19/04/2018 17:09 GMT+7

Clip 'Obama' nói xấu Trump gây chấn động

NHẬT ĐĂNG - NGUYÊN HẠNH
NHẬT ĐĂNG - NGUYÊN HẠNH

TTO - Hiện đang lan truyền một clip 'cựu tổng thống Barack Obama' nhận xét về bộ phim đình đám Black Panther và nói xấu đương kim tổng thống Donald Trump. Thực hư clip này ra sao?

Bạn có tin cựu Tổng thống Obama nói những điều này? - Video: BUZZFEED

Mới đây, cư dân mạng được xem một video cựu tổng thống Mỹ Barack Obama nói về bộ phim Black Panther và tổng thống đương nhiệm Donald Trump. Hẳn nhiều người phải tin "sái cổ" vì đó là một dạng tuyên bố trước cộng đồng (PSA), có video, có giọng nói rất thật.

Nhưng thực tế, đây hoàn toàn là một sản phẩm dàn dựng, dùng trí tuệ nhân tạo.

Đoạn clip gây chấn động vì nó cho thấy trí tuệ nhân tạo có thể tạo ra một video clip hoàn chỉnh và giống thật đến như vậy.

Công ty sản xuất Peele của Jordan Peele và trang BuzzFeed đã hợp tác để "tạo" ra một đoạn video phát biểu của ông Obama.

Theo tạp chí công nghệ The Verge, Peele và BuzzFeed kết hợp hai sản phẩm trí tuệ nhân tạo (AI) một cũ, một mới: Adobe After Effects và ứng dụng FakeApp có khả năng thay đổi khuôn mặt.

"Obama" trong video ấy thực chất chính là Peele. Nhân vật này học theo ngữ điệu của ông Obama trong các bài phát biểu, diễn lại y chang, và cộng với các công cụ nêu trên để biến bản thân thành Obama trông như thật.

Trang BuzzFeed cũng giải thích về video do họ hợp tác, cho biết phải mất 56 tiếng để "huấn luyện" công cụ trí tuệ nhân tạo sao cho nó có thể bắt chước giống thật nhất.

Quyền năng FakeApp

FakeApp là ví dụ mới nhất cho thấy trí tuệ nhân tạo có thể tạo ra video giả như thật.

Đầu tiên, nó xuất hiện ầm ĩ trên mạng xã hội Reddit như một công cụ để tạo ra phim sex giả, trong đó gắn gương mặt người nổi tiếng vào diễn viên. Từ đó, công cụ này dĩ nhiên trở thành hung thần cho tin tức, vì nó thừa sức bẻ cong sự thật.

Từ trước tới nay, nhiều công cụ đã được làm ra và bị lợi dụng, nhưng giờ đây với trí tuệ nhân tạo toàn bộ tiến trình làm giả trở nên dễ dàng hơn. Hiện tại, hầu như bạn có thể chỉnh sửa hình, video, giọng nói, âm thanh… theo ý. Và lúc đó, thật - giả không thể phân biệt nổi.

Tin tức giả đã, đang, sẽ tiếp tục là vấn nạn của truyền thông - mạng xã hội. Và trong tương lai, thậm chí nó còn khủng khiếp hơn với sự tham gia của trí tuệ nhân tạo. 

Ở chiến tuyến ngược lại, các nhà khoa học cũng tạo ra những công cụ phát hiện trí tuệ nhân tạo làm ra tin giả. 

Nhưng tới lúc này, để không bị hiểu lầm, bản thân người dùng phải trang bị cho mình kỹ năng truyền thông.

TTO - Với hằng ha sa số thông tin thật giả lẫn lộn trên mạng hiện nay, đâu là cách phân biệt tin thật - tin giả?

NHẬT ĐĂNG - NGUYÊN HẠNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Xôn xao thông tin Ấn Độ công nhận phân và nước tiểu bò là thực phẩm

Mạng xã hội xôn xao vì bài đăng dẫn thông cáo cho rằng Chính phủ Ấn Độ cho phép dùng phân và nước tiểu bò làm thực phẩm.

Xôn xao thông tin Ấn Độ công nhận phân và nước tiểu bò là thực phẩm

Lò vi sóng tạo ra bức xạ, có gây hại khi hâm thức ăn?

Những cảnh báo lan truyền trên mạng xã hội cho rằng khi hoạt động, lò vi sóng phát ra bức xạ có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Lò vi sóng tạo ra bức xạ, có gây hại khi hâm thức ăn?

Xác minh tin đồn giải mật tài liệu vụ ông Putin thao túng FBI điều tra ông Trump

Gần đây mạng xã hội lan truyền cáo buộc ông Putin và bà Clinton hợp tác thao túng cựu giám đốc FBI để hạ uy tín ông Trump.

Xác minh tin đồn giải mật tài liệu vụ ông Putin thao túng FBI điều tra ông Trump

Dù là mô phỏng, video sập cầu kính vẫn thu hút hơn 249 triệu lượt xem

Video mô phỏng cảnh cầu kính sụp đổ khi có nhiều người đang đứng trên đó đang thu hút sự chú ý lớn trên mạng vì gây ấn tượng quá sốc.

Dù là mô phỏng, video sập cầu kính vẫn thu hút hơn 249 triệu lượt xem

Có thực Thủ tướng Israel dọa sẽ tấn công Pakistan ngay sau Iran?

Sau cuộc xung đột với Iran từ giữa tháng 6, trên mạng xuất hiện một đoạn video phỏng vấn trong đó thủ tướng Israel đe dọa sẽ tước bỏ vũ khí hạt nhân của Pakistan.

Có thực Thủ tướng Israel dọa sẽ tấn công Pakistan ngay sau Iran?

Ông Duterte chỉ còn 'da bọc xương' trong bệnh viện?

Mạng xã hội lan truyền ảnh cựu tổng thống Philippines Rodrigo Duterte nằm trên giường bệnh, trông ốm yếu và đang truyền dịch.

Ông Duterte chỉ còn 'da bọc xương' trong bệnh viện?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar