25/07/2019 18:11 GMT+7
Trở lại chủ đề

'Chuyển từ khai thác sang nuôi biển để giữ tài nguyên cho đời sau'

K.NAM
K.NAM

TTO - 'Cả nước có trên 110.000 tàu cá, hàng triệu lao động, ta khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên. Đã đến lúc chuyển từ khai thác sang phát triển nuôi biển, để giữ tài nguyên cho đời sau', Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói.

Chuyển từ khai thác sang nuôi biển để giữ tài nguyên cho đời sau - Ảnh 1.

Công nhân lựa cá tại cảng Tắc Cậu, huyện Châu Thành (Kiên Giang) trước khi đưa đi tiêu thụ-Ảnh: K.NAM

Chiều 25-7, đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn do Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường dẫn đầu đã có chuyến khảo sát và làm việc với lãnh đạo Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Kiên Giang xung quanh hoạt động khai thác, nuôi trồng thủy - hải sản, lĩnh vực trồng lúa hữu cơ công nghệ cao, lĩnh vực và tình hình sạt lở bờ biển.

Ông Nguyễn Văn Tâm, giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang cho biết, hiện tại tỉnh này có 9.845 tàu cá, trong đó có 3.991 tàu công suất lớn đánh bắt xa bờ với 5 nhóm nghề trong đó có 2 nhóm nghề chính chiếm hầu hết số tàu cá là lưới kéo (cào chiếc, cào đôi) và lưới rê.

Thời gian vừa qua, tình hình tàu cá Kiên Giang vi phạm quy định đánh bắt hải sản tiếp tục diễn biến phức tạp. Để kéo giảm tình trạng này, ngành nông nghiệp tỉnh Kiên Giang đã tiến hành lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho 2.174 tàu đánh bắt xa bờ (có chiều dài thân tàu từ 15m trở lên).

Ngoài ra, các tàu cá cố tình vi phạm đánh bắt hải sản IUU (đánh bắt trái phép, không khai báo...) còn phạt cao nhất tới 1 tỉ đồng, rút giấy phép khai thác...

Nguyên nhân của tình trạng tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài chủ yếu do ngư trường trong nước cạn kiệt. Giải pháp lâu dài và khả dĩ cho vấn đề này là giảm công suất tàu, giảm sản lượng khai thác, tăng diện tích nuôi biển áp dụng công nghệ cao. Vùng biển có tiềm năng phát triển nuôi thủy sản là Nam Du và Phú Quốc-Thổ Châu.

Ông Nguyễn Ngọc Oai, quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho rằng, để duy trì nghề khai thác, Kiên Giang phải tìm cách giảm đội tàu lưới kéo (hiện chiếm 30% cả nước) - đối tượng vi phạm vùng biển nước ngoài nhiều nhất. Đây mới chính là vấn đề cần giải quyết.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường khẳng định, mô hình nuôi biển công nghệ cao phải được nhân rộng để phát triển kinh tế biển bền vững. Ta hạn chế khai thác IUU (Illegal, unreported and unregulated fishing - hoạt động đánh bắt cá trái phép, không báo cáo và không được quản lý) không phải để gỡ "thẻ vàng" của Uỷ ban châu Âu (EC), mà cái chính và lâu dài là giữ gìn nguồn tài nguyên biển cho các thế hệ sau.

Về lĩnh vực trồng lúa, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng không nên mở rộng diện tích, mà phải tập trung đầu tư sản xuất lúa sạch, lúa hữu cơ để tăng giá trị hạt gạo, hình thành chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ để tạo ra giá trị cao nhất.

TTO - Dự kiến quý 1-2019 đề án về "cấm biển" sẽ được ban hành trong đó cấm, hạn chế khai thác hải sản tại khoảng 20 khu vực vùng biển ven bờ.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ức chế xe chạy kiểu 'rùa bò', không giữ khoảng cách trên cao tốc

Nhiều tài xế lo ngại với tình trạng xe tải nặng, xe đầu kéo chạy dưới tốc độ cho phép, kiểu “rùa bò” trên các đoạn cao tốc từ Vĩnh Hảo đến Dầu Giây.

Ức chế xe chạy kiểu 'rùa bò', không giữ khoảng cách trên cao tốc

Tờ rơi rải nhiều nơi, dân sợ tín dụng đen trỗi dậy ở Nha Trang

Tình trạng tờ rơi rải đầy kèm số điện thoại “cho mượn tiền” trên nhiều đường, hẻm ở phường Tây Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa đang khiến người dân lo sợ tái diễn nạn “tín dụng đen” được “xã hội đen” bảo kê.

Tờ rơi rải nhiều nơi, dân sợ tín dụng đen trỗi dậy ở Nha Trang

Kiến nghị không hồi tố với dự án đã đóng đủ tiền đất trước 1-8-2024

Viện Kinh tế tài nguyên và môi trường TP.HCM kiến nghị không hồi tố các quyết định về tiền đất của cấp tỉnh đối với các dự án đã đóng đủ trước ngày 1-8.

Kiến nghị không hồi tố với dự án đã đóng đủ tiền đất trước 1-8-2024

Đề xuất giảm mạnh tiền chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở

Bộ Tài chính đề xuất áp dụng mức thu 30-50% phần chênh lệch giá đất khi hộ dân chuyển đất nông nghiệp sang đất ở, nhằm giảm gánh nặng tài chính do bảng giá đất mới tăng cao.

Đề xuất giảm mạnh tiền chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở

Dùng máy thổi bụi mù mịt trên công trường làm đường cao tốc Hòa Liên - Túy Loan

Công nhân sử dụng máy nén khí thổi bụi bay mù mịt trên công trình làm đường cao tốc Hòa Liên - Túy Loan (Đà Nẵng).

Dùng máy thổi bụi mù mịt trên công trường làm đường cao tốc Hòa Liên - Túy Loan

Dân bức xúc vì nhà bị 'bủa vây' bởi 2 đường dây điện trung thế

Một số hộ dân sống ở mặt tiền quốc lộ 1, xã Hàm Tân, tỉnh Lâm Đồng lo lắng về an toàn khi có thêm một đường dây điện trung thế đang thi công qua nhà mình.

Dân bức xúc vì nhà bị 'bủa vây' bởi 2 đường dây điện trung thế
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar