02/02/2020 13:29 GMT+7

Thực hư chuyện thuốc Song Hoàng Liên có thể trị virus corona?

BÌNH AN
BÌNH AN

TTO - Ngay sau thông tin các học viện hàng đầu Trung Quốc tuyên bố một loại thuốc có tên Song Hoàng Liên có thể "ức chế" chủng virus corona mới, dân Trung Quốc đổ xô đi mua dẫn tới tình trạng hết sạch hàng ở nhiều nơi.

Thực hư chuyện thuốc Song Hoàng Liên có thể trị virus corona? - Ảnh 1.

Loại thuốc Song Hoàng Liên được sử dụng để thanh nhiệt, giải độc - Ảnh chụp màn hình cnBeta.com

"Liệu y học cổ truyền Trung Quốc có thể giúp đối phó chủng virus corona mới ở Vũ Hán?", hay "Phải chăng một trong những tờ báo nhà nước có ảnh hưởng nhất của Trung Quốc đang ủng hộ loại hình giả khoa học và sự ảo vọng?"... là những câu hỏi đang nhận được nhiều sự quan tâm trên mạng xã hội Trung Quốc.

Những câu hỏi này nảy sinh sau khi hãng thông tấn Tân Hoa xã của Trung Quốc hôm 31-1 tường thuật Viện Dược vật học Thượng Hải và Viện Virus học Vũ Hán đã phát hiện loại thuốc Song Hoàng Liên (Shuanghuanglian) dạng lỏng của Trung Quốc có thể "ức chế" chủng virus corona mới (nCoV) gây bệnh viêm đường hô hấp cấp.

Song Hoàng Liên là một loại thuốc thường được dùng để chữa sốt, ho, viêm họng. Trong thuốc có các thành phần thảo dược vốn quen thuộc trong y học cổ truyền Trung Quốc như kim ngân hoa, hoàng cầm, liên kiều... Y học cổ truyền Trung Quốc tin rằng các thành phần này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc.

Thực hư chuyện thuốc Song Hoàng Liên có thể trị virus corona? - Ảnh 2.

Cảnh người dân xếp hàng dài đợi mua thuốc được trang Sina đăng tải

Nghiên cứu trên ngay lập tức được nhiều người tin tưởng vì cả hai viện trên đều là những học viện hàng đầu Trung Quốc, do nhà nước quản lý. Viện Dược vật học Thượng Hải và Viện Virus học Vũ Hán đều thuộc Viện hàn lâm khoa học Trung Quốc (CAS) - viện hàn lâm quốc gia chuyên về các ngành khoa học tự nhiên của Trung Quốc.

Nhiều bài đăng trên mạng xã hội Weibo cho thấy người dân Trung Quốc xếp hàng dài vào buổi tối bên ngoài các tiệm thuốc trên khắp nước này để mua Song Hoàng Liên. Thậm chí cảnh "cháy hàng" còn diễn ra trên trang thương mại điện tử Taobao, JD và Suning.

Thông tin về "thần dược" Song Hoàng Liên được công bố sau khi Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) phát một thông báo về điều trị chủng virus corona mới, trong đó đề nghị các cơ sở y tế “tích cực thúc đẩy vai trò của y học cổ truyền Trung Quốc trong điều trị bệnh”.

Thực hư chuyện thuốc Song Hoàng Liên có thể trị virus corona? - Ảnh 3.

Một người dán thông báo: "Chú ý! Thuốc Song Hoàng Liên dạng lỏng đã bán hết" - Ảnh chụp màn hình Weibo

Tuy nhiên, sau đó nhiều hoài nghi đã bùng lên, gồm của cả nhiều chuyên gia y tế, khi quá nhiều người đổ xô đi mua Song Hoàng Liên. Họ đặt ra câu hỏi liệu kết luận về khả năng "ức chế" virus corona của Song Hoàng Liên có dựa trên bằng chứng lâm sàng từ việc điều trị các bệnh nhân nhiễm chủng virus corona mới hay không.

Giữa bối cảnh đó, trang Nhân Dân Nhật báo - cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc - viết rằng: "Ức chế không có nghĩa là phòng chống và chữa trị". Tờ báo này cũng nhắc nhở công chúng không ồ ạt mua và uống Song Hoàng Liên mà không có sự giám sát của bác sĩ.

Trong khi đó, trang China Daily của Trung Quốc mới đây dẫn lại thông tin đầy đủ từ Viện Dược vật học Thượng Hải và Viện Virus học Vũ Hán cho biết nghiên cứu trên chỉ đang trong giai đoạn ban đầu và sẽ cần thêm các thử nghiệm lâm sàng. Thử nghiệm lâm sàng sẽ diễn ra tại Trung tâm lâm sàng y tế công cộng Thượng Hải và Viện y học Đồng Tế ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc.

Hôm 1-2, Đinh Hương Viên (Dingxiangyuan), một trang chia sẻ kiến thức y học phổ biến ở Trung Quốc, đã đăng một bài viết khuyến cáo mọi người không uống thuốc Song Hoàng Liên vì hiện còn thiếu bằng chứng lâm sàng để chứng minh sự hiệu quả của thuốc.

Bài viết cảnh báo Song Hoàng Liên có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như ngứa, phát ban, nôn mửa và tiêu chảy. Năm 2018, Cục Quản lý dược phẩm Trung Quốc đã cấm dùng thuốc này cho phụ nữ mang thai và trẻ em dưới 4 tuổi vì nguy cơ gây dị ứng.

Nhật Bản cô lập thành công virus corona

TTO - Với việc cô lập thành công virus corona, Nhật Bản sẽ bắt đầu quá trình phát triển văcxin phòng ngừa, thuốc chữa trị và thiết bị chẩn đoán nhanh virus corona.

BÌNH AN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tòa án Tối cao Mỹ chưa từng phủ nhận hiệu quả của vắc xin COVID-19

Mạng xã hội tại Anh lan truyền tin Tòa án tối cao Mỹ ra phán quyết vắc xin COVID-19 không phải vắc xin, trong khi các tổ chức xác minh đây là tin giả.

Tòa án Tối cao Mỹ chưa từng phủ nhận hiệu quả của vắc xin COVID-19

Mùa tuyển sinh nhiều chiêu lừa đảo, Sở Giáo dục TP.HCM ra thông báo khẩn

Chiều 16-5, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã gửi thông báo khẩn về chiêu lừa đảo mạo danh cán bộ tuyển sinh.

Mùa tuyển sinh nhiều chiêu lừa đảo, Sở Giáo dục TP.HCM ra thông báo khẩn

Khi đoạn clip trong video game biến thành cảnh máy bay Ấn Độ bị bắn rơi

Đoạn video từ trò chơi lan truyền với thông tin sai lệch, khiến nhiều người lầm tưởng là cảnh thực tế trong xung đột gần đây giữa Ấn Độ và Pakistan.

Khi đoạn clip trong video game biến thành cảnh máy bay Ấn Độ bị bắn rơi

Nữ sinh mất gần 3 tỉ sau cuộc gọi với người tự xưng công an

Sau khi nghe cuộc gọi tự xưng cán bộ công an, thông báo có liên quan đường dây tội phạm, nữ sinh viên chuyển gần 3 tỉ đồng cho kẻ lừa đảo.

Nữ sinh mất gần 3 tỉ sau cuộc gọi với người tự xưng công an

Không, Giáo hoàng Leo XIV chưa từng là một nghệ sĩ nhạc jazz

Thông tin Giáo hoàng Leo XIV từng là nghệ sĩ nhạc jazz lan truyền trên mạng xã hội, nhưng nhiều thông tin xác minh đây chỉ là trò đùa từ AI.

Không, Giáo hoàng Leo XIV chưa từng là một nghệ sĩ nhạc jazz

Một phụ nữ suýt chuyển hết tiền trong tài khoản cho công an giả

Ngày 15-5, Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết Công an phường Giếng Đáy (TP Hạ Long) đã kịp thời ngăn chặn vụ giả danh công an để lừa đảo.

Một phụ nữ suýt chuyển hết tiền trong tài khoản cho công an giả
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar