25/02/2020 09:00 GMT+7
Trở lại chủ đề

Cô dâu Việt ở Hàn Quốc: Nửa muốn về, nửa lại không

LÊ THỊ THẢO (quê Nghệ An, cô dâu ở Hàn Quốc) - D.K.Thoa ghi
LÊ THỊ THẢO (quê Nghệ An, cô dâu ở Hàn Quốc) - D.K.Thoa ghi

TTO - Vẫn biết dịch bệnh là đáng sợ nhưng rốt cuộc chúng tôi vẫn phải tiếp tục duy trì mọi sinh hoạt bình thường hằng ngày.

Cô dâu Việt ở Hàn Quốc: Nửa muốn về, nửa lại không - Ảnh 1.

Một công nhân phun thuốc khử trùng tại một khu chợ ở Seoul - Ảnh: AFP

Những ngày này, chúng tôi vẫn thường nói đùa với nhau, ngoại trừ các cửa hàng bán khẩu trang và dung dịch vệ sinh rửa tay, còn tất cả doanh nghiệp đều bị thiệt hại kinh tế nặng nề vì dịch bệnh COVID-19.

Mặc dù mảng kinh doanh online của tôi không bị ảnh hưởng nhiều, nhưng mảng marketing bị ảnh hưởng rất lớn.

Mọi sự kiện tổ chức, gặp gỡ đối tác đều đã phải hoãn/hủy vì mọi người bây giờ rất ngại ra đường. Các con tôi vẫn đang ở nhà vì Chính phủ Hàn Quốc đã quyết định dời ngày bắt đầu học kỳ mới chậm lại tới 9-3.

Chiều nay 24-2, tôi tranh thủ nghỉ làm sớm, cùng chồng ra siêu thị mua lương thực và đồ dùng thiết yếu dự trữ cho gia đình. Theo chia sẻ của bạn bè tôi, tại nhiều siêu thị ở Daegu, các mặt hàng này đã bị "quét" sạch vì ai cũng có tâm lý đề phòng tình huống xấu nhất.

Theo tôi thấy có vẻ như trong dịch bệnh này người Hàn có đôi chút chủ quan ban đầu. Họ rất tự tin vào hệ thống y tế của mình và không ngờ dịch bệnh COVID-19 lại lan nhanh đến vậy.

Đặc biệt sau sự cố phát hiện ổ dịch trong nhà thờ của giáo phái Tân Thiên Địa tại Daegu và số người bệnh tăng vọt, tới chiều 24-2 đã là hơn 800 người, tâm lý lo lắng đã căng thẳng hơn rất nhiều.

Vì tại quận tôi đang sống ở Seoul vẫn chưa ghi nhận ca bệnh COVID-19 nào nên việc kinh doanh cửa hàng ăn uống của mẹ chồng và chồng tôi lúc này vẫn tạm ổn. Nhưng mọi sự chắc chắn sẽ khác nếu có ca bệnh nào xuất hiện ở đây.

Nhiều bạn bè tôi nói ở Daegu đã có rất nhiều nhà hàng, tiệm ăn phải đóng cửa vì làm gì còn ai muốn ra ngoài ăn ở đó lúc này nữa.

Vẫn biết dịch bệnh là đáng sợ nhưng rốt cuộc chúng tôi vẫn phải tiếp tục duy trì mọi sinh hoạt bình thường hằng ngày. Trong số các bạn bè tôi - những phụ nữ Việt sang đây lấy chồng Hàn Quốc, rất nhiều người muốn về Việt Nam lánh dịch lúc này.

Tối qua bố mẹ tôi cũng gọi điện giục về. Ông bà ngoại lo cho tôi và hai đứa con còn rất nhỏ (đứa 4 tuổi, đứa 1 tuổi), sợ rằng tình hình dịch ở Daegu cũng sẽ diễn biến khôn lường như ở Vũ Hán, Trung Quốc.

Thảo, đứa bạn thân nhất của tôi, cũng mới bế con về Việt Nam lánh dịch khoảng 4 ngày trước. Tối qua xem hình bạn chia sẻ đang nướng gà ăn với bố mẹ ở Hải Phòng, trong lòng mình cũng có chút phân vân, nửa muốn về, nửa lại không.

Mình bế con về chắc là được thôi, nhưng còn chồng mình? Rồi nữa, liệu bây giờ tất cả cũng như mình, đều kéo về Việt Nam thì liệu có gây ảnh hưởng gì không?

Mặc dù cho tới lúc này theo những thông tin tôi đọc trên báo chí Hàn Quốc, vẫn chưa ghi nhận trường hợp người Việt nào ở Hàn Quốc được xác định đã bị COVID-19, nhưng số lượng người Việt ở Hàn Quốc rất lớn.

Cho nên lúc này tôi nghĩ điều quan trọng nhất là phải làm sao đảm bảo an toàn phòng bệnh cho bản thân và cả nhà mình, hạn chế tới những nơi đông người và đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài.

Tôi cũng chưa nghĩ tới chuyện đưa chồng và các con về Việt Nam lánh dịch, có thể còn tùy diễn biến tình hình.

Người Hàn Quốc xếp hàng cả trăm mét đợi mua khẩu trang ở Daegu

TTO - Nhiều người ở Daegu đổ xô đi mua khẩu trang vì lo sợ COVID-19, trong khi nhiều hãng hàng không tạm ngừng các chuyến bay tới thành phố này.

LÊ THỊ THẢO (quê Nghệ An, cô dâu ở Hàn Quốc) - D.K.Thoa ghi

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phim Việt đã 'nhiều trăm tỉ'

Trong nửa đầu năm 2025, điện ảnh Việt Nam đã có chín phim đạt doanh thu trên 100 tỉ đồng. Đặc biệt một phim đã cán mốc 300 tỉ và bốn phim khác vượt qua cột mốc 200 tỉ.

Phim Việt đã 'nhiều trăm tỉ'

Để 'mỗi gia đình sinh 2 con' không chỉ là khẩu hiệu

TP.HCM là một trong những địa phương đầu tiên ghi nhận mức sinh dưới mức sinh thay thế và nay đang đối mặt với nguy cơ già hóa dân số.

Để 'mỗi gia đình sinh 2 con' không chỉ là khẩu hiệu

Khi trụ sở phường xa hơn

Các thủ tục hành chính, giấy tờ đã giảm thiểu và số hóa nhiều, cũng không mấy khi có việc phải trực tiếp lên phường làm gì nữa.

Khi trụ sở phường xa hơn

Xá lợi của Đức Phật

Những ngày này, nhiều nơi đang rộn ràng lễ rước và chiêm bái xá lợi Phật - một hoạt động trong khuôn khổ Đại lễ Phật đản Vesak Liên hợp quốc 2025 được tổ chức tại Việt Nam.

Xá lợi của Đức Phật

Nộp viện phí lúc nào?

Rất cần có những chính sách hỗ trợ tích cực cho bệnh viện công, nhất là khi đã có chủ trương miễn viện phí trong những năm sau 2030.

Nộp viện phí lúc nào?

Thực phẩm bẩn: Bệnh từ miệng mà ra

Những diễn biến gần đây về chất lượng vệ sinh thực phẩm cho thấy lỗ hổng trong quản lý đã lộ ra, thực phẩm bẩn, giả xuất hiện nhiều hơn.

Thực phẩm bẩn: Bệnh từ miệng mà ra
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar