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Cô gái 19 tuổi suýt phải cắt bỏ ngực vì nâng ngực không cần phẫu tuật  - Ảnh 1.

Các bác sĩ phẫu thuật lấy khối chất filler trong ngực bệnh nhân - Ảnh: BVCC

Suýt phải cắt bỏ ngực vì nâng ngực bằng chất làm đầy

Sinh con đầu lòng xong, chị N.T.L. (19 tuổi, ở Hòa Bình) thấy ngực bị teo nhỏ đáng kể. Tin vào quảng cáo của spa nâng ngực không phẫu thuật, chị L. đã được tư vấn tiêm chất làm đầy vào ngực. Sau khi được tiêm, chị bắt đầu xuất hiện các triệu chứng như chóng mặt, choáng ngất và sau đó có dấu hiệu sốt rét run.

Chị L. được đưa đến cấp cứu tại một bệnh viện, may mắn tình trạng ổn định. Tuy nhiên sau đó, chị vẫn sưng đau và nổi cục nhiều ở ngực, sưng nóng và sốt. Chị L. đến Bệnh viện Việt Đức thăm khám.

Bác sĩ Nguyễn Hồng Hà, trưởng khoa phẫu thuật hàm mặt - tạo hình - thẩm mỹ, Bệnh viện Việt Đức, cho biết trường hợp này cô gái có thể phải cắt bỏ cả hai bầu ngực do nhiễm trùng từ chất làm đầy.

"Bệnh nhân mới 19 tuổi và còn muốn sinh con trong tương lai, vì vậy nếu phải cắt bỏ bầu ngực sẽ là biến chứng rất nghiêm trọng", bác sĩ Hà chia sẻ.

Điều này đặt ra thách thức cho các bác sĩ, làm sao lấy được tối đa chất làm đầy nhiễm trùng này ra khỏi cơ thể người phụ nữ mà không làm ảnh hưởng đến chức năng, khả năng nuôi con, đảm bảo thẩm mỹ.

Các bác sĩ đã sử dụng phương pháp mổ nội soi hiện đại, kết hợp với hệ thống siêu âm màu đa bình diện trong mổ đẻ để có thể lấy bỏ được hầu hết các khối chất filler lổn nhổn khắp nơi ra khỏi ngực bệnh nhân.

"Chỉ bằng với một đường rạch nhỏ, tối ưu về mặt thẩm mỹ và ít gây ảnh hưởng đến tuyến vú. Các bác sĩ đã áp dụng các kỹ thuật tiên tiến để giữ lại chức năng của tuyến vú, giúp bệnh nhân có thể tiếp tục làm mẹ, tiết sữa cho con trong tương lai.

Với kỹ thuật này, bác sĩ đã có thể loại bỏ đến 90-95% chất filler một cách an toàn, giúp bệnh nhân phục hồi nhanh chóng và giữ được chức năng của tuyến vú", bác sĩ Hà cho biết thêm.

Sau một tuần phẫu thuật sửa lại bầu ngực cho chị L., kết quả siêu âm cho thấy các chất làm đầy đã được loại bỏ gần như hoàn toàn khỏi bầu ngực.

Nguy cơ ung thư gia tăng

Theo bác sĩ Hà tiêm filler, hay còn gọi là tiêm chất làm đầy vào ngực, là một hành động không được phép theo quy định của Bộ Y tế.

"Việc tiêm các chất không rõ nguồn gốc vào ngực có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Ngay lập tức, có thể xảy ra tình trạng tắc mạch máu, chất tiêm có thể di chuyển lên não hoặc phổi và gây tắc mạch ở các cơ quan này. Điều này tuy hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng người bệnh.

Ngoài ra, việc tiêm các chất không rõ nguồn gốc, tại các cơ sở không được cấp phép còn làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn. 

Nhiều bệnh nhân sau khi tiêm filler ở các spa không rõ nguồn gốc thường bị sốt, rét run, nhiễm trùng hoặc bị chảy mủ qua vết tiêm", bác sĩ Hà chia sẻ.

Theo bác sĩ Hà, trước đây một số người đã tiêm silicon lỏng vào ngực nhưng loại chất này đã bị cấm từ lâu. Hiện nay, một số sản phẩm nhập lậu và không có giấy phép như mỡ nhân tạo được sử dụng để tiêm vào cơ thể.

Những chất này không rõ nguồn gốc và không an toàn, đặc biệt khi tiêm vào tuyến vú, một mô có chức năng tiết sữa và có nguy cơ gây ung thư cao.

Trong một số trường hợp, nhiễm khuẩn có thể kéo dài và làm ngực sưng đau, nổi cục hoặc thậm chí chảy mủ qua các vết rò. Những tình trạng này có thể kéo dài và điều trị rất khó khăn.

Nhiều bệnh nhân phải đến bệnh viện điều trị dài ngày, thậm chí phải cắt bỏ toàn bộ tuyến vú.

Các bác sĩ khuyến cáo trước khi quyết định tăng kích thước ngực, bạn nên tìm hiểu kỹ về các phương pháp an toàn và hiệu quả. Các phương pháp được Bộ Y tế và y học thế giới công nhận bao gồm nâng ngực bằng phẫu thuật.

Cứu nữ bệnh nhân nguy kịch sau phẫu thuật nâng ngực

Bệnh viện Quân y 175 (Bộ Quốc phòng) vừa cho biết đã thực hiện báo động đỏ liên viện cứu sống nữ bệnh nhân nguy kịch sau khi phẫu thuật nâng ngực.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Vụ mỹ phẩm thu hồi ‘không có dấu hiệu hình sự’ ở Đồng Nai: Thanh tra có làm thay việc của công an?

Sau thông tin vụ 2 mỹ phẩm bị đình chỉ lưu hành do công ty của chồng Đoàn Di Băng phân phối không có dấu hiệu hình sự, bạn đọc mong muốn làm sáng tỏ vụ việc.

Vụ mỹ phẩm thu hồi ‘không có dấu hiệu hình sự’ ở Đồng Nai: Thanh tra có làm thay việc của công an?

Nhóm dị tật bẩm sinh phổ biến ở trẻ dễ bị bỏ qua

Hằng năm khoa phẫu thuật nhi và trẻ sơ sinh, Bệnh viện Việt Đức thực hiện khoảng 2.000 ca mổ dị tật, trong đó hơn 2/3 liên quan đến hệ tiết niệu - sinh dục. Tuy nhiên đây là nhóm dị tật dễ bị bỏ sót bởi nằm ở vùng kín, phụ huynh ít để ý hoặc e ngại.

Nhóm dị tật bẩm sinh phổ biến ở trẻ dễ bị bỏ qua

'Những môn thể thao nên từ bỏ ở tuổi 45', người ủng hộ, người nói chơi thể thao nặng mà vẫn khỏe

Vì sao 'một số môn thể thao nên từ bỏ ở tuổi 45' nhận được nhiều ý kiến chia sẻ, tranh luận từ độc giả.

'Những môn thể thao nên từ bỏ ở tuổi 45', người ủng hộ, người nói chơi thể thao nặng mà vẫn khỏe

Quầy thuốc, căng tin bệnh viện đều tiềm ẩn nguy cơ hàng giả: Ai chịu trách nhiệm?

Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) nhận định từ quầy thuốc bệnh viện đến căng tin, hoàn toàn có thể tiềm ẩn nguy cơ hàng kém chất lượng tuồn vào.

Quầy thuốc, căng tin bệnh viện đều tiềm ẩn nguy cơ hàng giả: Ai chịu trách nhiệm?

Lấy chiếc tăm nhọn dài 7cm nằm hơn 4 tháng trong bụng một bé trai

Bé trai này bị đau bụng bên trái và sốt kéo dài suốt nhiều tháng. Các bác sĩ phát hiện nguyên nhân là một cây tăm xỉa răng nằm trong bụng, gây xuyên tá tràng.

Lấy chiếc tăm nhọn dài 7cm nằm hơn 4 tháng trong bụng một bé trai

Những bài tập cần 'bỏ túi' khi dịch COVID-19 trở lại

Tập luyện thể dục thể thao được xem là cách thức rất tốt để giúp cơ thể chống chọi với dịch bệnh, đặc biệt trong bối cảnh dịch COVID-19 đang quay trở lại.

Những bài tập cần 'bỏ túi' khi dịch COVID-19 trở lại
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar