21/05/2016 15:53 GMT+7

​Cô dâu Việt vượt sóng gió đất Hàn

TRẦN MAI NHÂN
TRẦN MAI NHÂN

TTO - Đời sống các cô dâu Việt trên đất Hàn vốn là câu chuyện được nhiều người quan tâm. Trong một lần đến Hàn Quốc, tôi cố gắng đến thăm và tìm hiểu đời sống của cô dâu Việt ở đây.

Một trong 6 lều dâu kiên cố của chị Tr. - Ảnh: Mai Nhân

Trong số những người đã gặp, tôi ấn tượng nhất với chị D.T.H.Tr. (Đồng Nai) đang sống ở Hong Seong, tỉnh Chung Nam. Cuộc đời với nỗi đắng cay và sự vươn lên để khẳng định mình ở xứ người của người phụ nữ mới qua tuổi 30 này khiến tôi vừa ngạc nhiên vừa khâm phục.

Giấc mơ đổi đời và những khó khăn khổ nhục

Do gia đình đông anh chị em, cuộc sống quá khó khăn nên chị D.T.H.Tr. không được đi học nhiều. Năm 2004, chị xin phép ba mẹ đi lấy chồng Hàn Quốc với hi vọng được đổi đời. Nhưng để thực hiện được giấc mơ đổi đời, chị trải qua những tháng ngày cay đắng nơi xứ người.

Đến bây giờ chị sống ở Hàn Quốc hơn 10 năm, có hai con: một trai, một gái, nhưng khi được hỏi về tình trạng các cô dâu Việt bị bạo hành, chị chia sẻ: “Phận làm dâu xứ người tủi nhục lắm. Có nhiều người như tôi, qua đây rồi mới biết mình bị lừa đủ thứ.

Khi gặp mặt, họ giới thiệu là giám đốc, nhưng thực sự đâu có vậy. Hồi đó, người ta giới thiệu chồng tôi là giám đốc trang trại nuôi bò giống với 200 con bò giống, là con út. Nhưng sự thực ông ấy chỉ là người nông dân nuôi bò bình thường với số bò không đến 20 con, lại là con cả trong gia đình”.

Theo chị Tr., phần lớn gia đình chồng ít xem trọng các cô dâu Việt vì nghĩ con dâu vì tiền mới sang Hàn Quốc lấy chồng. Lúc mới về làm dâu, chị cũng bị đối xử rất tệ, thường xuyên bị chồng, mẹ chồng và em chồng đánh, nhưng chị không biết cầu cứu ai vì không nói được tiếng Hàn.

Cuộc sống quá tủi nhục trong gia đình chồng khiến chị bị rối loạn tâm thần, chồng phải đưa chị về lại Việt Nam. Sau khi chị được gia đình cho đi chữa bệnh, chồng sang xin lỗi, rồi đưa chị về Hàn Quốc.

Nhưng sau này, mỗi khi bị bạo hành, chị biết gọi nhờ cảnh sát can thiệp, biết cách ghi âm lại những lời chửi rủa của mẹ chồng. Nhờ trưng những bằng chứng đó cho cảnh sát, gia đình chồng không dám hành hạ chị nữa.

Nỗ lực vượt lên số phận

H.Tr. kể gần chỗ chị ở có những cô dâu Việt bị bạo hành, rơi vào trầm cảm, phải giả điên để được đưa vào bệnh viện, hoặc bỏ trốn. Đau lòng nhất là trường hợp chị H., sau khi chồng chết, chị bị gia đình chồng chiếm hết tài sản rồi đẩy hai mẹ con ra khỏi nhà, sau đó họ lại kiện ra tòa để bắt luôn đứa con với lý do là chị không đủ khả năng nuôi con.

Nỗi đau quá lớn khiến chị H. tuyệt vọng và tìm đến cái chết. Chứng kiến cảnh ấy chị rất sợ. Song, càng vì thế chị càng cố gắng học nói tiếng Hàn, làm việc chăm chỉ để chồng và gia đình chồng tin tưởng. Nhờ tự học và giao tiếp nhiều với người Hàn nên bây giờ chị nói tiếng Hàn rất giỏi.

Hiện chị làm chủ một cơ sở trồng dâu tây nổi tiếng vùng này.

“Làm nông vất vả nhưng được cái là chính phủ rất ưu đãi cho nông dân, được hỗ trợ giá phân bón, được miễn thuế nhiều thứ. Mùa thu hoạch, có ngân hàng nông nghiệp đến thu mua, không phải lo việc hàng bán không hết, phải bán đổ bán tháo”, chị Tr. kể.

Chị là một trong những cô dâu Việt đã làm cho những bà mẹ chồng Hàn Quốc phải nể phục. Mọi việc trong ngoài giờ đây mẹ chồng đều nhờ chị. Chồng chị tin tưởng và giao toàn quyền quyết định cho chị, từ quản lý tiền bạc đến việc nuôi dạy con cái.

Tâm sự với chúng tôi, chị nói chị không còn lo lắng về mặt kinh tế nhưng chỉ lo làm sao để hai con nói được tiếng Việt. Hai vợ chồng chị cũng có ý định về gầy dựng cơ nghiệp và sinh sống ở Việt Nam. “Ở đâu cũng không bằng quê hương mình”, chị tâm sự. 

"Cố gắng học trước một ít tiếng Hàn"

Trước khi chia tay, tôi hỏi chị D.T.H.Tr.: “Nếu có lời khuyên cho các cô gái muốn lấy chồng Hàn Quốc, chị sẽ khuyên gì?”. Không chần chừ, chị Tr. cho rằng các cô dâu Việt cần cố gắng học trước một ít tiếng Hàn, vì khi có vấn đề xảy ra, không biết tiếng Hàn sẽ rất khó khăn.

Khi đến Hàn Quốc, cố gắng liên hệ với tổ chức hỗ trợ gia đình đa văn hóa của địa phương để được tư vấn, hướng dẫn về văn hóa, pháp luật, quan hệ xã hội, sinh hoạt ở Hàn Quốc. Cố gắng làm việc, sống mẫu mực, đừng để người ta coi thường phụ nữ Việt Nam.

Nếu gặp nguy hiểm, phải biết tìm cách gọi cảnh sát để được giúp đỡ. Và nếu cảm thấy bế tắc, cần tìm cách liên hệ với gia đình, người thân để trở về nước, đừng mặc cảm, vì quê hương và gia đình luôn là chỗ dựa đón mình trở về. 

TRẦN MAI NHÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tạm biệt TP.HCM, chiến sĩ bưng tráp dạm ngõ 'hậu phương' sau khi hoàn thành lễ diễu binh 30-4

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ luyện tập và tham gia diễu binh, diễu hành trong lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP.HCM, chàng chiến sĩ đã bưng tráp sang dạm ngõ ‘hậu phương’.

Tạm biệt TP.HCM, chiến sĩ bưng tráp dạm ngõ 'hậu phương' sau khi hoàn thành lễ diễu binh 30-4

Chỉ cần nghe tiếng cười của em và con

Anh sợ một mai em buông tay, căn nhà này sẽ trống vắng không chỉ bởi thiếu đi tiếng cười.

Chỉ cần nghe tiếng cười của em và con

Khi gia đình mất kết nối

Một số gia đình đang bị mất kết nối khi vợ chồng chỉ còn là vỏ bọc bên ngoài, không thể nói chuyện cùng nhau. Ba mẹ với con cái cũng vậy.

Khi gia đình mất kết nối

Yêu hết mình, chia tay hết hồn!

Với không ít bạn trẻ, tiền bạc có thể không phải là thước đo tình yêu. Nhưng trong nhiều trường hợp, tài chính lại là phép thử cay đắng nhất.

Yêu hết mình, chia tay hết hồn!

Cô gái tặng hoa và chiến sĩ diễu binh: Vẫn giữ liên lạc, lời hứa hẹn chưa thể nói

Trong mùa đại lễ 30-4, khoảnh khắc cô gái tặng hoa cho chiến sĩ trong đoàn diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước bất ngờ gây sốt mạng xã hội.

Cô gái tặng hoa và chiến sĩ diễu binh: Vẫn giữ liên lạc, lời hứa hẹn chưa thể nói

Đừng bắt đàn ông phải mở 'hộp mù tâm lý'

Đàn ông không hề vô tâm, chỉ là do đang ưu tiên cho mục tiêu quan trọng hơn trong từng giai đoạn của cuộc đời. Họ thường nhìn sự việc một cách ngắn nhất, dễ nhất và ít phức tạp nhất.

Đừng bắt đàn ông phải mở 'hộp mù tâm lý'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar