04/02/2020 11:47 GMT+7

Có 'cẩm nang định hướng', Facebook của má tôi bắt đầu 'sạch' hơn

SƯƠNG
SƯƠNG

TTO - Cầm điện thoại của mình lên, lướt mạng thì dễ, làm sao chọn đọc và lọc được những tin có ích nhất là chuyện thật khó giữa rừng thật - giả, tốt - xấu lẫn lộn. Nhất là những ngày tràn ngập tin giật gân về dịch cúm như hiện nay.

Có cẩm nang định hướng, Facebook của má tôi bắt đầu sạch hơn - Ảnh 1.

Ngày xưa, khi nhỏ, tôi được gia đình bảo vệ khỏi những thông tin không phù hợp lứa tuổi. Thì bây giờ, tôi cũng phải bảo vệ gia đình trước mớ bòng bong thông tin trên mạng, không chắc phân biệt được đâu là thật, đâu là giả.

Má tôi đã tốt nghiệp đại học, má chưa đủ già để "không màng thế sự", nhưng không đủ trẻ để hiểu về thế giới mạng nhưng vẫn đủ thanh xuân để lướt Facebook mỗi ngày. Má tôi không có "hàng rào" đề kháng với tin giả và thiếu kỹ năng đọc và lọc thông tin báo mạng.

Giữa mớ bòng bong tin giả

Có một dạo, bà hay chia sẻ những thông tin về bắt cóc, về những chuyện cực kỳ thương tâm, những kiến thức y khoa kiểu lang băm... mà một người trẻ sẽ hiểu ngay rằng đó là dạng câu view của những người bán hàng online.

Vậy là nhà tôi phải "tổ chức" một buổi phổ cập kiến thức cơ bản về tin giả, giải thích nôm na về những tin giật gân, đăng hình ảnh thương tâm... để có nhiều người bấm vào trang.

Bà chấp nhận điều đó nhưng hoàn toàn không hiểu tại sao người ta lại cần được "like" được "share" nhiều để làm gì và tại sao phải giật gân, thậm chí dối trá để đạt được điều đó. Bà không hiểu rằng chính mình đã tiếp tay cho bọn xấu.

Từ đó, chúng tôi đề ra "cẩm nang định hướng" chơi Facebook trong nhà bao gồm: không chia sẻ bất cứ thông tin gì trên mạng, không chia sẻ lại ý kiến của người khác, chỉ post hình đi ăn, đi chơi, tự viết những status về cuộc sống, thiên nhiên, con người, phim ảnh, sách...

Thứ duy nhất được chia sẻ là các công thức nấu ăn; thông tin chỉ được cập nhật qua những kênh chính thống từ các tờ báo lớn, đài truyền hình tỉnh, quốc gia...

Tôi đã từng thử lấy Facebook của má để lướt news feed (nội dung trong cột chính trên trang) và thấy một điều rất kinh khủng rằng bạn bè trên Facebook của má tôi hầu hết cũng đều không có "đề kháng" với tin giả.

Đa phần những chia sẻ trên đó đều là tin giả, tin giật gân, không đủ cơ sở tin cậy hoặc... tin của vài năm trước. Mà càng đọc nhiều tin kiểu đó thì thuật toán của Facebook càng có xu hướng giới thiệu kiểu tin như vậy. Như cái ao tù, tin giả cứ luẩn quẩn trên news feed của nhiều người.

"Cẩm nang" lên mạng

Có "cẩm nang định hướng", Facebook của má tôi bắt đầu "sạch" hơn. Và mọi chuyện yên ắng cho tới khi dịch virus corona bùng phát. Sự sợ hãi, hoang mang, thông tin chính thống nhiều khi chậm vì chờ thời gian kiểm chứng... đã tạo ra môi trường thuận lợi cho tin giả bùng phát và lây lan.

Thông tin thật về dịch virus corona hằng ngày có thể đếm trên hai bàn tay còn tin giả thì hàng ngàn. Đã vậy, tin giả lại còn được phát tán từ trang Facebook của những người có vị trí xã hội, có ảnh hưởng đến số đông.

Chính sự áp đảo về số lượng của tin giả khiến tin thật bị trôi trên news feed. Và nhiều lúc tin chính thống chưa kịp đăng nên người đọc không có gì để kiểm chứng lại những thông tin trôi nổi trên mạng.

Má tôi mỗi ngày chỉ lên mạng khoảng một tiếng, khi đó trên news feed có gì, má tôi sẽ đọc tin đó. Nếu tin chính thống chưa kịp đăng thì bà hoàn toàn không có nguồn để kiểm chứng. Và bà sẽ off máy với một núi thông tin giả thật lẫn lộn chưa kiểm chứng.

Vậy nên mới có chuyện tôi đang đi ra ngoài, và nhận được cuộc điện thoại của má hỏi rằng "Cái tin một bệnh nhân ở Chợ Rẫy hết bệnh là đúng phải không?".

Nhà chúng tôi đã phải "ban bố tình trạng khẩn cấp", hơi cực đoan: tạm thời không tin bất cứ điều gì trên Facebook về dịch cúm. Và mỗi ngày, hai lần sáng tối, tôi lại cập nhật số liệu, tình hình của dịch cúm cho má, một cách làm của thời rất xa xưa khi thông tin khan hiếm.

Sau vài ngày, cuối cùng phương pháp hiện nay trong nhà là má tôi cứ lên mạng đọc tin rồi cuối ngày kể lại tất cả những tin gì bà đọng lại và tôi là người "kiểm duyệt", tin đó thật, tin đó giả, đôi khi giải thích tin đó giả ở chỗ nào.

Rốt cuộc, nhìn một cách tích cực, may sao giữa mớ bòng bong thông tin giả hoành hành, gia đình tôi nói chuyện với nhau nhiều hơn.

Đừng nhấn chìm nhau trong hoang mang!

Đọc bài viết "Dịch bệnh nào phải chuyện đùa" của bạn đọc Khánh Hưng (Tuổi Trẻ 1-2), tôi rất đồng tình với kiến nghị về việc đưa thông tin chính thức đến với cộng đồng để tránh sa vào bẫy tin giả.

Thông tin về loại virus cúm đang làm xào xáo cả thế giới mạng hai tuần qua. Cùng với những thông tin báo chí chính thống là vô số tin giả đang khiến cộng đồng mạng quay cuồng trong hoang mang do nhiễu loạn thông tin.

Ba yếu tố quan trọng để bước qua đại dịch nào cũng phải là sự bình tĩnh, đoàn kết và niềm tin. Và tôi có cảm giác người dân chúng ta đang bị lung lay ở chính ba "chân kiềng" này!

Dạo quanh một vòng các trang mạng hiện nay, dễ dàng bắt gặp vô số "thuyết âm mưu" thêu dệt đáng sợ về con virus xổng ra từ phòng thí nghiệm, "thuyết đồn đoán" về đại dịch diệt vong.

Bên cạnh đó là hàng loạt hình ảnh, clip về những xác sống bịt kín mặt mũi nằm chờ chết hoặc là những cú co giật, bẻ khớp đáng sợ trong một bộ phim kinh dị nào đó bị gán ghép có chủ đích.

Tin giả lan nhanh và nỗi hoang mang lớn dần. Chính những tin tức giả, dối đang tước đi cơ hội tiếp cận những thông tin hữu ích, thiết thực và tích cực để bảo vệ sức khỏe của chính mình và người thân.

Tương tự là câu chuyện về khẩu trang. Những hình ảnh phát khẩu trang miễn phí như một lời nhắc nhau về phòng dịch cho mình, cho cộng đồng.

Vậy mà tiếc thay, nhiều người vẫn chọn cách "ăn xổi ở thì" nâng giá khẩu trang 4-5 lần. Không chỉ là chuyện lòng tham, trục lợi cá nhân, họ còn gieo rắc hoang mang cho cộng đồng đang hơn bao giờ hết cần sự chung lòng chống dịch.

Bao điều thêu dệt, bịa đặt, xuyên tạc nương theo virus làm lung lay lòng tin và cộng đồng mất bình tĩnh. Họ kêu gào đóng cửa biên giới, chỉ trích cách ứng phó dịch bệnh mà quên mất rằng nguy cơ đại dịch là nỗi lo và nỗi đau chung.

Thông tin chính thức về chủng virus corona, cách phòng ngừa, cách sử dụng khẩu trang y tế đúng... đã và đang cập nhật chi tiết trên các trang báo. Ban chỉ đạo phòng chống dịch đã được thành lập ở nhiều tỉnh thành.

Những thông báo, khuyến cáo của ngành y tế đã được gửi đến người dân. Chúng ta đang chủ động phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp một cách quyết liệt và hiệu quả nhất có thể!

Chúng ta không cho phép sự lạc quan quá mức nhưng cũng đừng nhấn chìm mình trong mớ hoang mang hỗn độn của chính mình!

THANH NGUYỄN (Huế)

Giải mã 10 tin đồn về virus corona từ Đông sang Tây

TTO - Trong bất cứ cuộc khủng hoảng nào luôn xuất hiện những tin tức sai lệch vì nhiều lý do khác nhau, dịch virus corona cũng không ngoại lệ. Các chuyên gia liệt kê 10 hiểu lầm phổ biến hiện nay.

SƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nhạc sĩ Viết tiếp câu chuyện hòa bình bác thông tin đánh bản quyền VTV

Một số tin tức nổi bật: Sao Việt chia sẻ khoảnh khắc đáng nhớ nhân Ngày của mẹ; Nhiều phim cho Ngày của mẹ; Nguyễn Văn Chung bác bỏ thông tin đánh bản quyền VTV; 'Điên nữ' Seo Ye Ji khoe ăn bún chả, chuối Việt Nam.

Nhạc sĩ Viết tiếp câu chuyện hòa bình bác thông tin đánh bản quyền VTV

Bị đùa giỡn quá trớn trên mạng, hai hãng thức ăn nhanh lên tiếng cảnh báo

Gần đây xuất hiện hàng loạt tài khoản giả mạo trên các nền tảng Facebook và TikTok, đăng tải các nội dung đùa giỡn quá trớn, thiếu chuẩn mực khiến hãng thức ăn nhanh KFC Việt Nam và Jollibee phải ra thông báo khẩn.

Bị đùa giỡn quá trớn trên mạng, hai hãng thức ăn nhanh lên tiếng cảnh báo

Thực hư chuyện nhà hàng ở Cát Bà thu thêm 100.000 tiền 'phí thái độ'

Nhà hàng Trường Phát ở thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, TP Hải Phòng bị khách tố thu thêm 100.000 tiền 'phí thái độ'. Thực hư thế nào?

Thực hư chuyện nhà hàng ở Cát Bà thu thêm 100.000 tiền 'phí thái độ'

Tổng giáo phận TP.HCM cảnh báo hình ảnh Giáo hoàng Leo XIV tạo ra từ AI

Tổng giáo phận TP.HCM đăng cảnh báo trên Fanpage tổng giáo phận về việc nhiều người chia sẻ hình ảnh Giáo hoàng Leo XIV tạo ra từ AI gây nhiễu loạn thông tin.

Tổng giáo phận TP.HCM cảnh báo hình ảnh Giáo hoàng Leo XIV tạo ra từ AI

Tội phạm mạng nhắm vào học sinh, sinh viên: Giả công an, tạo Zoom, chiếm đoạt tiền tỉ

Nhiều học sinh, sinh viên bị lừa đảo qua mạng với thủ đoạn giả danh công an, viện kiểm sát, dọa liên quan án hình sự.

Tội phạm mạng nhắm vào học sinh, sinh viên: Giả công an, tạo Zoom, chiếm đoạt tiền tỉ

Kiểm tra cơ sở lòng se điếu: Chủ quán ‘bốc phét’ bộ lòng 20m thành 40m

Chủ cơ sở Lòng chát quán thừa nhận bộ lòng se điếu dài 40m được lan truyền trên mạng xã hội thực tế chỉ dài hơn 20m.

Kiểm tra cơ sở lòng se điếu: Chủ quán ‘bốc phét’ bộ lòng 20m thành 40m
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar